Take a fresh look at your lifestyle.

CHƯƠNG 6: SỰ CHUỘC TỘI ĐỜI ĐỜI

914

 

Cho tới bây giờ, tôi đã nói về thái độ trong lòng của một người có thể nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.
Buổi sáng và buổi tối nay, tôi muốn nói cho các bạn một cách đặc biệt là làm sao mà tội-lỗi của chúng ta có thể thật sự và hoàn toàn được chuộc lại. Những điều được viết nhiều trong Kinh Thánh, từ Sáng-thế ký cho đến Khải-huyền mà tôi xin vừa nói về điều đó vừa tìm nhiều chỗ trong Kinh Thánh rồi ghép lại với nhau mà có liên quan đến sự cứu chuộc.
Đồng thời, khi các bạn nghe tôi hỏi, xin hãy trả lời những câu hỏi đó trong lòng của bạn. Tôi mong muốn rằng sáng nay sẽ rất lợi ích và quý cho tất cả các bạn. Tôi hy vọng rằng Ngôi-lời sẽ có một chỗ trong lòng bạn, không phải bởi sự hiểu biết, nhưng bởi đức-tin. Không phải lý thuyết, nhưng là thực tế.
Chúng ta sẽ bắt đầu đọc Kinh Thánh Hê-bơ-rơ đoạn 10 từ câu 1.

“Vả, luật-pháp chỉ là bóng của sự tốt-lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế-lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được. Nếu được, thì những kẻ thờ phượng đã một lần được sạch rồi, lương tâm họ không còn biết tội nữa, nhân đó, há chẳng thôi dâng tế-lễ hay sao? Trái lại, những tế-lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội-lỗi. Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội-lỗi đi được. Bởi vậy cho nên, Đấng Christ khi vào thế gian, phán rằng: Chúa chẳng muốn hy sinh, cũng chẳng muốn lễ-vật, nhưng Chúa đã sắm-sửa một thân thể cho tôi. Chúa chẳng nhậm của-lễ thiêu, cũng chẳng nhậm của-lễ chuộc tội. Tôi bèn nói: Hỡi Đức Chúa Trời, nầy tôi đến – trong sách có chép về tôi – Tôi đến để làm theo ý muốn Chúa. Trước đã nói: Chúa chẳng muốn, chẳng nhậm những hy-sinh, lễ-vật, của-lễ thiêu, của-lễ chuộc tội, đó là theo luật-pháp phán dạy; sau lại nói: Đây này, tôi đến để làm theo ý-muốn Chúa. Vậy thì, Chúa đã bỏ điều trước, đặng lập điều sau. Ấy là theo ý-muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus-Christ một lần đủ cả.” (Hê-bơ-rơ 10:1-10)

Bây giờ chúng ta sẽ đọc thêm một phần nhỏ nữa từ câu 11-18.

“Phàm thầy tế-lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của-lễ đồng một thức, là của-lễ không bao giờ cất tội-lỗi được, còn như Đấng này, đã vì tội-lỗi dâng chỉ một của-lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đương đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế- lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn-vẹn đời đời. Đức Thánh Linh cũng làm chứng cho chúng ta như vậy; vì đã phán rằng: Chúa phán: Nầy là giao-ước ta lập với chúng nó. Sau những ngày đó, ta sẽ để luật-pháp ta vào lòng chúng nó và ghi-tạc nơi trí khôn, lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội-lỗi gian ác của chúng nó nữa. Bởi hễ có sự tha-thứ thì không cần dâng của-lễ vì tội-lỗi nữa.” (Hê-bơ-rơ 10:11-18)

Tôi đã đọc tới câu 18.
Các bạn thân mến. Tôi sống ở Deachidong, Gangnamgu, Seoul. Từ nhà tôi có thể đi bộ đến sân vận động Olympic. Trong suốt thời gian đại hội thể thao Châu Á vừa rồi, khi các vận động viên đang thi đấu như là chạy marathon, những con đường đều bị chặn lại và rất bất tiện. Dòng đầu tiên trên tất cả các tờ báo đều nói rằng đại hội thể thao Châu Á là một thành công lớn. Ở trong phòng điện toán, những trường hợp mà xử lý bằng máy vi tính thì rất phát triển nên có thể đo thời gian đến 1/100 giây và thông báo kỷ lục trong tích tắc. Trước đây, con người đã tạo ra chất bán dẫn và bây giờ đã được sử dụng trong mọi thứ. Chất bán dẫn được xem là vô dụng bởi vì nó không phải là chất dẫn điện và cũng không phải là chất cách điện. Tuy nhiên, đời sống của chúng ta trở nên rất thuận tiện từ khi chất bán dẫn được phát triển. Máy vi tính, máy tính bỏ túi, và nhiều sản phẩm tương tự khác đã trở thành một bộ phận trong công việc và giải trí. Cho nên, ngày nay chất bán dẫn đã trở nên một phần không thể tách rời ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Nhiều máy móc hữu ích đã được chế tạo và cải tiến qua việc phát minh ra chất bán dẫn. Bây giờ chúng ta đang quay phim. Tôi cảm thấy rằng thế giới trở nên rất gần gũi với cuộc sống. Khi ở nhà, bất cứ khi nào tôi cũng có thể xem phim về nhóm bồi linh và truyền giảng của chúng ta. Điều đó rất tốt khi nhìn lại những điều mà tôi đã quên từ các buổi nhóm đã được ghi lại và để lại cho thế hệ sau. Thậm chí bây giờ tôi cũng nhìn thấy những người cầm máy quay phim đi xung quanh để quay phim. Tôi chắc rằng họ đã quay khuôn mặt của tất cả các bạn. Cho phép chúng tôi đặt khuôn mặt của các bạn vào trong máy và cho tôi xem lại các bạn bất cứ khi nào tôi nghĩ về các bạn.
Với công nghệ y học tiên tiến, thậm chí chúng ta có thể quay những bộ phận trong cơ thể mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt như là tim, gan và dạ dày. Tuy nhiên, thật không may, con người không thể làm những cái máy mà có thể nhìn thấy ở trong lòng của con người. Tôi không biết khi nào thì những máy đó được chế tạo, nhưng khi có máy đó tôi sẽ mua một cái cho dù đắt như thế nào. Tôi sẽ mua máy đó và sẽ đặt ngay cổng vào Hội Thánh của chúng tôi. Khi các anh em, chị em đi vào từng người một, tôi sẽ ngồi bên màn hình và theo dõi. Giống như những nhân viên làm khi bạn đi máy bay. Họ đặt hành lý của các bạn trên băng chuyền và kiểm tra khi chúng đi qua. Họ kiểm tra bằng tia X-quang. Khi bạn đi đến Hội Thánh, tôi sẽ đặt một cái ghế và ngồi bên cái máy. Ồ! người này là ai hả? À! Là anh em Kim, là anh em Lee, là người chấp sự. Được rồi, chúng ta sẽ lấy những tấm hình.
“Trưởng lão Kim! Trong lòng ông vẫn còn có tội. Ông hãy đến đây. Nhìn đi, đây là hình mà chúng tôi đã chụp trong lòng của ông. Trưởng lão Kim, thấy không? Ông vẫn còn có những tội dơ dáy. Hãy ăn năn đi.”
Các bạn thân mến, như vậy có tốt đẹp không?
“Trưởng lão Kim hãy đến ở đây. Chúng ta sẽ nhìn xem đức-tin của ông tốt hay xấu. Chúng ta sẽ chụp một bức ảnh.” Click…
“A! Ông Kim, tất cả các tội-lỗi của ông đã được sạch.”
Nếu có thể làm được như vậy, tôi nghĩ rằng nhiều người sẽ muốn đến để nhìn xem liệu rằng tội-lỗi của họ đã được sạch hay chưa. 5000 Won một tấm hình thì có mắc không? Có lẽ tôi sẽ giảm giá cho các bạn. 1000 Won thì như thế nào? Dù sao đi nữa thì có một cái máy như vậy cũng rất tuyệt. Con người suy nghĩ và sắp đặt kế hoạch theo cách mà họ muốn. Họ không biết gì về lòng của họ. Phải xem xét lòng mình có tội nhiều bao nhiêu hay không có tội. Họ cần phải kiểm tra lòng của họ. Mà ở thế gian không có gì để nhìn thấy lòng con người. Trong Kinh Thánh nói rằng:

“Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giê-rê-mi 17:9)

Ngôi-lời nói rằng không có ai biết được trong lòng. Thế nhưng một sự thật hết sức thú vị là Ngôi-lời trong Kinh Thánh là cái gương cho lòng của chúng ta. Một lần, có một phụ nữ đi từ Hàn Quốc đến Đức làm y tá. Phụ nữ này luôn luôn đi nhà thờ nhưng sau khi đến Đức, cô đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và được sanh-lại. Các bạn thân mến, bởi vì cô ấy được sanh-lại trong nước Đức, điều này có nghĩa là cô ấy thuộc về sự cứu của nước Đức không? Mặc dù các bạn được cứu ở nước Hàn Quốc hay nước Đức thì đều giống nhau. Không có những điều như là sự cứu thuộc về thế gian, sự cứu được làm trên nước Thiên-đàng. Mặc dù các bạn nhận được sự cứu ở nước Đức cũng là sự cứu thuộc về nước Thiên-đàng.
Sau khi chị em đó nhận được sự cứu thì rất vui và nói với giáo sĩ nước Đức rằng: “Ở Hàn Quốc có mục sư nào dạy về sự tha-thứ tội-lỗi như thế này không?” Giáo sĩ đó nói với cô hãy tìm mục sư O.S. Park ở Daegu. Giáo sĩ đó cũng nói với cô rằng nếu đi đến nơi mục sư Park thì có thể nghe về sự tha-thứ tội-lỗi. Sau đó, từ nước Đức cô đã viết thư cho tôi.
“Thưa mục sư Park. Tôi đã được cứu qua điều này và điều kia. Tôi biết mục sư qua một giáo sĩ ở nước Đức. Xin hãy nói cho tôi biết những buổi nhóm truyền giảng mà mục sư sẽ tổ chức.”
Chúng ta tổ chức 3 hay 4 lần nhóm truyền giảng trong một năm ở các thành phố lớn, và nhiều lần nhóm truyền giảng nhỏ ở các Hội Thánh địa phương. Tôi nhận được thư khi chúng ta có nhóm truyền giảng lớn ở Daegu. Tôi viết thư hồi âm cho cô và nói rằng sắp tới chúng ta nhóm truyền giảng ở Daegu liên tục trong một tuần. Chị em này muốn mời cha của mình tham dự nhóm truyền giảng nên đã tốn rất nhiều tiền gọi điện thoại cho cha từ nước Đức. “Cha ơi, cha ơi. Xin cha hãy tham dự nhóm truyền giảng của mục sư Park ở Daegu.”
Cha của chị em sống ở Namhae thuộc phía Nam tỉnh Kyungsang. Ông ta là giám đốc của tổng công ty tàu tốc hành Namhae. Ông đã tham dự vào một Chùa thuộc về đạo nho giáo và luôn luôn nói rằng đây là những điều mà Khổng Tử nói, đây là những điều mà Mạnh Tử nói. Ông ta rất già. Khi con gái của ông từ nước ngoài xa xôi tốn tiền rất nhiều để gọi điện thoại và rất tha thiết xin mời ông tham dự nhóm truyền giảng, ông không có cách nào để từ chối. Ông chưa bao giờ muốn đi đến những người tin Jêsus. Trong cuộc đời của ông. Ông chưa bao giờ muốn đi đến những nơi mà có người tin Jêsus. Ông đang lưỡng lự, và con gái của ông lo lắng về ông vì thế chị em đó đưa cho một người bạn sắp được đi nghỉ hè và về nước phí tổn và phó thác cha mình.
“Tôi sẽ trả cho chị một nửa chi phí đi du lịch nếu chị đi đến Hàn Quốc và ở đó chị dẫn ba tôi đến dự nhóm truyền giảng của mục sư Park.”
Do đó ba của chị em đó đã bị lôi kéo đến nhóm truyền giảng một cách miễn cưỡng, giống như một con thú bị dẫn đến lò mổ. Để cho con gái của ông biết rằng ông có đến tham dự nhóm truyền giảng, ông đã đi đến chỗ tôi và chào tôi.
“Con gái của tôi thì Choi… và tôi cũng Choi…”
Nhóm truyền giảng cứ tiếp tục, nhưng ông không tìm thấy một chút gì là thích thú.
Ông nhận xét tất cả những gì họ nói là về một Chúa Jêsus làm giỏi, làm giỏi chứ không có nói điều gì đặt biệt khác. Mặc dù nhóm truyền giảng chưa kết thúc mà ông muốn đi về nhà. Nhưng ông nghĩ rằng con gái của ông ở nước ngoài đã mời ông tha thiết như vậy mà nhóm truyền giảng chưa kết thúc nhưng ông đi về thì con gái ông buồn dường nào nên ông chỉ chờ đợi ngày kết thúc. Vì thế lòng ông rất khó chịu và luôn luôn nhăn nhó. Nhưng bất cứ khi nào ông gặp tôi, ông luôn nói rằng:
“Ồ, mục sư! Mục sư vất vả nhiều quá. Mặc dù vất vả nhiều mà phải có ý nghĩa.”
Ông buồn chán bởi vì không có nói chuyện với người nào. Ông ngồi chỗ này chỗ kia. Ông đi đến nơi này ngồi nghe rồi lại đi đến chỗ khác ngồi nghe. Nhóm truyền giảng sẽ kết thúc vào ngày thứ sáu và hôm đó đang là buổi tối thứ năm. Sau khi giảng xong, tôi hỏi có ai muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì xin hãy đi đến đây, nhưng ông già này không đi đến.
Nhóm truyền giảng được tổ chức tại trên núi và nhiều người tập trung lại để nói chuyện về sự tha-thứ tội-lỗi. Trời rất tối nên ông già không thể đi ra ngoài và ông cũng không biết ai cả nên ông đi ra đi vào, đi về phía trước và đi ra phía sau. Sau một thời gian, ông tò mò và đi đến chỗ chúng tôi. Những người cứ tiếp tục nói. Ông đi đến phía sau phòng và ngồi xuống. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã hành động một cách kỳ lạ. Chúng ta nói nhiều điều nhưng mặc dù chỉ có một câu vào trong lòng của một người thì người đó có thể thay đổi hoàn toàn. Ngôi-lời có quyền năng nên buổi tối thứ năm ông ngồi xuống nghe và đã hiểu được bí mật của sự tha-thứ tội-lỗi rồi. Halêlugia! Sau đó ông muốn chúng tôi tổ chức nhóm truyền giảng lâu hơn. Ông rất biết ơn và ông không thể ngưng cười được. Sau đó ông trở về Namhae.
Thời gian trôi qua và tôi nhận được một cú điện thoại.
“Mục sư Park! Tôi không thể nói mục sư đi đến Namhae vì cớ tôi, nhưng nếu có sự việc gì mà mục sư đi ngang qua đây thì xin hãy ghé chỗ tôi.”
Vì ông nói với tôi một cách chân thành như vậy, do đó tôi đã quyết định đi đến. Tôi lái xe đến trước cánh cổng, chạy một vòng xung quanh nhà và dừng lại trước cánh cổng một lần nữa. Ông rất vui mừng khi thấy tôi. Có một điều ngại khi tôi đi đến Namhae, Choongmu, đi đến Busan cũng vậy. Bởi vì những người sống gần biển luôn thích thịt cá sống, thế nhưng tôi không thích món ăn đó nhiều. Họ cho rằng chính họ thích nên khi tôi đến tất cả mọi người đều dọn món ăn đó cho tôi ăn khi tôi thăm viếng họ. Con bạch tuột đang ngoe nguẩy trên dĩa mà họ xin mời: “Mục sư ơi ăn đi.” Dù sao đi nữa họ vẫn nói rằng nước ở Namhae là sạch nhất trong nước Hàn Quốc và hải sản của Namhae là hấp dẫn nhất. Ông chuẩn bị cho tôi một bữa ăn rất ngon với cả tấm lòng của ông. Ông nói với tôi rằng:
“Mục sư ơi, điều thích thú nhất trong đời sống của tôi là thức dậy vào buổi sáng sớm và lấy cung tên đi tập bắn với những người già trong làng. Nhưng sau khi nhóm truyền giảng, chỉ trong một tháng, tôi đã đọc hết Kinh Thánh Tân-ước và Cựu-ước.”
Ngược lại với thời gian trước đây, ông thường đi tập bắn nhưng bây giờ lại đọc Kinh Thánh. Điều mà ông chưa bao giờ làm. Đó là một điều kỳ lạ mà Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm. Ông đã nhận xét:
“Mục sư ơi, có vài câu chuyện kỳ lạ trong Kinh Thánh.”
“Đó là những câu chuyện nào?”
“Mục sư biết không, tôi đã chờ đợi mục sư để hỏi về điều này. Tôi thường đi đến những ngôi chùa Nho Giáo và đọc giáo lý của Khổng Tử. Khổng Tử luôn nói những điều như lòng chịu đựng, lòng nhân từ thì không có kẻ thù nào. Ông nói những điều rất quý báu. Nhưng Ngôi-lời của Đức Chúa Trời thì cũng rất tốt, mà trong Kinh Thánh, có những câu chuyện đáng hổ thẹn.”
“Ông nghĩ gì về những câu chuyện đó?” Tôi hỏi.
“Khi tôi đọc Kinh Thánh, tôi thấy rằng một người đàn ông đã quan hệ với con dâu của mình, và những con gái đã quan hệ với chính cha của họ. Lí do tại sao họ lại ghi chép những câu chuyện đáng kinh tởm ở sách thánh-khiết này?”
Các bạn ơi, đó là câu chuyện của Giu-đa đã quan hệ với con dâu của mình là Ta-ma và sanh con. Lót đã quan hệ với hai con gái của ông. Có nhiều anh trai đã quan hệ với em gái của họ.
“Tôi nghĩ rằng Kinh Thánh là một cuốn sách thánh-khiết. Trong đó chỉ có những câu chuyện tốt. Tuy nhiên trong Kinh Thánh lại có các chuyện ghê gớm. Những câu chuyện mà làm cho mặt tôi đỏ lên và không thể đọc tiếp được. Mục sư ơi, tại sao vậy? Tại sao Kinh Thánh ghi chép những câu chuyện như thế này?”
Tôi đã nhận hết những câu hỏi lạ như vậy và không biết trả lời những câu hỏi này bằng cách nào. Một ngày kia, có một thầy giáo hỏi những học sinh của ông rằng:
“Các em, nếu các em có muốn hỏi điều gì thì hôm nay hãy hỏi thầy đi.”
“Thầy ơi! Có bao nhiêu sợi tóc trên đầu của thầy?”
“Cái thằng này không được hỏi những câu hỏi như vậy. Hãy hỏi những câu hỏi chỉ trong bài học đi.”
“Thế thì có bao nhiêu từ trong cuốn sách này?”
Tôi đang nói về những câu hỏi đại khái như vậy. Ông này theo Chúa một cách chân thật. Ông bỏ hết tất cả những gì quý của mình trong thời gian trước đây và chuyển đức-tin đến nơi Chúa Jêsus. Nếu ông là một người mà tôi thường nói chuyện, tôi sẽ nói rằng tôi cũng không biết về những điều đó mà. Nhưng với ông, tôi không thể nói được là tôi không biết. Những mục sư thường vấp vào những tình huống lúng túng như thế này. Rất ngắn gọn, tôi nhắm mắt lại và cúi đầu xuống. “Đức Chúa Trời ơi, tôi tớ của Ngài là một người ngu dốt đến nỗi không thể trả lời những câu hỏi của ông này.” Đây là câu hỏi mà ông đã hỏi con lần đầu tiên trong cuộc đời của ông. Xin ban cho con sự hiểu biết để trả lời những câu này. Khi lần thứ hai tôi nhắm mắt lại, Đức Chúa Trời ban cho tôi nhận ra rằng ông Choi ơi, đó là điều khác nhau giữa Kinh Thánh và tất cả những cuốn sách khác. Có phải do trong Kinh Thánh có những câu chuyện kinh tởm như vậy đã làm cho Kinh Thánh khác với những cuốn sách khác? Không phải.
Các bạn thân mến, chúng ta giả sử rằng tôi đã trở nên một người già và chết. Khi tôi sống trong thế gian này, tôi đã làm những điều tốt và những điều xấu. Trong khi tôi sống ở thế gian có làm việc tốt, có làm việc xấu nhưng những người anh em đào tạo hoặc là những người mục sư hoặc là các con cái của tôi khi viết về tôi thì viết rằng: Mục sư Park đã làm việc này việc kia, tất cả điều là điều tốt, không có viết những điều xấu phải không? Những điều xấu có thể che giấu được thì che giấu. Trái lại Kinh Thánh là một tấm gương để soi lòng của chúng ta. Kinh Thánh tỏ ra và viết về lòng chúng ta một cách chính xác như ở trong lòng chúng ta hiện có. Những người mặc dù trong lòng họ có suy nghĩ về dâm dục nhưng giả bộ là người đàng hoàng, phải vậy không? Mặc dù có lòng ghét những người khác, mà vừa cười vừa nói xin chào cách mỉa mai.
Các bạn ơi, trong Kinh Thánh có nói về nhiều loại câu chuyện. Và đó là những câu chuyện về dâm dục và dơ bẩn. Đó là vì trong lòng của chúng ta cũng có những điều đó. Cha chồng ngủ chung với con dâu và cha ngủ chung với con gái. Tôi tin rằng các bạn sẽ không làm như vậy. Nhưng các bạn ơi, trong lòng của tất cả chúng ta đều có lòng dâm dục. Kinh Thánh đã ghi chép về điều này để tỏ ra diện mạo của chúng ta và làm cho chúng ta nhận biết tội-lỗi. Nếu trong lòng của chúng ta không có những điều dơ dáy, thì những câu chuyện dơ dáy này cũng không cần được ghi chép. Bởi vì lòng của chúng ta đầy những điều dơ dáy nên Kinh Thánh tỏ ra mọi thứ và chỉ ra lòng của chúng ta. Khi ông nghe tôi giải thích, ông nói rằng:
“Đúng rồi, thật sự Kinh Thánh là lẽ thật. Giáo lý của Khổng Tử nói nhiều về thể diện, nhưng Kinh Thánh là lẽ thật.” Từ lúc đó ông đọc Kinh Thánh nhiều hơn nữa.
Các bạn thân mến, buổi sáng hôm nay tôi không muốn nói cho các bạn nghe về những điều như chúng tôi sẽ xây một nhà thờ đẹp, hay những kế hoạch trong Hội Thánh của chúng tôi. Tôi muốn nói cho các bạn về một vấn đề đang ở trong lòng bạn mà chính bạn không biết gì về điều đó hết. Nếu tôi có thể nói nhìn này, đây là lòng của bạn và chỉ cho bạn thấy lòng của mình thì rất tốt nhưng tôi không thể làm như vậy được.
Sau khi giảng xong vào buổi tối đầu tiên, tôi đi xuống hội trường. Một sinh viên hỏi rằng:
“Mục sư ơi, tội-lỗi là gì? Xin mục sư vui lòng nói cho con nghe về tội-lỗi.”
Sau đó tôi giải thích cho người này về tội-lỗi.
“Mục sư ơi!” Sinh viên đó nói: “Làm sao đó là tội-lỗi được?”
Vì chúng ta không thể nhìn thấy tội-lỗi bằng mắt của mình, nên tôi không tỏ ra cho sinh viên rằng đây là tội-lỗi, nhưng tội-lỗi vẫn đang tồn tại. Nếu các bạn có thể vẽ tội-lỗi ở trong lòng của các bạn thì lúc đó các bạn dễ dàng nhận ra hình dạng tội-lỗi. Lúc đó con người nói rằng: A ha, hình dạng tội-lỗi thì thấy giống như thế này. Ví dụ, khi các bạn lấy máu của một người bị bệnh thương hàn và nhìn dưới kính hiển vi thì các bạn có thể nhìn thấy vi khuẩn thương hàn đang di chuyển. Nếu các bạn có thể lấy tội-lỗi của mình và thấy nó thì có tốt đẹp không? Thậm chí nếu các bạn lấy tia X-quang hay lấy máu và kiểm tra thì cũng không thấy tội-lỗi. Mặc dù tội-lỗi đã được điều trị mà vẫn không có chứng cứ về được lành bệnh hay không được lành bệnh tội-lỗi. Phải không? Do đó điều gì mà có thể làm chứng cứ ? Chỉ một điều là Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Để kiểm tra liệu rằng tội-lỗi của họ đã được sạch chưa, ngày hôm nay nhiều người không nhờ cậy vào Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Khi họ đi lên núi cầu nguyện, nói tiếng lạ, nói tiên tri, họ nghĩ rằng tội-lỗi của họ đã được sạch. Nhiều người tin một cách mê tín rằng tội-lỗi của họ sẽ được sạch khi nước mắt của họ bắt đầu rơi và lòng họ đầy nóng cháy. Đó chỉ là những sự mê tín. Ngày nay sự mê tín trở nên rất phổ biến trong nhà thờ. Không phải tội-lỗi sẽ được sạch khi bạn cảm thấy tốt và không được sạch khi bạn không cảm thấy tốt. Mặc dù cảm giác của bạn như thế nào, các bạn phải biết cách thức mà không liên quan đến cảm giác để tội-lỗi của bạn được sạch hoàn toàn.
Bây giờ tôi đã nói về nhiều điều. Tôi nghĩ rằng mở đầu của tôi quá dài. Các bạn thân mến, Đức Chúa Trời rất muốn rửa sạch tội-lỗi của chúng ta. Ngài không chỉ rửa sạch tội-lỗi của chúng ta, Ngài còn dạy cho chúng ta một cách rõ ràng về quá trình mà tội-lỗi của chúng ta được sạch. Ngài muốn các bạn nhận ra rằng: A ha, đó là những điều đã làm để tội-lỗi của tôi được sạch. Đó là lý do mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta 66 sách gồm Cựu-ước và Tân-ước. Thế nhưng chúng ta vẫn cần có một người để giải thích rõ ràng về cách làm sao chúng ta nhận được sự tha-thứ tội-lỗi của mình vì chúng ta không biết Kinh Thánh, người mà làm điều này chính là mục sư.
Khi bạn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì Đức Thánh Linh ngự vào trong lòng các bạn nên Ngôi-lời trở nên ngọt ngào hơn. Bạn sẽ nhớ buổi thờ phượng. Lòng của bạn sẽ chảy theo sự yêu thương, bạn sẽ có bình an và bạn có một đời sống tốt đẹp. Tuy nhiên, một người chưa được sự giải quyết tội-lỗi thì nói rằng: “Đừng phạm tội! Đừng trộm cắp! Hãy dâng hiến một phần mười! Hãy đọc Kinh Thánh đi!” Thì chỉ có thêm vào gánh nặng. Họ có thể làm được những điều này à? Những người mà tội-lỗi của họ đã được tha-thứ qua nhóm truyền giảng này sẽ cảm thấy rằng Đức Thánh Linh đang ở trong lòng họ và họ sẽ thay đổi chỉ trong một đêm. Những người đang có mặt ở đây là những người như vậy, phải không?
Sau khi trải qua một đêm, bạn biết rằng sự bình an đến trong lòng bạn và bạn thấy rằng bạn đã thay đổi. Do đó những điều mà rất quan trọng với chúng ta là nhận ra bí mật của sự tha-thứ tội-lỗi và được sanh lại. Tội-lỗi trong lòng của các bạn phải được rửa sạch một cách hoàn toàn.
Sau khi đến ở đây từ Mugunghwa Hall, tôi nhìn những phương tiện xung quanh. Toà nhà rất đẹp, tôi đã xúc động khi tôi đọc lời giới thiệu về lý do mà Mugunghwa Hall được xây dựng. Trong đó nói rằng toà nhà này được xây dựng với mục đích là giảng Tin-lành và giáo dục những người thuộc vùng Busan. Tôi rất biết ơn vì tôi có thể đi đến một toà nhà đẹp như vậy để giảng. Các bạn thân mến, cái micro này có khuếch đại giọng nói của tôi hay là không? Toà nhà này có một hệ thống âm thanh tốt, tôi đã dẫn dắt nhiều buổi nhóm truyền giảng ở nhiều hội trường lớn nhưng tôi chưa bao giờ thấy một hệ thống âm thanh nào tốt như ở Mugunghwa Hall. Nhìn bề ngoài thì không thấy nó tốt, nhưng nó có những tính năng rất đặc biệt.
Các bạn thân mến, ở đây có một micro. Nếu đường dây của micro này bị cắt ở một chỗ nào đó, thì nó có làm cho âm thanh lớn như bây giờ không? Nó không thể. Thế thì chúng ta phải làm gì? Một người kỹ thuật phải đến và tìm ra chỗ đứt nơi nào và nối nó lại. Sau đó nó mới hoạt động bình thường được. Các bạn thân mến, nếu Đức Thánh Linh vào trong lòng bạn, thì các bạn có thể thay đổi được. Nếu sau khi các bạn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi của mình mà các bạn vẫn còn yêu mến thế gian và sống theo xác thịt thì đó là có vấn đề. Khi bức tường giữa Đức Chúa Trời và chúng ta bị phá bỏ và giải quyết tất cả mọi vấn đề cần phải được giải quyết thì từ lúc đó chúng ta sẽ đồng đi với Chúa Jêsus Christ.
Cho nên chúng tôi mời các bạn giơ tay lên và đi đến phía trước mỗi buổi tối. Tại sao chúng tôi làm như vậy? Là có một lý do. Nơi đây giống như một bệnh viện. Khi bạn đi đến bệnh viện thì có các bác sĩ. Thế nhưng nếu có một bác sĩ rất bận rộn và có nhiều bệnh nhân, bác sĩ có thể tập hợp các bệnh nhân lại và quăng một bịch thuốc Aspirin cho họ và nói rằng hãy nhặt thuốc lên và nuốt đi được không? Bác sĩ không thể làm như vậy. Mặc dù bác sĩ rất bận rộn, ông ấy hay cô ấy không thể đơn thuần là cho họ thuốc giảm đau hay xức I-ốt rồi cho họ về được.
Bác sĩ phải lấy ống nghe và kiểm tra bệnh của từng người một. Khi bác sĩ hỏi:
“Bạn có triệu chứng gì?”
Thì bệnh nhân phải trả lời chính xác. Khi họ đã có toa thuốc, họ mới có thể lấy những thứ thuốc cần thiết. Bệnh viện về linh hồn cũng như vậy. Nếu tôi giảng sơ sài và kết thúc buổi nhóm thì cũng giống như ném một mớ thuốc Aspirin cho những người đến. Điều này thì không nên làm phải không? Do đó sau khi giảng xong rồi, chúng tôi xin mời những người trong các bạn muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi để có dịp nói chuyện với tôi tớ của Đức Chúa Trời như là bác sĩ chuyên khoa. Sau đó xem xét có vấn đề ở đâu và cho thuốc phù hợp. Họ tìm thuốc ở hai chỗ trong Cựu-ước và Tân-ước. Do đó các bạn uống thuốc thì tội-lỗi trong lòng bạn sẽ tan biến. Khi đó tội-lỗi sẽ được rửa sạch. Giống như khối ung thư hay chứng khó tiêu được tan biến, bạn sẽ cảm nhận được nhẹ nhàng khi tội-lỗi của bạn được rửa sạch. Bạn thay đổi, bạn nói rằng Halêlugia! Bạn là một người thay đổi. Các Mục sư và các thầy của chúng ta đang đi xung quanh với hai bịch thuốc Cựu-ước và Tân-ước, và họ lắng nghe những gì mà những người nói và họ nói rằng: A, tình trạng của người này giống như người đàn bà Sa-ma-ri vì thế Kinh Thánh này thì tốt cho cô ta. Người này thì cần Kinh Thánh này vì tình trạng của anh giống như Ni-cô-đem…
Do đó cứ mỗi lần nhóm truyền giảng, tôi mời 40 hoặc 50 mục sư cùng tham dự với tôi. Khi bạn đi đến bệnh viện, họ có các ngành nội khoa và ngoại khoa và nhiều ban ngành khác. Thậm chí trong nội khoa còn có những ngành khác. Những ngành khác cũng như vậy. Chuyên môn của những người này là chữa trị tội-lỗi. Họ có giấy phép nghề nghiệp vàụ chuyên môn để giải quyết vấn đề về tội-lỗi. Tối hôm qua sau khi chia sẻ Ngôi-lời tôi thấy những người nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và trở về nhà. Sau đó họ rất là vui mừng. Đến nỗi không thể kiềm chế được. Tôi cũng đứng đằng sau họ mĩm cười. Cách đây rất lâu, tôi cũng nếm chính niềm vui đó. Tôi vui mừng vì nhớ lại lúc mà tôi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Các bạn ơi! Chúng ta đều nhận được sự tha-thứ tội-lỗi, tôi mong muốn rằng không có ai khi đến dự buổi nhóm truyền giảng này mà vẫn mang tội-lỗi đi về tự nhiên. Ngày đó là ngày phán xét: “Ôi! Mục sư ơi, tôi đã đến tham dự nhóm truyền giảng đó nhưng tôi quá bận rộn nên về sớm và không nhận được sự tha-thứ tội-lỗi cho nên bây giờ tôi bị xuống địa ngục.” Thì sẽ buồn như thế nào?
Có nhiều điều mà tôi muốn nói, nhưng tôi xin lỗi vì chưa nói về Ngôi-lời mà chúng ta đã đọc. Có nhiều đoạn nói về sự tha-thứ tội-lỗi trong Kinh Thánh Sáng-thế ký, Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân-số ký, Phục-truyền Luật-lệ ký, Giô-suê, Các Quan Xét. Thế nhưng trong Kinh Thánh không có tỏ ra trực tiếp về điều này là phương pháp để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Tối hôm qua tôi đã nói điều gì? Các bạn có quên chưa? Tôi đã nói về quan tửu-chánh và quan thượng-thiện, đúng không? Cả hai đều đã phạm tội, nhưng một người đã được cứu còn một người đã bị hư mất.
Tôi đã giải thích qua câu chuyện đó làm sao linh hồn của chúng ta có thể được cứu và làm sao bị hư mất. Kinh Thánh ghi chép như vậy. Nên các bạn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi của mình rồi thì mắt của bạn sẽ được mở ra và phát hiện điều đó. Cách đây rất lâu, tôi cũng không biết về điều này mà sau khi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi của mình và đọc Kinh Thánh thì đôi mắt của tôi đã mở ra. Ồ, điều này là cách thức nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Ồ, điều này, điều kia cũng là cách để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Do đó đầu tiên tôi đã sơn đỏ toàn bộ một quyển sách Kinh Thánh.
Điều này là cách thức nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Mà tôi chưa biết về điều này nên đau khổ rất nhiều.
Tôi đã gạch làm dấu Kinh Thánh với một cây bút màu đỏ. Tôi gạch Kinh Thánh với những cây bút chì màu và sau một thời gian, Kinh Thánh của tôi giống như được sơn toàn bộ màu đỏ. Tôi cần phải đổi một quyển Kinh Thánh mới. Ai mà lấy quyển Kinh Thánh đó hả? Một người mà nhận được sự tha-thứ tội-lỗi khi nghe tôi giảng Tin-lành và xin Kinh Thánh đó. Tôi đưa Kinh Thánh cho người đó rồi tôi không biết người đó ở đâu. Các bạn à, có nhiều chỗ trong Kinh Thánh nói về sự tha-thứ tội-lỗi. Trong ngày hôm nay, tôi không thể nói hết cho các bạn được vì thế tôi chỉ nói một điều thôi. Tôi mong muốn rằng bạn sẽ lắng nghe chỉ một điều và nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.
Khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, họ đã làm nên đền tạm, người mà làm nên đền tạm chính là Môi-se đó các bạn, chúng ta hãy đọc Kinh Thánh Hê-bơ-rơ đoạn 8 câu 1 đến câu 5.

“Đại ý điều chúng ta mới nói đó, là chúng ta có một thầy tế-lễ thượng-phẩm, ngồi bên hữu ngai của Đấng tôn-nghiêm trong các từng trời, làm chức-việc nơi thánh và đền-tạm thật, bởi Chúa dựng lên không phải bởi tay một người nào. Phàm thầy tế-lễ thượng-phẩm đã được lập nên là để dâng lễ vật và hy sinh; vậy thì đấng này cũng cần phải dâng vật gì. Nếu Ngài còn ở thế gian, thì Ngài chẳng phải là thầy tế lễ, vì ở thế gian có những thầy tế lễ dâng lễ vật theo luật-pháp dạy, và giữ sự thờ phượng, sự thờ phượng đó chẳng qua là hình và bóng của những sự trên trời mà thôi, cũng như khi Môi-se gần dựng đền tạm, thì Đức Chúa Trời phán bảo rằng: Hãy cẩn thận, làm mọi việc theo như kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi.” (Hê-bơ-rơ 8:1-5)

Chúng ta đọc đến câu 5. Các bạn đọc Kinh Thánh này mà không hiểu gì về những lời này phải không? Ở đây có hai đền tạm. Phần đầu tiên tôi vừa mới đọc thì nói rằng:

“Chúng ta có một thầy tế-lễ thượng-phẩm, ngồi bên hữu ngai của Đấng tôn-nghiêm trong các từng trời, làm chức-việc nơi thánh và đền-tạm thật, bởi Chúa dựng lên không phải bởi tay một người nào.” (Hê-bơ-rơ 8:1-2)

Trong câu 2, chúng ta có nơi thánh và đền tạm, đúng không? Hãy lặp lại theo tôi: đền tạm. Thế nhưng đền tạm này là đền tạm nào? Các bạn ơi! Mặc dù nói sai cũng được. Nếu bạn biết rõ ràng về điều này thì phải lên đây và nói, tại sao ngồi ở dưới hả?
Khi tôi phát thanh lần đầu tiên, tôi rất là vụng về và không biết làm cái gì hết. Tôi nói rằng tôi không thể làm phát thanh vì nói sai lời hoài. Nhưng người phát ngôn nói với tôi rằng: “Mục sư ơi, mục sư nói sai lời cũng được. Sai lầm với lời nói thì cũng được. Nhưng lẽ thật thì sai lầm không được. Tuy nhiên, chúng tôi là phát ngôn viên thì không được nói sai lời. Mục sư nói sai lời là thu hút.” Đó là những lời làm cho tai tôi nghe tốt. Cũng giống như vậy, các bạn sai lầm cũng được.
Nhìn thấy ở đây có đền tạm thật phải không? Đó là con người làm hay Đức Chúa Trời làm? Đó là Đức Chúa Trời làm. Hãy đọc câu 5.

“Và giữ sự thờ phượng, sự thờ phượng đó chẳng qua là hình và bóng của những sự trên trời mà thôi, cũng như khi Môi-se gần dựng đền tạm, thì Đức Chúa Trời phán bảo rằng: Hãy cẩn thận, làm mọi việc theo như kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi.” (Hê-bơ-rơ 8:5)

Có 2 bàn thờ, 2 nơi thánh, 2 đền tạm và 2 đền thờ.
Các bạn từng nghe nói về 2 đền tạm và 2 đền thờ chưa? Thật sự là có 2 cái. Có lẽ có vài người suy nghĩ là đền thờ Hội Thánh Busan phía bắc và đền thờ Hội Thánh Busan phía nam là hai cái chứ? Không phải như vậy. Có một nơi thánh mà có thể dâng tế-lễ cho Đức Chúa Trời mà cái đó không phải là bởi con người làm nên. Đó là nơi thánh ở trên trời.
Các bạn ơi, khi các bạn đi lên Thiên-đàng, ở đó có một bàn thờ và một đền thờ. Thế nhưng khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô họ đã làm một nơi thánh và một bàn thờ ở trong đồng vắng, trên đất này. Khi làm bàn thờ, Đức Chúa Trời gọi Môi-se:
“Hỡi Môi-se!”
“Dạ có.”
“Hãy đi lên đỉnh núi Si-na-i.”
Vì thế Môi-se đi lên đỉnh núi Si-na-i. Các bạn, các bạn đã xem phim Mười Điều Răn rồi phải không? Đức Chúa Trời ban cho Môi-se 2 bảng đá 10 điều răn trong khi ông không ăn không uống trên núi 40 ngày đêm. Sau đó, tôi không biết Đức Chúa Trời cho Môi-se một cái ti-vi hay là một loại máy nào khác nhưng Đức Chúa Trời ban cho Môi-se thấy mọi thứ trong đền tạm ở trên trời. Có bàn thờ ở nơi đó, có bàn để bánh trần thiết, có hòm bảng chứng và thùng bằng đồng nơi đó. Ngài ban cho Môi-se thấy tất cả những cái đó. Sau đó Ngài nói rằng: Môi-se hãy làm kiểu mẫu ở đất này theo như ta ban cho ngươi thấy ở trên núi. Bây giờ chúng ta sẽ đọc Kinh Thánh Hê-bơ-rơ 8:5.

“Sự thờ phượng đó chẳng qua là hình và bóng của những sự trên trời mà thôi…” (Hê-bơ-rơ 8:5)

Bạn có hiểu không?

“Cũng như khi Môi-se gần dựng đền tạm, thì Đức Chúa Trời phán bảo rằng: Hãy cẩn thận làm mọi việc theo như kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi.” (Hê-bơ-rơ 8:5)

Vì thế khi chúng ta đọc câu này, Đức Chúa Trời phán rằng hãy nhìn thấy bàn thờ và hòm bảng chứng ở trên trời và xây ở dưới đất theo kiểu mẫu này. Đức Chúa Trời phán rằng hãy mang theo kiểu mẫu của bàn thờ ở trên trời xuống và xây trên đất. Do đó người ta mang theo kiểu mẫu của bàn thờ ở trên trời và làm nên bàn thờ rồi. Cho nên nguồn gốc của bàn thờ là ở đâu? Là ở trên Thiên-đàng. Một cái ở trên đất chỉ là mô hình. Vì thế, mỗi khi dân Y-sơ-ra-ên phạm tội, họ dâng của lễ trước mô hình đó. Thầy tế-lễ mặc Ê-phót, giết con chiên, con bò và rưới huyết. Thế thì tôi sẽ nói về cách dâng của lễ để rửa sạch tội-lỗi.
Xin các bạn mở Kinh Thánh Cựu-ước sách Lê-vi ký đoạn 4, tôi xin đọc từ câu 27.

“Nếu một người nào trong dân-chúng, vì lầm-lỡ phạm một trong các điều-răn của Đức Giê-hô-va mà làm điều không nên làm, và vì cớ đó phải mắc tội; khi nào người ta tỏ cho người đó biết tội mình đã phạm, thì người phải vì cớ tội mình dẫn đến một con dê cái không tì-vít chi, dùng làm của-lễ, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, và giết nó trong nơi giết con sinh dùng làm của lễ thiêu. Thầy tế-lễ sẽ nhúng ngón tay mình trong huyết, bôi trên các sừng bàn-thờ về của-lễ thiêu, và đổ hết huyết dưới chân bàn thờ; rồi, gỡ hết mỡ như cách gỡ mỡ về của-lễ thù-ân, đem xông trên bàn-thờ, làm của-lễ có mùi thơm dâng cho Đức Giê-hô-va. Ấy vậy, thầy tế-lễ sẽ chuộc tội cho người đó, thì tội người sẽ được tha. Nếu của-lễ chuộc tội người bằng chiên con, thì phải dâng một con cái chẳng ti-vít chi, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, rồi giết nó tại nơi giết con sinh dùng làm của-lễ thiêu. Đoạn, thầy tế-lễ sẽ nhúng ngón tay mình trong huyết, bôi trên các sừng bàn-thờ về của-lễ thiêu, và đổ hết huyết dưới chân bàn-thờ; gỡ hết mỡ như cách gỡ mỡ của chiên con dùng làm của-lễ thù-ân, đem xông trên bàn thờ như các của-lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va. Ấy vâỉy, thầy tế-lễ sẽ chuộc tội cho người đó, thì tội người sẽ được tha.” (Lê-vi ký 4:27-35)

Ở đây nói rằng: “nơi giết con sinh làm của lễ thiêu,” “bàn thờ về của lễ thiêu” và cũng là “bàn thờ.” Tất cả những điều này đều ở trong đền tạm. Những người trong thời Cựu-ước đã phạm tội và dâng của lễ bằng cách bắt chiên con. Họ có thể dâng của lễ ở mọi nơi không? Ở nhà, ở trên đường hay là ở trên núi bất cứ nơi nào được không? Không được. Khi họ dâng của lễ phải đi đến trước bàn thờ, họ đi đến trước mặt bàn thờ và làm sao nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Các bạn ơi, tôi sẽ giải thích cho dễ hiểu. Xin mời một anh em và một chị em đi lên phía trước. Hãy bước lên. Anh em có bao giờ đứng ở một nơi như thế này chưa?
Các bạn ơi, câu chuyện này rất quan trọng. Xin hãy lắng nghe. Tôi vừa mới đọc cách thức mà dâng của lễ để nhận được sự tha-thứ trong thời đại Cựu-ước. Bây giờ, giả sử một người phạm tội. Chúng ta hãy cùng đọc Kinh Thánh Lê-vi ký đoạn 4 câu 27 và 28.

“Nếu một người nào trong dân-chúng, vì lầm-lỡ phạm một trong các điều-răn của Đức Giê-hô-va mà làm điều không nên làm, và vì cớ đó phải mắc tội; khi nào người ta tỏ cho người đó biết tội mình đã phạm, thì người phải vì cớ tội mình dẫn đến một con dê cái không tì-vít chi, dùng làm của-lễ.” (Lê-vi ký 4:27-28)

Vì thế không phải bất cứ người nào cũng có tư cách để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Có tư cách để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi là thứ nhất bạn phải phạm tội. Mặc dù bạn là một người tốt mà bạn không phạm tội thì không thể được tha-thứ tội-lỗi. Thứ hai, phải nhận ra tội-lỗi của bạn và nhận biết mình là tội nhân thì mới có tư cách để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Vì tiền công của tội-lỗi là sự chết nên người có tội phải mang một con dê cái không có tì-vít làm một sanh mạng để chết thay cho người đó.
Bây giờ, nhìn khuôn mặt anh ta giống như một người phạm tội phải không? Tôi nghĩ rằng anh ta đã phạm nhiều tội. Nhìn này, tim anh ta đang đập thình thịch, chắc là thật. Anh ta muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Chúng ta hãy quay lại 3500 năm trước. Chúng ta hãy vào trong cỗ máy thời gian và đi ngược về quá khứ. Bây giờ là thời đại Cựu-ước. Bây giờ chúng ta đang ở vào năm nào? Năm 1500 trước công nguyên. Người nam này phải mang một con dê cái con không tì-vít. Chị em ở đây, xin chị em đóng vai con dê? Tôi xin lỗi, đó chỉ là diễn kịch, xin đừng có hiểu lầm. Bây giờ, người nam này dẫn một con dê cái con không tì-vít. Nếu con dê này không có tì-vít thì nó có tội-lỗi hay không? Nhưng người nam thì sao? Anh có tội-lỗi, thế thì cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống bên nào? Tất nhiên sẽ trên người nam. Vì thế người nam này nói: “Dê ơi! Tôi xin lỗi, xin chết thay vì tội-lỗi của tôi.” Đã nói như vậy, anh mang con dê này đi. Một người là tội nhân và một con dê sạch sẽ. Nếu con dê chết thay cho tội-lỗi của người này thì tội-lỗi của người đó phải chuyển sang đến con dê, tội-lỗi không chuyển sang thì không thể chịu hình phạt được. Tội-lỗi đã được chuyển như thế nào? Nếu tội-lỗi là một cây viết, anh ta có thể bỏ nó đi. Nếu tội-lỗi là một cái áo veston thì được. Chúng ta không thể rờ tội-lỗi được, không thể cầm và di chuyển được. Thế nhưng chúng ta không thể nhìn thấy tội-lỗi của chúng ta mà đôi mắt của Đức Chúa Trời thấy được tội-lỗi hay không? Thấy được. Thế nhưng câu 28 và 29 nói rằng:

“Khi nào người ta tỏ cho người đó biết tội mình đã phạm, thì người phải vì cớ tội mình dẫn đến một con dê cái không tì-vít chi, dùng làm của-lễ, nhận tay mình trên đầu con sinh tế chuộc tội, rồi giết nó trong nơi giết con sinh dùng làm của-lễ thiêu.” (Lê-vi ký 4:28-29)

Con sinh tế làụ con chiên hoặc là con dê. Cho nên, người tội nhân phải đặt tay mình trên đầu của con dê. Tại sao anh ta phải đặt tay? Hãy nhìn đây. Điện mà chúng ta đang sử dụng được làm ra bởi nhà máy điện. Dây cáp đã nối từ nhà máy điện để dẫn điện đến đây cho chúng ta sử dụng. Thế thì các bạn phải làm gì để tội-lỗi được chuyển sang? Điều này đã được ghi chép trong Kinh Thánh Lê-vi ký 16:21 rằng đặt tay thì tội-lỗi được chuyển sang. Xin đọc câu này sau khi bạn trở về nhà. Đừng nhìn chỗ khác mà hãy lắng nghe tôi nói. Bởi vì đặt tay thì tội-lỗi chuyển sang nên người này phải đặt tay và chuyển tội-lỗi của người này đến con dê thì con dê sẽ chết thay cho anh được. Bây giờ chúng ta sẽ làm nghi thức chuyển tội-lỗi. Tôi là thầy tế lễ mà nói rằng: “Anh ơi! Hãy đặt tay trên đầu của con dê để chuyển tội-lỗi của anh sang con dê.” Người có tội đã đặt tay trên đầu con dê sạch sẽ. Thế thì tội-lỗi của người này đã chuyển sang con dê chưa? Chưa qua mà! Chuyển cái gì thế? Tôi không thấy cái gì chuyển qua mà…
Các bạn, khi anh này đã đặt tay mà đôi mắt chúng ta không thấy được tội-lỗi của anh đã chuyển rồi hay chưa.Vì thế nếu chúng ta nhìn thấy rõ ràng tội-lỗi đã chuyển sang mà bằng đôi mắt của chúng ta và muốn lấy đức-tin thì không bao giờ nhận được. Thậm chí bạn nhìn qua kính phóng đại cũng không nhìn thấy tội-lỗi chuyển sang được. Tuy nhiên Đức Chúa Trời hứa rằng chỉ đặt tay thì sẽ chuyển sang, cho nên lấy đôi mắt của đức-tin mà nhìn thấy thì khi đặt tay tội-lỗi đã chuyển sang rồi. Cho dù bạn có tin hay không là tự do của bạn nhưng đó là những gì Kinh Thánh nói.
“Đừng có đi xuống địa ngục. Tại sao mày cứ đi xuống địa ngục?”
Đức Chúa Trời không có nói như vậy. Đó là quyền tự do. Tự do của bạn, biết không? Người này đã đặt tay trên đầu của con dê. Kinh Thánh ghi chép rằng tội-lỗi đã được chuyển qua cách đặt tay vì thế tội-lỗi được chuyển sang phải không? Các bạn à, cho tôi hỏi bạn điều này. Đức Chúa Trời có nói dối không? Mặc dù chúng ta không có vui mừng khi gặp nhau nhưng cứ làm như vui mừng, “rất vui khi gặp…” Chúng ta thường thổi phồng lên như thế này. Nhiều người nói rằng họ bắt được con cá lớn bằng cánh tay mặc dù họ chỉ bắt được con cá lớn bằng ngón tay. Nếu chúng ta nghe những lời ba hoa của người ấy thì con cá lúc thì trở nên lớn, lúc thì nhỏ. Nhưng Đức Chúa Trời là Đấng không nói như vậy được. Ngài nói theo lòng của Ngài có. Nếu có những điều trong lòng của Đức Chúa Trời, thì Ngài nói có những điều đó mà không thể nói khác được. Cho nên tội-lỗi chuyển sang rồi nên Ngài nói rằng đã chuyển sang rồi. Nếu không chuyển sang thì Ngài không thể nói rằng đã chuyển sang. Các bạn ơi, có tin vào Đức Chúa Trời như vậy không? Nếu bạn không muốn tin vào điều này thì cũng không thể làm được. Bởi vì đức-tin là những người khác không thể làm thay đổi. Nếu đức-tin là có thể tin thay cho bạn thì tôi sẽ tin thay cho tất cả các bạn. Tôi không làm thay điều đó cho các bạn nên tôi phải giảng tiếng lớn như vậy.
Bây giờ người này đã đặt tay xong rồi thì tội-lỗi có chuyển sang không? Tội-lỗi vẫn còn trên người này không? Chuyện gì ở nơi con dê? Nhìn ở trong Ngôi-lời của Đức Chúa Trời, sau khi đặt tay thì không còn tội-lỗi gì trên người nam này nữa. Và con dê trở nên tội nhân. Không phải là một tội nhân mà là một con dê có tội. Sau đó thầy tế lễ làm gì? Ông cầm lấy con dao bén ở bên cạnh ông, ông chụp lấy cổ con dê và cắt vào động mạch để lấy máu nó. Con dê chảy máu ra, quỵ xuống và chết. Sau đó thầy tế lễ lấy huyết của con dê rưới xung quanh bàn thờ. Có những cái sừng trên bàn thờ. Ông làm cái sừng thành màu đỏ bằng cách bôi huyết lên trên nó. Tại sao vậy? Bởi vì tiền công của tội-lỗi là sự chết.
“Đức Chúa Trời ơi, một mạng sống đã đổ huyết ra và chết thay tội-lỗi của người này.”
Một phần của huyết mà vẫn còn sau khi bôi huyết thì được đổ hết dưới chân bàn thờ vì bằng chứng về những điều đã chết cho tội-lỗi người này. Sau đó tất cả những phần còn lại như là phân hay là ruột, sẽ được thiêu thì việc dâng của lễ xong rồi. Thế thì người này đã thở thành người được rửa sạch tội-lỗi. Đó là lễ chuộc tội trong Kinh Thánh thời Cựu-ước. Hãy lặp lại theo tôi. “Lễ chuộc tội.” Đây là lễ để chuộc lại tội-lỗi. Hãy lặp lại theo tôi một lần nữa: “Lễ chuộc tội.” Các bạn ơi, người này đã rửa sạch tội-lỗi. Anh là một người công-bình phải không? Anh không phải là một người công-bình hả? Anh có tội không? Không có tội hả? Anh không có tội do đó anh rất vui mừng. Anh đi ra và hát là lá la la la… Bắt đầu từ bây giờ, ngày hôm nay, ngày 9 tháng 10 năm 1500 trước công nguyên, người này đã trở nên thánh. Từ ngày 9 tháng 10, 12 giờ trưa, anh đã trở nên sạch. Và thời gian tick, tick, tick trôi qua đời sống thánh khiết của anh được giữ trong 1 tiếng, 2 tiếng, và 10 ngày. Thế nhưng sau 10 ngày, anh gặp lại kẻ thù không đội trời chung.
“Mày! Gặp mày tốt quá!”
Do đó, ghét, chửi và đánh nhau. Bây giờ anh ta là một người công-bình không? Có nên thánh không? Không. Sau khi đánh nhau dữ dội, anh nghĩ thầm rằng: “Ôi, mình đã tốn nhiều tiền để mua con dê đó, giết nó và làm một của lễ chuộc tội cho tội-lỗi của mình. Bây giờ sự công-bình đã bị mất. Hè! Vì mình gặp kẻ thù là thằng ngốc đó… ” Người này khóc lóc đau đớn và chỉ có thể là đi mua một con dê. Anh đi đến chợ và tìm kiếm con dê. Anh rờ xem đầu nó, sau đó nhấc lên xem chân tả nó, nhìn xem trên ngực, nhìn xem trên đuôi nó và nếu không có tì-vít gì thì anh sẽ mang nó lại và làm một của tế-lễ. Tế-lễ như vậy cứ tiếp tục trong thời Cựu-ước. Kinh Thánh nói rằng tại bàn thờ huyết chảy như là một dòng sông.
Các bạn ơi, các bạn có từng nghe về trong một lần Sa-lô-môn dâng một ngàn con sinh làm lễ thiêu chưa? Người có tiền nhiều thì có thể dâng một ngàn của lễ. Nếu một con dê giá 100 đôla thì phải tốn khoảng 100 ngàn đôla. Chúng ta muốn làm một của lễ như vậy mà không có tiền nên không làm được phải không? Chúng ta hãy suy nghĩ với quan niệm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời thật sự yêu thương con người, Ngài không thể yêu thương con người bởi vì tội-lỗi đã ngăn cách. Lòng của Đức Chúa Trời rất buồn về điều này, nhưng người này đã bắt một con dê và làm một của lễ nên Đức Chúa Trời rất vui mừng. Wow… rất là tốt.
Thế nhưng một tiếng hai tiếng sau anh lại phạm tội nữa. Đức Chúa Trời định yêu thương anh mà anh phạm tội lại, Đức Chúa Trời tính yêu thương anh mà anh phạm tội nữa. Đức Chúa Trời định yêu thương chúng ta nhưng rất mệt mỏi. Cho dù chúng ta làm của lễ chuộc tội nhiều bao nhiêu thì cũng chỉ rửa sạch tội-lỗi ngay lúc đó mà thôi nên điều đó không thể làm được. Vì thế, không phải tế-lễ mà bắt con dê và dâng là thật mà chỉ là mô hình. Có một lý do mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mô hình là để dạy dỗ chúng ta điều này. Con chiên chết ở trên bàn thờ trong đền thờ nước Thiên-đàng để rửa sạch tội-lỗi của chúng ta qua nhiều thầy tế-lễ ở Cựu-ước bắt con dê, con chiên và dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, biết không?
Cuối cùng, đền thờ thật ở trên trời, Đức Chúa Trời muốn làm một của lễ mà tha-thứ tội-lỗi cho đến đời đời ở đền thờ thật trên trời. Bởi vì dâng của lễ đời đời không thể làm qua con dê hay con chiên như vậy. Nên Đức Chúa Trời ban con một của Ngài, Chúa Jêsus Christ như là Chiên con cho chúng ta.
Chúa Jêsus đến thế gian này vì tội-lỗi của chúng ta như là Chiên con của Đức Chúa Trời. Vì vậy thì tội-lỗi của chúng ta có phải chuyển qua Chúa Jêsus không? Làm sao tội-lỗi chúng ta có thể chuyển sang đến Chúa Jêsus? Hầu hết mọi người không biết về điều này. Họ chưa biết rõ ràng tội-lỗi của họ có chuyển qua Chúa Jêsus hay vẫn còn ở nơi mình. Quỷ Satan lừa dối chúng ta rất giỏi. Hơn nữa chúng ta không thể thấy tội-lỗi qua mắt của chúng ta. Khi quỷ Satan nói:
“Mày có tội, ngày kia mày đã phạm tội, mày đã nói dối mà.”
“Ồ, phải rồi. Chúa ơi! Con là một tội nhân mà.” Rồi khóc nức nở hu hu hu…
Mỗi buổi sáng họ đều khóc lóc cách khổ sở. Vì thế giá cả nhà đất xung quanh nhà thờ càng ngày càng thấp xuống, những người xung qanh nhà thờ rất không thích nhà thờ.
Bây giờ tội-lỗi của chúng ta phải được chuyển qua Chúa Jêsus mà. Chúng ta làm sao chuyển được? Khi chúng ta bắt một con dê để làm của lễ vào thời Cựu-ước chúng ta phải đặt tay để chuyển tội-lỗi. Như vậy làm sao hàng triệu, hàng tỉ người được sinh ra trên trái đất, tất cả đều đi đến đặt tay trên đầu Chúa Jêsus? Họ không thể làm như vậy được. Nếu tất cả chúng ta đặt tay trên đầu Chúa Jêsus thì đầu của Chúa Jêsus sẽ bị mòn và rụng tóc hết. Các bạn đi đến thánh đường Rô-ma ở nước Ý, ở đó có một tượng đồng của Phi-e-rơ. Những người hành hương từ khắp mọi nơi trên thế giới đã đi đến và hôn chân bức tượng đó. Tôi nghe nói rằng một chân của Phi-e-rơ mà làm bằng đồng đã bị mòn và bây giờ đã mất một chân. Tôi chưa bao giờ đi đến đó nhưng đó là những gì người ta nói. Cho nên bây giờ người ta đã đặt bức tượng đó trong một tủ kiếng, để người ta không thể hôn lên chân tượng đó. Nếu chỉ có một số người đến và hôn mà một chân bị mòn và mất. Nếu hàng tỉ người đến và đặt tay lên đầu Chúa Jêsus thì đầu Ngài chỉ có bị mòn là tất nhiên thôi.
Thế nhưng trong Kinh Thánh thời Cựu-ước nói rằng khi một người phạm tội, người đó phải đặt tay trên đầu con dê. Nhưng nếu một quốc gia hay là một hội chúng phạm tội không phải tất cả phải đặt tay mà là một người đại diện đặt tay. Đúng hơn là họ có một người đại diện để làm điều đó. Các bạn ơi, sau khi đi về hãy đọc Kinh Thánh Cựu-ước trong Lê-vi ký đoạn 4 từ câu 1 thì sẽ biết được. Khi bạn về nhà hãy đọc Kinh Thánh đó. Cho nên một người đại diện phải đặt tay để chuyển tội-lỗi của chúng ta sang Chúa Jêsus. Chúng ta hãy nhìn xem quá trình này. Các bạn mở Kinh Thánh Ma-thi-ơ đoạn 3 câu 13.

“Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Ga-li-lê đến cùng Giăng tại sông Giô-đanh, đặng chịu người làm phép báp-têm.” (Ma-thi-ơ 3:13)

Hãy nhìn anh này và chị này. Giả sử anh này là Chúa Jêsus còn chị này là Giăng Báp-tít, hiểu không? Giăng Báp-tít đang làm phép báp-têm dưới sông Giô-đanh, lúc đó Chúa Jêsus đi đến.
“Hãy làm phép báp-têm cho ta.” Chúa Jêsus nói. Lúc đó Giăng đã trả lời như thế nào?
“Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-têm mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao?”
Sau đó Chúa Jêsus nói như thế nào có biết không?
“Bây giờ hãy làm đi.”
Diễn viên đã quên hết lời thoại. Hãy nói một lần nữa đi.
“Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công-bình như vậy.”
Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm qua Giăng Báp-tít mà làm sao thành sự công-bình? Bởi vì sự công-bình là ngược lại với tội-lỗi, trọn mọi sự công-bình nghĩa là tha-thứ tội-lỗi của chúng ta. Do đó Giăng xuống sông Giô-đanh và làm phép báp-têm cho Chúa Jêsus.
Các bạn, khi làm phép báp-têm thì có đặt tay trên đầu hay không? Cóù, họ làm như vậy. Sự đặt tay này là quá trình Giăng Báp-tít làm đại diện và chuyển tội-lỗi của tất cả nhân loại sang Chúa Jêsus. Các bạn có hiểu không? Khi Chúa Jêsus chịu phép báp-têm và ra khỏi nước, các từng trời mở ra và có tiếng từ trên trời phán rằng:

“Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng.” (Ma-thi-ơ 3:17)

Đức Chúa Trời rất vui lòng. Tại sao vậy? Bởi vì Đức Chúa Trời đã sai Chúa Jêsus đến đất này và bảo Chúa Jêsus gánh tội-lỗi của thế gian và chết. Bây giờ Ngài đã gánh tội-lỗi của tất cả mọi người trên thế gian. “Này là con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng, là con vâng lời của ta.” Do đó Đức Chúa Trời đã đáp lời như vậy.
Giăng Báp-tít đã đặt tay trên đầu Chúa Jêsus và làm phép báp-têm. Thế thì Giăng Báp-tít là đại diện cho tất cả nhân loại nên tất cả tội-lỗi đã chuyển qua cho Chúa Jêsus rồi hay chưa? Các bạn thân mến, xin hãy trả lời cho tôi rõ ràng. Khi nào tội-lỗi của các bạn được chuyển qua Chúa Jêsus? Khi các bạn tin rồi mới chuyển qua hả? Nếu khi tin mới chuyển qua thì bây giờ tôi tin nhưng Chúa Jêsus đã chết hai ngàn năm trước đây rồi. Ý nghĩa là tội-lỗi tôi chuyển sang Chúa Jêsus và Chúa Jêsus đã chết, phải như vậy không? Hai ngàn năm trước, khi Chúa Jêsus chết, tội-lỗi của chúng ta đã chuyển qua Ngài rồi thì sự chết của Chúa Jêsus mới có ý nghĩa đối với chúng ta. Tội-lỗi chúng ta không chuyển qua Chúa Jêsus thì mặc dù Ngài chết mà không có can hệ gì đến chúng ta cả. Chúng ta không thể nói rằng Ngài chết vì tội-lỗi của chúng ta. Phải như vậy không? Các bạn hiểu không?
Vì vậy không phải khi chúng ta tin mà là trước khi chúng ta suy nghĩ, trước khi được ra đời trong thế gian tất cả tội-lỗi chúng ta đã chuyển sang Chúa Jêsus rồi phải không? Đức chúa Jêsus Christ không chỉ gánh tội-lỗi của các bạn mà cho con cháu các bạn và cho tất cả nhân loại đời đời trước mặt Đức Chúa Trời. Các bạn không nhìn thấy điều đó bằng đôi mắt của bạn mà sự thật là đã chuyển qua rồi. Đó là Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy mở Kinh Thánh Giăng 1:29, chúng ta sẽ cùng đọc câu này.

“Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội-lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29)

Ngày thứ nhất là khi Giăng làm phép báp-têm tại sông Giô-đanh, Chúa Jêsus đến và chịu ông làm phép Báp-têm, đúng không? Qua ngày sau, Chúa Jêsus đến nơi Giăng, đây là sông Giô-đanh, dòng nước màu xanh, nơi mà Giăng làm phép Báp-têm. Giăng la lên rằng: “Hãy ăn năn và chịu phép Báp-têm đi” thì Chúa Jêsus đến từ một hướng khác. Lúc đó Giăng đã nói gì?

“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội-lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29)

Khi Chúa Jêsus đến thì có mang vật nặng gì trên lưng của Ngài? Giăng nói rằng kìa Chiên con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội-lỗi thế gian đi. Nên chúng ta nhìn thì không thấy Chúa gánh tội-lỗi gì hết. Hôm qua Chúa Jêsus đã xuống nước và chịu báp-têm nên bây giờ đang mặc áo ướt đó đã khô và rất nhăn nhúm, ngoài ra chẳng có gì khác. Chúa Jêsus đến một cách tự nhiên như vậy.
Với đôi mắt của chúng ta thì không nhìn thấy tội-lỗi của chúng ta chuyển qua Chúa Jêsus nhưng đôi mắt Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy điều đó, Giăng Báp-tít cũng nhìn thấy điều đó được.

“Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội-lỗi thế gian đi.”

Tội-lỗi của các bạn có bị trừ ra ở nơi tội-lỗi của thế gian không? Mặc dù bao gồm tội-lỗi của tất cả mọi người…
“Tôi nghĩ rằng tội-lỗi của tôi bị trừ ra rồi mục sư à!” Có nhiều người suy nghĩ lạ như vậy cho nên Đức Chúa Trời nói rằng: “Ta với mày là kẻ thù không đội trời chung nên mặc dù mang lấy tội-lỗi người khác mà không mang lấy tội-lỗi của mày.”

“Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội-lỗi thế gian đi.”

Các bạn ơi, con chiên đã mang lấy tội-lỗi qua việc đặt tay trong thời đại Cựu-ước. Mà Chúa Jêsus là Chiên con của Đức Chúa Trời đã đến để gánh tội-lỗi của chúng ta và Ngài đã gánh lấy rồi biết không?ù Vì vậy, Chúa Jêsus phải chịu hình phạt. Trong thế gian, ai là người có tội nhiều nhất? Đó là Chúa Jêsus. Khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá vì tội-lỗi của tất cả thế gian đã chuyển qua Ngài. Bởi vì Ngài có quá nhiều tội-lỗi và dơ dáy cho đến nỗi Đức Chúa Trời đã quay mặt đi rồi. Chúa Jêsus là Chiên con của Đức Chúa Trời đã gánh tội-lỗi chúng ta và đã bị đóng đinh như vậy. Do đó Kinh Thánh Ê-sai 53:4-5 nói rằng:

“Thật người đã mang sự đau-ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn-bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn-khổ. Nhưng người đã vì tội-lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian-ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa-phạt người chịu chúng ta được bình-an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh.” (Ê-sai 53:4-5)

Kinh Thánh nói rằng Ngài đã bị đóng đinh vì sự vi phạm của chúng ta và vì tội-lỗi của chúng ta.
Các bạn, chúng ta không thể xem xét qua đôi mắt của mình, về tội-lỗi của mình đã chuyển qua Chúa Jêsus bởi vì tội-lỗi là không thấy được. Thế nhưng nếu một phụ nữ có thai thì cô ấy biết rằng mình sẽ sanh con bởi vì thai là hữu hình. Thân thể chúng ta là vật chất hữu hình nên có hoặc không có chúng ta cũng phát hiện được. Nhưng đối với tội-lỗi thì có hoặc không có mà đôi mắt chúng ta không thể thấy được, chỉ có nhớ về tội-lỗi ở trong lòng mình, vì còn nhớ nên quỷ Satan lợi dụng trí nhớ của chúng ta và lừa gạt chúng ta như còn có tội. Vì chúng ta còn nhớ nên tội-lỗi của chúng ta vẫn còn khi không nhớ thì không có tội hả? Nếu như vậy thì chúng ta mắc bệnh mất trí nhớ thì đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi mình hả? Không phải như vậy? Bạn còn nhớ nên có lúc cáo trách lòng của mình mà tội-lỗi chắc chắn đã chuyển sang Jêsus Christ rồi. Kinh Thánh nói như vậy. Các bạn ơi! Muốn tin thì tin không muốn thì đừng tin. Các bạn, tội-lỗi đó đã chuyển qua bên Chúa Jêsus và đã bị phán xét nên không còn bị phán xét nữa. Do đó thiếu nhi có một bài hát Thánh Ca như thế này.

“Không còn sự phán xét dành cho tôi,
Huyết của Chúa Jêsus đã che giấu tội-lỗi tôi.
Chúa Jêsus đã chết vì tôi,
Không còn sự định tội nào trên tôi.”

Bạn có biết bài Thánh Ca này không? Khi chúng ta đi đến phán xét của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời nói rằng:
“Ồ! Sự phán xét của ngươi đã kết thúc rồi.”
“Khi nào hả?”
“Tại thập tự giá.”
Bởi vì xe hơi của tôi rất dơ nên hôm qua tôi đã cùng với thầy Kwon đi rửa xe. Sau khi họ rửa xe xong, tôi hỏi để trả tiền, khi đó thầy Kwon nói rằng:
“Mục sư ơi, tôi đã trả tiền rồi.”
“Trả tiền khi nào?”
“Hồi nãy đã trả tiền rồi.”
Vì thế, tôi cần trả tiền nữa không? Rất là tốt nếu như chúng ta đi chung với những người như vậy. Chúa Jêsus không cần hỏi chúng ta, không cần sự cho phép của chúng ta, Chúa Jêsus chịu sự phán xét mà chúng ta phải chịu. Các bạn, điều đó chính là tình yêu thương mà Ngài yêu chúng ta. Xin đừng nhận sự yêu thương một cách vô ích. Nếu Chúa Jêsus bị đóng đinh, mà tội-lỗi của bạn vẫn còn lại thì Đức Chúa Trời chúng ta rất đau đớn.

Chúng ta hãy tìm trong Kinh Thánh và nói về điều này chi tiết hơn. Xin các bạn mở Kinh Thánh Hê-bơ-rơ đoạn 9 tôi xin đọc câu 11.

“Nhưng ĐâÙng Christ đã hiện đến, làm thầy tế-lễ thượng-phẩm của những sự tốt lành sau này; Ngài đã vượt qua đền-tạm lớn hơn và trọn-vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời này.” (Hê-bơ-rơ 9:11)

Không phải Chúa Jêsus vào đền tạm của thời đại Cựu-ước mà con người làm nên, mà là vào nơi thánh thật ở trên trời. Câu 12.

“Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời.” (Hê-bơ-rơ 9:12)

Ở đây nói rằng không cần huyết của dê đực và của bò con. Thời đại Cựu-ước khi làm tế-lễ ở nơi mô hình thì dùng huyết của con dê hay con bò thế nhưng ở nơi thánh trên trời không dùng điều đó mà Chúa Jêsus dùng huyết của mình và vào nơi thánh một lần đủ cả. Tế-lễ mà dâng con chiên con dê nơi mô hình thì mặc dù rửa sạch tội-lỗi nhưng chỉ rửa sạch lúc đó nên mỗi khi phạm tội thì cứ tiếp tục bắt con dê, con chiên nhưng khi Chúa Jêsus bị đóng đinh và chết không phải chỉ có rửa sạch tội-lỗi lúc đó mà là rửa sạch tội-lỗi chúng ta cho đến đời đời, biết không? Như vậy không cần thiết để Ngài bị đóng đinh một lần nữa. Nếu Chúa Jêsus cần phải bị đóng đinh một lần nữa, thậm chí ngay bây giờ thì Ngài không bao giờ từ chối việc xuống thế gian và bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng hiện nay Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời bởi vì không cần thiết nữa. Chúng ta đọc câu 13.

“Vì nếu huyết của dê đực bò đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô-uế còn làm sạch phần xác-thịt họ và được nên thánh thay.” (Hê-bơ-rơ 9:13)

Khi chúng ta dâng của lễ mà dùng một con dê hay một con bò thì tội-lỗi của người đó có được sạch và có được nên thánh không? Họ được nên thánh. Huyết của con dê và của con bò có thể rửa sạch tội được huống chi huyết của Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời laiỉ không rửa sạch tội-lỗi của chúng ta hả? Tin không? Đừng có nói tin bằng môi miệng. Bạn thật sự tin hay không? Ai mà tin thì giơ tay lên. Đức Chúa Trời sẽ rất là vui mừng. Tôi không có làm gì cả để các bạn tin. Bởi vì Chúa Jêsus đã đổ huyết của Ngài ra vì các bạn. Nên Đức Chúa Trời vui mừng vì bạn đã tin. Các bạn nói rằng bạn tin Chúa Jêsus đã rửa sạch tội-lỗi của bạn mà khi bạn được hỏi: Bạn có tội không? Bạn trả lời rằng: Có chứ, tôi có tội. Như vậy thì đó không phải là tin. Mà là biết điều đó bởi sự hiểu biết. Bạn phải tin rằng Chúa Jêsus đã rửa sạch tội-lỗi của bạn một cách hoàn hảo. Thì lòng bạn có thể được buông-tha khỏi tội-lỗi. Tất nhiên tôi sẽ tiếp tục giảng một hướng khác nên các bạn phải tin rõ ràng về sự tha-thứ tội, nếu có một chút nghi ngờ hay là vấn đề gì trong lòng của các bạn thì không được.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc Kinh Thánh Hê-bơ-rơ đoạn 10 câu 10.

“Ấy là theo ý-muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân-thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả.” (Hê-bơ-rơ 10:10)

Các bạn, vì điều gì mà chúng ta được nên thánh? Bởi vì Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá nên chúng ta được nên thánh. Vì các bạn không biết điều này nên các bạn cố gắng hết sức mình để được nên thánh. Nhưng không có ý nghĩa gì cả. Tôi đã nói với bạn tối hôm qua, giống như là xức Soir de Paris trên da con lợn. Mặc dù bạn xức Soir de Paris trên da con lợn như thế nào nhưng bề trong con lợn chỉ thích lăn mình trong vũng bùn. Có thể làm điều gì khác? Các bạn, chúng ta luôn thích tội-lỗi thì làm sao có thể trở nên thánh được? Chúng ta được nên thánh chỉ vì Chúa Jêsus bị đóng đinh và đổ huyết cho chúng ta được nên thánh. Câu 11.

“Phàm thầy tế-lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của-lễ đồng một thức, là của-lễ không bao giờ cất tội-lỗi được.” (Hê-bơ-rơ 10:11)

Điều đó chỉ rửa sạch tội-lỗi của tôi lúc tôi mới phạm, sau đó. Câu 12.

“Còn như Đấng này, đã vì tội-lỗi dâng chỉ một của-lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời.” (Hê-bơ-rơ 10:12)

Dâng của-lễ nào? Dâng của-lễ đời đời. Hiệu lực của việc dâng của-lễ đời đời là:

“Rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đang đợi những kẻ thù-nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế-lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn-vẹn đời đời.” (Hê-bơ-rơ 10:12-14)

Qua huyết quý báu của thập tự giá mà Đức Chúa Trời làm cho chúng ta được nên thánh và được trọn vẹn đời đời. Xin hãy tin sự thật là làm cho tôi được nên thánh. Tôi mong muốn rằng bạn tin thập tự giá thì rửa sạch một cách hoàn hảo đến nỗi không còn làm việc gì vì tội-lỗi của mình. Câu 16 và 17.

“Chúa phán: Nầy là giao-ước ta lập với chúng nó. Sau những ngày đó, Ta sẽ để luật-pháp ta vào lòng chúng nó và ghi-tạc nơi trí-khôn. Lại phán: Ta sẽ chẳng còn nhớ tội-lỗi gian-ác của chúng nó nữa. Bởi hễ có sự tha-thứ thì không cần dâng của-lễ vì tội-lỗi nữa.” (Hê-bơ-rơ 10:16-17)

Đức Chúa Trời nói rằng Đức Chúa Trời chẳng còn nhớ đến những tội-lỗi gian ác của các bạn nữa và những điều thuộc về tội-lỗi. Nếu các bạn làm vài điều xấu cho tôi và nếu tôi biết điều đó thì các bạn sẽ không có tự do khi đi đến với tôi. Nhưng nếu tôi quên hết tất cả những điều đó, thì không có vấn đề gì.
Khi sống chung với vợ tôi, có lúc vợ tôi sai lầm. Lúc đó tôi la vợ tôi rằng: “Tại sao lại làm như vậy?” Sau đó vợ tôi sai lầm một lần nữa, tôi nói rằng: “Tại sao cũng giống như lần trước hả? Tại sao em cứ làm như vậy hoài?”
“Khi em làm điều sai lầm anh cứ cằn nhằn em về điều đó hoài.” Vợ tôi nói rằng: “Tôi sai lầm một lần là anh cứ nói về điều đó hoài.” Tôi trả lời rằng: “Thế à! Lần sau thì không nói về điều đó nữa.”
Nhưng sau đó tôi không để ý nên nói chuyện đó nữa. Vợ tôi nói rằng: “Lúc trước anh nói rằng sẽ quên hết mà bây giờ vẫn còn nhớ mà.”
Con người chỉ có thể là như vậy. Chúng ta nói rằng sẽ quên điều đó nên về sau có trường hợp như vậy xảy ra thì nhớ lại, mặc dù khi chúng ta cố gắng không nhớ mà chúng ta không thể quên được. Đôi khi chúng ta cố gắng nhớ mà không thể nhớ được. Đó là con người. Nhưng khi Đức Chúa Trời không muốn nhớ, thì Ngài không nhớ. Đức Chúa Trời muốn nhớ thì Đức Chúa Trời nhớ lại theo lòng Đức Chúa Trời muốn. Đức Chúa Trời là Đấng nói rằng Ngài không nhớ nữa thì Ngài quên hết giống như chúng ta xoá một chương trình trong máy vi tính. Vì thế Đức Chúa Trời chẳng nhớ đến tội-lỗi của chúng ta nữa. Halêlugia! Ngợi khen Đức Chúa Trời.
Các bạn thân mến, các bạn đã rất vất vả ngồi trên một cái ghế nhỏ gần 3 tiếng đồng hồ. Thời gian đã trôi qua nhiều rồi, hôm nay chúng ta sẽ kết thúc ở đây. Buổi tối hôm nay tôi tính nói với các bạn về một hướng khác. Làm sao lòng của bạn được thoát khỏi tội-lỗi. Tôi rất cảm ơn vì tôi đi đến Busan và đứng trước mặt các bạn, những công dân Busan thân yêu. Lòng tôi cũng cảm ơn mục sư Woo đã mời tôi và bạn đến nhóm truyền giảng này.
Tôi không có gì để tỏ lòng biết ơn của tôi, mà tôi mong muốn rằng các bạn sẽ nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và sự cứu rỗi lạ lùng như tôi đã nhận được. Mặc dù nghe Ngôi-lời, mà chắc có nhiều điều không hiểu rõ ràng. Tôi muốn giải thích dễ hơn, có nhiều điều tôi muốn nói cho các bạn nhưng trong thời gian giới hạn, bài giảng trở nên khô khan và tôi xin lỗi về điều này. Ngày hôm qua có nhiều người mua băng giảng. Chúng tôi đã chuẩn bị cho các bạn. Vì thế, khi bạn không hiểu rõ ràng thì nghe băng lại 2 hay 3 lần nữa. Tôi tin rằng đức-tin của bạn sẽ trở nên có rễ vững chắc.
Dù sao thì trong những người tham dự nhóm truyền giảng này, tôi mong muốn không có một người nào không tham dự tiếp tục cho đến tối nay, sáng mai và tối mai. Khi chúng ta lên Thiên-đàng tôi mong muốn rằng không có một người nào trong các bạn bị ở lại. Chúng ta sẽ vui mừng gặp nhau tại nước đó. Có 12 cánh cửa để vào nước Thiên-đàng. 3 cửa ở phía Tây, 3 cửa ở phía Đông, 3 cửa ở phía Bắc, 3 cửa ở phía Nam. Chúng ta sẽ gặp nhau tại cánh cửa giữa phía Nam và cùng nhau đi vào nước trên trời. Tôi mong muốn rằng chúng ta thật sự sống chung với Đức Chúa Trời cho đến đời đời ở nước Thiên-đàng.

Comments are closed.