Take a fresh look at your lifestyle.

CHƯƠNG 2: GIA-CỐP VÀ Ê-SAU

1,262

GIA-CỐP và Ê-SAU

Trước hết chúng ta đọc Kinh Thánh. Tôi sẽ đọc Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 27 từ câu 1.

“Bởi Y-sác đã già, mắt làng chẳng thấy được nữa, bèn gọi Ê-sau, con trưởng-nam, mà rằng: Hỡi con! Ê-sau thưa rằng: Có con đây. Người bèn nói rằng: Nầy, cha đã già rồi, chẳng biết ngày nào phải chết; vậy bây giờ, cha xin con hãy lấy khí giới, ống tên và cung con, ra đồng săn thịt rừng cho cha, dọn một món ngon tùy theo cha sở thích; rồi dâng lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha chúc phước cho con trước khi chết. Vả, đương khi Y-sác nói cùng Ê-sau con trai mình, thì Rê-bê-ca có nghe. Ê-sau bèn ra đồng săn thịt rừng đặng đem về cho cha. Rê-bê-ca nói cùng Gia-cốp, con trai mình, rằng: Nầy, mẹ có nghe cha nói cùng Ê-sau, anh con, và dặn rằng: Hãy đem thịt rừng về cho cha, dọn một món ngon cha ăn; đặng trước khi qua đời, cha sẽ chúc phước cho con trước mặt Đức Giê-hô-va. Vậy, con ơi! bây giờ, hãy nghe mẹ và làm theo lời mẹ biểu: Hãy ra ngoài bầy, bắt hai dê con tốt, rồi mẹ sẽ dọn cho cha con một món ngon, tuỳ theo người sở thích; con sẽ đem cho cha ăn, đặng người chúc phước con trước khi qua đời. Gia-cốp thưa lại cùng mẹ rằng: Thưa mẹ, Ê-sau, anh con, có lông, còn con lại không. Có lẽ cha sẽ rờ mình chăng, coi con như kẻ phỉnh-gạt, thì con chắc lấy cho mình sự rủa-sả, chớ chẳng phải sự chúc phước đâu. Mẹ đáp rằng: Con ơi! Xin sự rủa-sả đó để cho mẹ chịu; hãy cứ nghe lời mẹ, ra bắt hai dê con. Vậy, Gia-cốp đi bắt hai dê con, đem lại cho mẹ, làm món ngon, tùy theo cha sở-thích. Đoạn, Rê-bê-ca lấy quần áo tốt nhứt của Ê-sau, con trưởng nam, sẵn để trong nhà, mà mặc vào cho Gia-cốp, con út mình; rồi người lấy da dê con bao hai tay và cổ, vì tay và cổ Gia-cốp không có lông. Rê-bê-ca bèn để món ngon và bánh của mình đã dọn vào tay con út mình. Gia-cốp bưng đến cha mình và nói rằng: Thưa cha! Y-sác đáp: Có cha đây; con là đứa nào đó? Gia-cốp thưa: Tôi là Ê-sau, con trưởng nam của cha; con đã làm theo lời cha dặn biểu; xin cha dậy, ngồi ăn lấy thịt săn của con, đặng linh hồn cha sẽ chúc phước cho con. Y-sác hỏi rằng: Sao con đi săn được mau thế? Thưa rằng: Ấy nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy. Y-sác nói cùng Gia-cốp rằng: Hỡi con! hãy lại gần đặng cha rờ thử xem có phải là Ê-sau, con của cha chăng. Gia-cốp bèn lại gần Y-sác; người rờ và nói rằng: Tiếng nói thì của Gia-cốp, còn hai tay lại của Ê-sau. Người chẳng nhận biết đặng vì hai tay cũng có lông như của anh, là Ê-sau. Vậy Y-sác chúc phước cho.” (Sáng-thế ký 27:1-23)

Các bạn thân mến, ngày hôm qua sau khi giảng xong, tôi đã nói chuyện với một mục sư. Mục sư đó miễn cưỡng nói với tôi rằng:
“Mục sư Park ơi! Chúng tôi không thể hiểu những lời nói của mục sư vì mục sư nói nhanh quá. Tôi sống ở tỉnh Kyungsang, khi tôi đến Seoul, những người ở Seoul thường không hiểu tôi nói gì.”
Tôi thật rất tiếc khi nghe như vậy. Vì thế, sáng nay tôi sẽ cố gắng nói thật chậm nhưng tôi không biết liệu rằng sẽ như thế nào. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ giúp đỡ tôi. Tục ngữ có câu như thế này: “Nói ít, hiểu nhiều.” Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu tôi nhiều hơn.
Hôm nay chúng ta tiếp tục nói về cách thức để giải quyết tội-lỗi. Tôi nghe nói rằng buổi tối hôm qua, sau khi nghe giảng xong có người nói rằng tôi chỉ nói lung tung mà không có nói về cách thức để giải quyết tội-lỗi. Tôi đoán một vài bạn cũng có suy nghĩ như vậy. Khi các bạn làm ruộng, các bạn không có gieo hạt giống liền nhưng trước hết các bạn phải cày xới đất lên. Cũng giống như vậy, bởi vì có sự khác nhau giữa suy nghĩ của chúng ta và suy nghĩ của Đức Chúa Trời. Cho nên, trước hết trong lòng phải được cày xới trước khi nhận Ngôi-lời của Đức Chúa Trời.
Ngày kia, có một chị em sống ở xa Hội Thánh hỏi tôi rằng:
“Mục sư ơi! Mời mục sư tối nay đến nhà tôi có được không?”
Tôi đã nhận lời đi. Bởi vì tôi không biết nhà chị em nên chúng tôi hẹn gặp nhau tại nhà ga Gaebong lúc 5 giờ. Hôm đó tôi rất là bận rộn nên tôi đến ga Gaebong vừa đúng 5 giờ mà không thể đến sớm hơn được. Tôi nghĩ rằng chị em đang đợi tôi ở đó nhưng ngược lại tôi đợi rất lâu mà không thấy chị em tới. Tôi đợi 5 phút mà không thấy chị em tới, 10 phút sau cũng không thấy. Thậm chí 20 phút sau cũng không thấy. Tôi rất thất vọng và quyết định đi về. Khi tôi đang lên xe chuẩn bị về thì chị em đó tới. Tôi hỏi:
“Tại sao chị em lại đến trễ vậy?” Chị em trả lời rằng:
“Trước đây 20 phút tôi đã đi đến Seoul-Incheon. Tôi nghĩ rằng mục sư đến Seoul-Incheon Highway nên tôi đến đó và đợi.”
Chị em thường đón xe buýt trên tuyến đường đến Seoul-Incheon Highway nên chị em suy nghĩ rằng tôi cũng đón xe buýt trên tuyến đường đó. Thật sự tôi đã đi tuyến Namboo Belt Parkway bởi vì giao thông trên tuyến Seoul-Incheaon Highway thường hay bị kẹt xe. Nơi mà chúng tôi hẹn là ga Gaebong nhưng chị em lại thêm suy nghĩ của mình nên đã đợi tôi tại Seoul-Incheon Highway. Chị em chắc gặp nhiều khó khăn khi phải cố gắng tìm kiếm tôi trên các xe đến từ Seoul-Incheon Highway. Chúng ta có thể trách chị em rằng chị em thì không đúng và sai lầm được không?
Trong đời sống tín-ngưỡng của chúng ta, nếu chúng ta không nhận Ngôi-lời cách chính xác như Ngôi-lời đã có và dù thêm một chút suy nghĩ của mình thì kết quả là chúng ta đi đến nơi ngược lại với ý tưởng Đức Chúa Trời và đợi ở nơi đó để gặp Ngài.
Công việc của các mục sư là gì? Thức dậy sớm cầu nguyện, đọc Kinh Thánh sau đó ăn sáng. Buổi chiều đi rao giảng, buổi tối chia sẽ Kinh Thánh, sau đó đi ngủ. Tôi không có làm nhiều việc nên tôi thường đọc Kinh Thánh. Hôm nọ đang đọc Kinh Thánh mà tôi cảm thấy chán. Tôi nghĩ nếu tôi muốn gặp Đức Chúa Trời thì tôi sẽ làm gì. Với suy nghĩ đó tôi khởi sự tìm kiếm trong Kinh Thánh. Mặc dù Đức Chúa Trời muốn gặp chúng ta nhưng Ngài không nói cho chúng ta biết nơi mà chúng ta sẽ gặp Ngài.
Nhưng mặc dù Giu-đa Ích-ca-ri-ốt biết nơi có Chúa Jêsus, ông cũng biết Chúa Jêsus đang ở trong vườn Ghết-sê-ma-nê. Nhưng ông đã đi gặp Chúa Jêsus với mục đích rất xấu.
Tôi đã tìm trong Kinh Thánh nơi mà con người có thể gặp Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể gặp Đức Chúa Trời ở đâu? Tôi có thể gặp Đức Chúa Trời ở nhà nguyện không? Hay là ở trên núi? Tôi biết một giáo sĩ ở Netherlands. Ông nghĩ rằng:
“Dường như những người Hàn Quốc có thể gặp Đức Chúa Trời khi họ lên núi.” Và ông nói tiếp:
“Chúng tôi là những người Hà-Lan đã gặp vấn đề lớn.”
“Tại sao?” Tôi hỏi.
“Bởi vì ở Netherlands không có núi. Người Hà-Lan không thể đi lên núi để cầu nguyện được.”
Ông đã làm trò cười về một vấn đề là sự thật ông không thể cầu nguyện trên núi được vì đất nước ông hầu hết là biển. Khi tôi đọc Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 25, tôi tìm thấy một nơi mà Đức Chúa Trời đã làm, nơi đó Ngài sẽ gặp chúng ta. Nơi đó là trên nắp thi ân. Từ Sáng-thế ký cho đến Khải-huyền tôi đã tìm kiếm rất nhiều lần nơi mà chúng ta có thể gặp Đức Chúa Trời và tôi không tìm thấy chỗ nào cả. Tuy nhiên, khi tôi đọc Xuất Ê-díp-tô ký đoạn 25 tôi tìm thấy nơi mà Đức Chúa Trời hứa gặp chúng ta là trên nắp thi ân. Trên nắp thi ân là nơi mà tội-lỗi được chuộc lại và được tha-thứ, chính là nơi chúng ta gặp Đức Chúa Trời. Tìm kiếm những gì mà Đức Chúa Trời muốn nói cho chúng ta qua Ngôi-lời thì rất là quan trọng. Có một người tên là Y-sác. Có ai biết Y-sác không? Y-sác là con trai của Áp-ra-ham, đúng không? Y-sác có hai con trai là Gia-cốp và Ê-sau. Ê-sau là anh cả; làm nghề thợ săn. Người có nhiều lông từ đầu cho đến chân. Em người là Gia-cốp lại không có lông. Khi Y-sác già gần chết, mắt người trở nên yếu và không thể thấy được. Người gọi đứa con lớn mà nói rằng:

“Nầy, cha đã già rồi, chẳng biết ngày nào phải chết; vậy bây giờ, cha xin con hãy lấy khí giới, ống tên và cung con, ra đồng săn thịt rừng cho cha, dọn một món ngon tuỳ theo cha sở thích; rồi dọn lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha chúc phước cho con trước khi chết.” (Sáng-thế ký 27:2-4)

Sau khi nghe lời đó, Ê-sau lập tức vào rừng săn thú. Lịch sử thường được làm nên vào ban đêm và trung tâm của tất cả những sự việc đó luôn là người phụ nữ. Khi đó Rê-bê-ca, vợ của Y-sác, mẹ của Gia-cốp và Ê-sau đã nghe được tất cả. Khi Rê-bê-ca nghe những gì mà Y-sác nói với Ê-sau, bà liền nói với đứa con trai yêu dấu của mình là Gia-cốp rằng:
“Con trai, cha con muốn chúc phước cho anh con và có bảo nó đi săn rồi. Làm sao con có thể mất sự chúc phước đó được. Không! Hãy nhanh lên, đem đến cho mẹ một con dê. Mẹ sẽ nấu và dọn một món ngon rồi con hãy mang đến cho cha con đặng người chúc phước cho con.” Khi Gia-cốp nghe như vậy, người bèn nói rằng:
“Không, thưa mẹ! Ê-sau là người có lông còn con thì không. Cha sẽ nhận ra khi người rờ đến con thì chắc con sẽ bị sự rủa-sả chứ chẳng phải là sự phước. Con sẽ làm được gì nữa khi phải chịu sự rủa-sả của cha con?”
“Con ơi đừng lo. Nếu con bị rủa-sả xin sự đó để cho mẹ chịu. Đừng nói gì nữa hết. Hãy làm theo những điều mẹ đã nói.”
Gia-cốp nhanh chóng mang dê con đến cho mẹ. Rê-bê-ca giết và làm thịt dê, dọn một món ngon nhất cho Y-sác, người cũng lấy da dê bao hai tay và cổ Gia-cốp. Xong rồi Gia-cốp đến trước mặt cha mà nói rằng:
“Thưa cha, con là Ê-sau. Con đã đi săn và dọn món ngon cho cha. Xin cha hãy dậy ăn ngon, rồi cha chúc phước cho con.”
Vì mắt Y-sác yếu nên không thấy được nhưng người nghe giọng nói lạ. Bèn hỏi rằng:
“Sao con đi săn được mau thế?”
“Ồ, thưa cha. Khi con đi, nhờ Đức Chúa Trời ban phước nên con mới được mau như vậy. Chỉ bắn một mũi tên là giết được thú.”
“Thôi được rồi. Hãy lại đây đặng cha rờ con xem có phải là con trai cha chăng?”
Y-sác rờ người thấy có lông do đó ăn và tin rằng Gia-cốp là Ê-sau nên chúc phước cho. Đó là câu chuyện mà chúng ta đã đọc sáng nay.
Một người bạn của tôi làm giáo sĩ ở khu vực thuộc vùng nhiệt đới của nước Brazil. Sông Amazon chạy ngang qua nước Brazil. Con sông này rộng hơn 40km. Ngày kia có một chiếc thuyền buồm vào sông đó sau khi đã trải qua rất nhiều ngày ngoài đại dương. Những người trên thuyền không còn nước uống. Mọi người rất khát nước, họ đang gần kề sự chết. Ngay lúc đó họ thấy một chiếc thuyền khác chạy đến. Tất nhiên thuyền này đang từ bến cảng đi ra. Những người này không biết trên thuyền đó có nhiều nước hay không. Tuy nhiên họ cũng cho thuyền đến gần và hỏi mua nước.
“Tất cả chúng tôi đều rất khát. Chúng tôi sẽ trả tiền cho các anh, xin hãy bán cho chúng tôi 50 gallon nước.” Những thủy thủ thuyền kia cười lớn và nói rằng:
“Tại sao các anh không múc nước ở dưới sông lên mà uống.”
Rồi họ tiếp tục chạy. Các thủy thủ này có nhiều hy vọng nhưng khi thuyền kia chạy qua rồi họ rất bực tức và thất vọng. Sau đó một thủy thủ trẻ không chịu nổi cơn khát bèn lấy thùng múc nước mà uống. Nhưng thủy thủ già đứng kế bên ngăn anh ta lại:
“Kìa, dừng lại. Mày không thể uống nước biển. Mày sẽ khát hơn. Đừng có làm như vậy.”
Mặc dù vậy, người này vẫn cứ uống nước. Một ngụm, hai ngụm, anh ta uống rất nhiều. Đột nhiên anh ta quăng thùng nước và cười lớn:
“Đây là một con sông!”
Thật vậy, chiếc thuyền đã thật sự vào con sông rồi nhưng mọi người vẫn cứ nghĩ rằng họ còn đang ở trên biển. Bởi vì con sông quá rộng. Những người khác đang ăn, uống và ngủ trên dòng sông này nhưng họ lại gần chết khát.
Tin-lành là như vậy đó các bạn, ngày hôm nay chúng ta đang rất gần ơn phước của Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng nhiều bạn ở đây cũng giống như những thủy thủ trên sông, họ suýt chết khát. Mặc dù chúng ta đang đứng trước Chúa Jêsus, là Đấng đã tha-thứ tội-lỗi và ban ân-điển cho chúng ta. Nhưng có những điều trong suy nghĩ đã ngăn cản chúng ta nhận được điều đó. Mặc dù Đức Chúa Trời ban ân-điển của Ngài cho chúng ta. Sở dĩ chúng ta không nhận được vì chúng ta thêm một chút suy nghĩ của mình ở trong Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Cũng như chúng ta cứ chờ đợi ở Seoul-Incheon Highway mặc dù là đã hứa hẹn ở ga Geabong.
Chúng ta cách xa với ý muốn của Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta cứ thêm cái suy nghĩ của mình. Giống như một người đang đau khổ vì cơn khát mặc dù họ đang ở trên dòng sông có nước tốt. Đức Chúa Trời rất gần gũi với chúng ta mà nguyên nhân nào làm chúng ta không gặp Đức Chúa Trời? Bởi vì chúng ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang ẩn núp. Chúng ta có suy nghĩ khác với suy nghĩ của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời biết về điều đó nên Ngài muốn chỉ cho chúng ta biết ý muốn của Ngài qua Kinh Thánh. Chúng ta hãy tìm xem Đức Chúa Trời muốn chỉ cho chúng ta điều gì qua Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 27. Sáng nay để cho các bạn dễ hiểu chúng ta sẽ đóng kịch. Tôi cần 4 diễn viên. Một người đóng vai cha, xin mời anh em Cho lên đây. Tôi cần một người đóng vai mẹ, ai có thể giúp tôi nào? Đừng có mắc cỡ. Hai thanh niên nữa lên đây, một người vai Ê-sau, một người vai Gia-cốp. Chúng ta sẽ xem thử Đức Chúa Trời muốn nói với chúng ta điều gì qua 4 diễn viên này.
Trong đoạn Kinh Thánh chúng ta vừa đọc, Y-sác có hai con trai. Ê-sau là anh của Gia-cốp. Ê-sau là thợ săn còn Gia-cốp chỉ ở nhà bám váy mẹ. Câu chuyện này có liên quan gì đến bạn hay không? Không hả? Không chính xác. Câu chuyện này hết sức cần thiết đối với bạn. Khi tôi đọc một đoạn Kinh Thánh nào đó tôi biết rằng có nhiều điều dạy dỗ cho tôi. Tôi thường cảm thấy bối rối khi không biết câu chuyện tôi vừa đọc nói lên điều gì. Thế nhưng khi chúng ta đọc Kinh Thánh kỹ lưỡng thì biết được bí mật ẩn giấu trong Kinh Thánh. Khi các bạn nhận biết bí mật của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban phước cho các bạn.
Trong câu chuyện này, Y-sác nói với Ê-sau:
“Hãy đi săn và dọn một món ngon cho cha ăn đặng linh hồn cha chúc phước cho con.”
Vì Ê-sau rất muốn nhận được phước nên khi nghe cha nói như vậy người liền đi săn. Tuy nhiên mẹ người đã nghe hết tất cả. Khi bà thấy Y-sác muốn chúc phước cho con trưởng nam, bà nghĩ rằng: “Không thể có chuyện này, con út yêu quý của tôi sẽ nhận được chúc phước.” Để cho đứa con yêu của bà nhận được chúc phước, bà nói rằng:
“Gia-cốp, cha con muốn chúc phước cho anh con. Con không thể mất điều phước này. Hãy bắt lại đây một con dê đặng mẹ làm món ngon rồi con sẽ mang đến cho cha. Cha sẽ chúc phước cho con”. Mắt Gia-cốp sáng lên.
“Wa…a… mẹ thật tuyệt vời. Mẹ thật sự yêu thương con hết lòng. Nhưng mẹ ơi! Anh con có lông. Mặc dù mắt cha con không thấy nhưng khi rờ đến con, cha sẽ nhận ra con. Cha sẽ không chúc phước con mà sẽ rủa-sả con.”
“Con ơi, đừng lo! Mẹ chịu sự rủa-sả mà con sẽ nhận. Hãy bắt dê đến đây.”
Trong khi Gia-cốp bắt con dê thì Ê-sau làm gì? Người rất khó nhọc để tìm những con heo rừng, con dê hay là những con thỏ. Đúng không? Người phải vất vả rất nhiều để băng qua những ngọn đồi, ngọn núi. Gia-cốp không có vất vả, người đi bắt con dê một cách tự nhiên. Người không có làm việc gì hết, phải không? Chỉ có mẹ người là Rê-bê-ca làm việc. Bà xắt thịt, nướng rồi dọn lên mâm chuẩn bị một bữa ăn chu đáo. Xong bà đặt món ngon mà cha ưa thích lên tay Gia-cốp, bà cũng lấy quần áo của Ê-sau mặc cho người và lấy lông dê bọc xung quanh tay và cổ người. Rồi bà bảo người đến trước Y-sác.
“Thưa cha, con đây.”
“Con là đứa nào?”
“Con là Ê-sau, con trưởng nam của cha.”
“Ô, sao hôm nay con đi săn về sớm vậy?”
“Vâng thưa cha, Đức Chúa Trời sắm sẵn một con dê nên con mới được nhanh như vậy. Xin cha hãy dậy ăn và chúc phước cho con.”
“Hãy lại đây đặng cha rờ đến con.”
Y-sác bèn rờ. Thấy có lông, người không nghi ngờ gì hết mà chúc phước cho Gia-cốp. Sau khi Gia-cốp nhận được chúc phước thì Ê-sau đi săn đổ mồ hôi về. Làm một món mà cha người ưa thích rồi mang đến cho cha.
“Cha ơi, con đã đi săn trở về và nấu món ăn như lời cha dặn. Xin hãy ăn rồi chúc phước cho con.”
“Cái gì? Con là đứa nào?”
“Cha ơi, con là Ê-sau.”
“Hả, Ê-sau nào ở đây. Con là Ê-sau? Làm gì có hai Ê-sau? A, thôi cha hiểu rồi, Gia-cốp em con đã làm điều này.”
“Cha ơi, không có điều phước nào cho con sao?”
“Không.”
“Cha ơi cũng hãy chúc phước cho nữa.”
Ê-sau bèn cất tiếng khóc lớn. Y-sác nói rằng:

“Nầy, nơi con ở sẽ thiếu màu mỡ của đất, cùng sương móc trên trời sa xuống. Con sẽ nhờ gươm mới được sống, và tôi tớ cho em con. Song khi con lưu lạc rày đó mai đây, sẽ bẻ cái ách của em trên cổ con vậy.” (Sáng-thế ký 27:39-40)

Người không chúc phước cho Ê-sau mà rủa-sả. Chúng ta hãy suy nghĩ sâu sắc sẽ thấy bí mật của Đức Chúa Trời ngay bây giờ. Hai người đóng vai hai con trai hãy đứng ở đây. Cả hai đều muốn chúc phước nhưng một người được chúc phước còn một người bị rủa-sả. Mặc dù các bạn đều cố gắng dâng hiến một phần mười và giữ ngày Sa-bát nhưng có người nhận ân-điển cách đầy đủ và được phước, có người lại bị rủa-sả. Làm thế nào mà chúng ta nhận được chúc phước hay rủa-sả? Tôi tin rằng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Kinh Thánh để hiểu biết điều này. Nếu chúng ta không biết chính xác ý muốn thiêng-liêng của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh thì dù chúng ta cố gắng hết sức cũng không làm được điều gì cả.
Khoảng hơn 100 năm trước, Tin-lành đến nước Hàn Quốc. Trong một thời gian dài mà đất nước chúng ta không tin có Đức Chúa Trời. Mọi người thờ cúng con rồng, thần lửa, thần hộ mệnh. Họ quỳ lạy những thần hay những tượng bằng đá, đời sống họ có nhiều mê-tín dị-đoan và tin vào quỷ. Họ chỉ biết làm như vậy bởi vì họ không biết có một Đức Chúa Trời thật.
Các giáo sĩ phải mất nhiều mồ hôi và nước mắt mới đưa Tin-lành vào đất nước ta. Do đó mọi người mới biết về Chúa Jêsus và Đức Chúa Trời. “A ha! Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên trời đất. Ngài là Thượng Đế. Chúa Jêsus yêu thương chúng ta.” Nhưng mặc dù họ biết về điều này, họ lại không biết thờ phượng Ngài như thế nào.
Người xưa nói rằng quỷ sẽ nghe tiếng bạn khi bạn cầu xin nó. Con người khi đi đến nhà thờ thì chỉ có chăm chỉ mà thôi. Họ cầu nguyện và khóc lóc cả đêm, dâng hiến nhiều và làm việc hết mình. Tuy nhiên bất cứ khi nào Đức Chúa Trời nhìn thấy họ Ngài sẽ nói rằng lòng chân thật các ngươi thật đáng khâm phục, nhưng đó không phải là cách của ta. Nếu như vậy thì làm sao chúng ta đến với Đức Chúa Trời được. Bởi vì con người không biết cách nào để đến với Đức Chúa Trời nên họ đã đi theo sự hiểu biết của mình. Đức Chúa Trời đã viết Kinh Thánh để nói cho chúng ta câu chuyện về một người bị rủa-sả và một người được chúc phước mặc dù cả hai người đều muốn nhận được chúc phước. Lúc đó họ nhận ra rằng: “A ha, đây là cách mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta đến trước mặt Ngài.”
Người cha trong câu chuyện này là hình bóng của Đức Chúa Trời, người mẹ là hình bóng của Đức Chúa Jêsus Christ. Người anh trai (Ê-sau) là hình bóng của một người cố gắng làm hết sức mình để nhận được chúc phước. Người em (Gia-cốp) là hình bóng của người nhận được ân-điển bởi sự giúp đỡ của Chúa Jêsus mặc dù người đó không làm việc gì hết. Các bạn có hiểu không? Đó là cốt lõi của Kinh Thánh. Nếu chỉ có “nhai” “vỏ” bên ngoài của Kinh Thánh mà không “ăn” “nhân” bên trong thì cũng giống như nhai vỏ đậu phụng hay vỏ hạt dẻ; chỉ có miệng của bạn bị châm chích mà thôi. Nếu chỉ có “nếm” về bề ngoài của Kinh Thánh thì có cảm thấy ngon không? Hoàn toàn không có mùi vị gì cả. Cái “nhân” của Kinh Thánh là tất cả những gì bạn gọi là bí mật thiêng-liêng. Có phải Ê-sau đã làm tất cả những gì cha người dặn biểu không? Người đã làm việc chăm chỉ vất vả, đúng không? Nhưng người nhận được chúc phước hay rủa-sả?
Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 27 câu 40 chép:

“Con sẽ nhờ gươm mới được sống.”

Các bạn ơi! Sự rủa-sả mới kinh khủng đến dường nào. Kẻ thù của Ê-sau ở khắp mọi nơi và Ê-sau phải sử dụng gươm mọi lúc. Lúc nào người cũng cảm thấy bất an và không thể nào ngủ được. Người sẽ không hưởng được những sương tốt trên trời rơi xuống, mặc dù cày cấy mà không có kết quả. Đó là sự rủa-sả mà Ê-sau phải chịu.
Trước đây rất lâu, khi tôi chưa biết về bí mật của Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ: “Sao kỳ lạ quá. Nếu Y-sác không chúc phước cho con mình thì tại sao không nói rằng: Người sẽ sanh nhiều con, giàu có, khoẻ mạnh hay nhiều điều khác nữa?” Y-sác không chúc phước như vậy. Con của ông đã cố gắng hết sức đi săn như lời ông dặn nhưng ông đã làm gì? Rủa-sả nó. Điều này có nghĩa là mặc dù tôi cố gắng hết sức vâng theo lời của Đức Chúa Trời nhưng tôi cũng chỉ có thể bị sự rủa-sả trước mặt Ngài, bởi vì chúng ta không thể vâng lời Đức Chúa Trời được.
Có lẽ những gì mà Gia-cốp làm thì không tốt. Có một câu chuyện về người đàn ông tên Nolbu. Nolbu không được nhiều người yêu thích vì ông vào rẫy dưa hấu lấy đinh đóng vào những quả dưa hấu làm cho dưa hấu hư hết và ông còn chọc ghẹo những người nữ đang đội bình nước trên đầu đi lấy nước.
Gia-cốp là đứa trẻ có vấn đề và phạm tội. Đó là lý do mà người cha yêu thương con lớn và người mẹ lại yêu con út. Đức Chúa Trời thì yêu thương người tốt còn Chúa Jêsus yêu thương người có tội. Đúng không? Dạ, đúng rồi. Ê-sau là người cố gắng đi đến với Đức Chúa Trời với kết quả của mình, nhưng Đức Chúa Trời không thích những người đến với Ngài qua kết quả và việc làm của họ. Các bạn cần đến với Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus Christ.
Chúng ta hãy tiếp tục với câu chuyện hồi nãy. Con thứ hai nhận được chúc phước lớn từ cha. Người nhận được tất cả những ơn phước mà cha người có. Cha người không còn điều phước nào để cho người nữa. Thế nhưng, người con này đã làm gì mà nhận được sự chúc phước như vậy. Nó có hăng hái đi săn không? Không có. Nó không làm việc gì cả. Mẹ nó đã chuẩn bị mọi thứ để cho nó có thể nhận được sự chúc phước. Nói một cách thiêng-liêng thì chúng ta chỉ có thể mang những gì mà Chúa Jêsus đã chuẩn bị để đi đến trước mặt Đức Chúa Trời. Để nhận được sự chúc phước của Đức Chúa Trời. Khi người con hỏi mẹ rằng:
“Nếu con bị rủa-sả thì như thế nào?” Lúc đó mẹ trả lời rằng:
“Mẹ sẽ chịu sự rủa-sả đó thay cho con.”
Chúa Jêsus hứa rằng Ngài sẽ chịu hết tất cả những sự rủa-sả mà đáng lẽ ra chúng ta phải chịu.
Đây là lý do mà tôi chọn câu chuyện này để nói với các bạn ngày hôm nay. Tôi là một mục sư, tôi có nhiều Hội Thánh và giảng Ngôi-lời của Đức Chúa Trời ở nhiều nơi. Tôi không biết liệu họ có biết về những điều tôi nói hay không. Nhưng có rất nhiều người cố gắng đến với Đức Chúa Trời với lòng sốt sắng trong việc đi làm chứng, truyền giảng, truyền đạo, dâng hiến và cố gắng không phạm tội.
Năm năm hay sáu năm trước đây, tôi có dẫn dắt một buổi nhóm tại núi Jiri. Trong lần nhóm đó có rất nhiều người tập trung. Ngày kia, sau khi nhóm buổi sáng xong tôi hỏi: “Nếu ai trong các bạn muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì hãy đến lều của tôi.” Có vài người đến. Bốn hay năm người đến đúng giờ hẹn. Tôi bắt đầu giảng từng bước về cách để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và có nhiều người nhận được sự tha-thứ. Lúc gần tới giờ ăn tối thì có một cô gái đến. Tôi hỏi cô ta về nhiều điều và sau khi nghe cô trả lời thì tôi nói với cô về tội-lỗi của chúng ta được tha-thứ bằng cách nào. Tôi giải thích về cách mà tội-lỗi của chúng được chuyển qua Đức Chúa Jêsus Christ. Tội-lỗi của chúng ta được sạch nhờ sự đóng đinh của Chúa Jêsus trên thập tự giá như thế nào. Và chúng ta phải làm gì khi vi phạm luật-pháp. Tôi cũng nói về cách mà tội-lỗi được tha-thứ. Tôi cũng nói về ví dụ để nhận được sự tha-thứ là câu chuyện của quan tổng binh Na-a-man và vua Đa-vit đã phạm tội ở Cựu-ước. Cuối cùng trước khi kết thúc tôi đọc cho cô ta nghe Kinh Thánh Hê-bơ-rơ 10:17

“Ta sẽ chẳng còn nhớ đến tội-lỗi gian ác của chúng nó nữa.” (Hê-bơ-rơ 10:17)

Khi cô gái nghe tôi đọc câu này thì cô bật khóc. Bấy giờ là mùa hè nên cửa sổ đang mở. Cô gái không thể ngừng khóc được. Tôi sợ những người khác sẽ hiểu lầm là tôi đánh cô ta. Tôi không biết nói với cô ấy về điều gì. Cô cứ ngồi và khóc gần 1 tiếng đồng hồ, tôi rất bối rối nhưng tôi không thể bỏ cô ta một mình như vậy được. Tôi thuyết phục cô bình tĩnh lại. Cuối cùng cô ngừng khóc và kể cho tôi nghe về chuyện quá khứ của cô.
“Mục sư ơi, mẹ tôi qua đời khi tôi học cấp hai. Sau đó mẹ ghẻ đến. Tôi không thể sống chung với người đó. Ngày kia tôi lấy hành lý và tiền học phí mà cha tôi đã cho rồi đi ra khỏi nhà.”
Cô đi đến một thành phố và nơi đây cô đã bị xúc phạm. Cô bị bắt hầu việc trong nhà chứa và đã kiệt sức sau vài năm. Cô buông thả cuộc đời của mình vì nghĩ rằng mình là đồ rác rưởi. Nhưng một hôm, cô gặp một người đàn ông. Người đàn ông đó yêu cô tha thiết cho dù cô là người xấu xa dơ bẩn như thế nào. Người đàn ông này vẫn yêu cô không phải vì tình dục mà yêu bằng cả trái tim của mình, cô ấy nghĩ thầm rằng: “Làm sao mà anh ấy yêu mến mình như vậy? Mình rất là dơ bẩn vậy mà tại sao anh ấy lại yêu mình?” Cô ấy rất cảm kích đến nỗi nghi ngờ phải chăng đây là một giấc mơ. Một ngày kia, người đàn ông đến và nói rằng:
“Đừng nói gì hết, hãy theo tôi.”
Cô gái theo ông và ông dẫn cô đến nhà của mình. Mặc dù không tổ chức lễ cưới nhưng cô đã sống như là vợ của ông. Cô gái nói với tôi rằng đó là những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời cô. Mặc dù họ nghèo và khó khăn nhưng họ rất hạnh phúc.
Hai năm trôi qua mà cô vẫn chưa có con. Mẹ chồng luôn hỏi rằng: “Có thai chưa? Chưa có hả?” Không biết ra từ miệng ai mà tất cả mọi người trong gia đình đều biết quá khứ của cô là gái mại dâm. Khi bố mẹ chồng và nhà chồng biết điều này. Mỗi khi ăn tối cha chồng thì quay mặt đi chỗ khác. Mẹ chồng miệng cứ kêu con yêu, con yêu mà không nhìn mặt cô. Anh chị của chồng cũng không nói chuyện với cô.
Mặc dù sống chung trong một nhà nhưng ngôi nhà như trở nên địa ngục đối với cô. Cô không thể sống trong ngôi nhà đó được vì cô cảm thấy rất bất an. Thậm chí khi cô đi nhà thờ cô cũng không dám nhìn mặt người khác. Cô ngồi ở phía sau và đi về ngay khi buổi nhóm vừa kết thúc, không ai biết cô hết. Cô không đến giếng lấy nước vì những người hàng xóm luôn nói xấu về cô. Cô sống trong cô đơn. Khi cô nghe có nhóm ở núi Jiri, cô đã quyết định đến dự.
Lòng cô ta rất đầy đủ. “Tôi có thể quên hết quá khứ của tôi.” Chúa Jêsus đã rửa sạch tội-lỗi của tôi như đã chép trong Kinh Thánh Hê-bê-rơ đoạn 10. Bởi vì Đức Chúa Trời đã hứa không còn nhớ đến tội-lỗi của cô nữa. Cô rất là vui sướng đến nỗi không kiềm chế được. Đó là lý do tại sao cô lại khóc như vậy. Sau đó mục sư mà thuộc về nhà thờ của cô mời tôi để tổ chức nhóm trong nhà thờ đó một tuần.
Trong Hội Thánh đó có khoảng 600 hay 700 người. Hôm nọ, tôi đang ngồi nghỉ sau khi giảng xong thì một người níu tay áo tôi. Khi tôi nhìn xem là ai thì thấy cô gái ấy.
“Mục sư ơi! Chồng tôi hôm nay đi nhóm lần đầu tiên.”
Từ lúc đó tôi không còn gặp cô ấy nữa. Tôi cũng không biết tên cô. Các bạn à, đó là người phụ nữ mà chưa từng làm được điều gì tốt. Cô có một cuộc đời dơ bẩn. Tuy nhiên tất cả tội-lỗi của cô đã được Chúa Jêsus tha-thứ và hiện giờ cô có đời sống thật tốt đẹp, sạch sẽ và được phước trước mặt Chúa. Cũng giống như người đàn bà Sa-ma-ri, người đàn bà phạm tội tà dâm, người thâu thuế… Những người có nhiều tội-lỗi mà họ không cần cố gắng để rửa sạch tội-lỗi của mình vì Đức Chúa Jêsus đến và làm mọi thứ cho họ rồi.
Thế nhưng các bạn ơi, ngày nay chúng ta lấy lòng như thế nào? Chúng ta hỏi ngược lại rằng dù Kinh Thánh nói như vậy mà có phải không cần làm gì cả cũng được sao? Chúng ta chỉ cần nằm chờ sung rụng thôi hay sao? Ở đây không có ý nghĩa như vậy.
Sáng hôm nay tôi mong muốn và xin các bạn bỏ suy nghĩ của mình và lắng nghe một cách chi tiết. Tại sao Ê-sau bị rủa-sả? Người đã rất cố gắng sống theo Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Người rất cố gắng làm theo những gì cha dặn biểu. Người làm việc rất chăm chỉ nhưng kết quả lại bị rủa-sả. Nếu bạn cố gắng sống theo Kinh Thánh, bạn cũng chỉ có bị rủa-sả. Bởi vì chúng ta không thể sống theo như Kinh Thánh được.
Nếu các bạn có thể sống theo Kinh Thánh thì không cần thiết phải có Chúa Jêsus đúng không? Dạ không. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời ban cho chúng ta con của Ngài là Chúa Jêsus. Mẹ của Gia-cốp, Rê-bê-ca là hình bóng của Chúa Jêsus Christ. Bà đã sẵn sàng mọi thứ cho con trai, người có nhiều vấn đề liên quan đến tội-lỗi nhưng có thể đến trước mặt cha và nhận được chúc phước. Con trai có đụng ngón tay đến điều gì không? Ai đã đặt ra kế hoạch từ đầu cho đến cuối để con trai nhận được chúc phước. Người mẹ đã làm tất cả. Khi Gia-cốp nói: “Con không thể làm được.” Bà đã trả lời: “Đừng nói gì hết, hãy làm những gì mà mẹ đã dặn biểu. Mẹ tin khi con thực hiện theo kế hoạch của mẹ chắc chắn con nhận được chúc phước.” Người mẹ đã làm tất cả, nếu con mình đến trước mặt cha mà bị phát hiện thì mẹ sẽ chịu tất cả trách nhiệm và chịu sự rủa-sả thế cho con. Ai đã chuẩn bị thức ăn tốt nhất cho Gia-cốp, những món mà cha người yêu thích? Người mẹ đã làm. Mẹ đã làm mọi thứ để khi con của bà đến trước mặt cha mà không thiếu gì cả.
Đời sống tín-ngưỡng có hai loại. Một là cố gắng hết sức làm theo Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Phải lao động và làm việc vất vả. Tuy nhiên còn có một cách khác là nói rằng: “Con không có cách nào để sống như Ngôi-lời của Chúa. Xin Chúa làm cho con.” Và lấy đức-tin này mà đi đến Chúa Jêsus không có thêm nổ lực của chính mình, kết quả của mình hay tất cả những gì của mình. Chỉ có hai cách như vậy thôi.
Hầu hết mọi người nói rằng: “Tôi đã làm việc với đức-tin nơi Chúa Jêsus. Tôi có thể làm được gì không? Không thể. Chúa Jêsus phải làm cho tôi.” Đúng không? Nhưng khi không làm được thì bạn cố gắng làm, không làm được và ngã thì cố gắng làm một lần nữa. Đó là lý do tại sao mà tín-ngưỡng của bạn cứ lẩn quẩn nơi thất-vọng và sa-sút. Bạn cảm thấy tốt khi đức-tin của bạn được thức tỉnh nhưng điều này không tồn tại lâu, qua mấy ngày sau điều này mất rồi. Khi bạn lên núi cầu nguyện dường như trong lòng bạn được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Khi bạn nói tiếng lạ hay nói tiên tri bạn cảm thấy rằng mình có đức-tin rất tốt. Tuy nhiên bạn không làm được điều đó lâu bạn lại bị thất vọng một lần nữa vì các bạn tự làm.
Khi đến Tết mọi người thường nói rằng: “Trong năm nay, tôi phải có đức-tin lớn, tôi sẽ cải tà quy chính, sẽ bắt đầu lại tất cả.” Sau khi bạn cầu nguyện như vậy bạn làm mọi thứ với một lòng mới. Tuy nhiên quyết định của bạn chỉ thực hiện được trong vài ngày vài tuần. Hoặc có bạn thì chỉ thực hiện được trong vài giờ. Như vậy đó, và chúng ta sẽ tự nhiên rơi vào thất vọng và sa ngã là đương nhiên. Đó chính là lý do mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Chúa Jêsus.
Xin hãy nghe tôi nói rõ ràng. Tôi hỏi các bạn điều này. Các bạn cho rằng mình như là Gia-cốp hay Ê-sau? Nhìn thấy Ê-sau theo quan niệm và đạo đức của con người thì Ê-sau hiền lành hơn. Nhưng bạn có hiền lành của mình hay những điều tốt của mình thì bạn không thể chấp nhận những gì của Đức Chúa Jêsus Christ.
Các bạn nhìn xem, cái ly trong tay phải của tôi thì không có gì còn cái ly trong tay trái thì đầy nước. Đúng không? Tôi có thể rót thêm nước vào ly đã đầy không? Không thể được. Nhưng khi bạn rót nước vào ly trống thì như thế nào? Khác nhau điều gì? Nói cách khác, ân-điển của Đức Chúa Trời chỉ thật sự vào trong lòng bạn khi trong lòng bạn không có gì cả. Nếu lòng của các bạn không phải là trống không nhưng có nhiều điều tốt mà bạn đã làm cho Chúa, bạn nghĩ rằng: “Tôi là một cơ đốc nhân từ khi mới lọt lòng mẹ. Tôi đã đi nhà thờ đó từ khi nó mới thành lập. Nếu mà không có tôi thì nhà thờ đó không thể tiếp tục xây dựng được, tôi đã bán đất của mình để xây nhà nguyện. Tôi đã thăm viếng trại mồ côi. Giúp đỡ người nghèo…” thì lòng bạn không còn chỗ cho ân-điển của Đức Chúa Trời vào nữa. Bởi vì Ê-sau rất tốt, người luôn làm vui lòng cha mình. Chỉ một mình người đi săn giỏi. Người nghĩ rằng chừng đó đã đủ rồi. Tuy nhiên kết quả lại trái ngược với suy nghĩ. Đó là sự rủa-sả. Hay nói cách khác, bởi vì Gia-cốp không làm tốt được điều gì trước mặt cha hết nên người rất sợ khi đến trước cha mình. “Cha tôi ghét tôi. Tôi có làm gì tốt đâu mà cha tôi lại chúc phước cho tôi? Mẹ ơi, hãy để mặc con, hãy để anh con được chúc phước.” Rê-bê-ca đã nói điều gì? “Đừng có lo, mẹ sẽ chịu trách nhiệm.” Vì thế Gia-cốp đến trước mặt cha bởi chỉ công việc của mẹ mình làm, còn người không làm gì cả. Có nhiều người muốn dựa vào khả năng và năng lực của mình. Cũng có người chỉ nhờ vào công việc của Chúa Jêsus bởi vì họ nhận ra rằng tự họ không có điều gì tốt đẹp.
Sáng nay tôi muốn kiểm tra trong lòng của các bạn, có được không? Chúng ta sẽ kiểm tra xem đời sống thuộc linh của mình như thế nào. Giống như là kiểm tra sức khoẻ, chúng ta cũng sẽ kiểm tra về thuộc linh. Được không các bạn? Khi tôi hỏi xin các bạn hãy giơ tay tùy theo trong lòng và lương tâm của các bạn. Một hôm khi bạn đến nhà thờ để thờ phượng. Trong ngày đó bạn dâng hiến một phần mười, cầu nguyện và hầu việc nhiều. Sau đó bạn đi đến trước mặt Chúa bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn sẽ cảm thấy rất dạn dĩ đúng không?
Nhưng chúng ta hãy nói về một ngày khác, là ngày mà chúng ta đến với Chúa sau khi đánh nhau với người hàng xóm hay là với vợ hoặc chồng của mình. Thêm vào đó, bạn đến với Chúa mà cũng không có dâng hiến, hay là cũng không có lòng chấp nhận Ngôi-lời của Chúa. Lúc đó lòng bạn sẽ như thế nào? Sự cầu nguyện dường như không đến với bạn phải không? Tín-ngưỡng của bạn sẽ như thế nào? Vì những điều gì mà lòng các bạn cảm thấy vui mừng khi đi đến trước mặt Đức Chúa Trời? Nếu không có lòng vui mừng thì tại sao không có lòng vui mừng? Khi việc làm của bạn tốt thì bạn vui mừng, việc làm của bạn không tốt thì bạn không có lòng vui mừng. Nếu như vậy thì không phải các bạn là người nhờ cậy Chúa mà là người nhờ cậy việc làm của mình và đi theo điều ấy.
Nhiều người hỏi rằng tại sao mục sư lại nói về điều này? Tôi nào có đi đến với Chúa bởi việc làm của mình đâu? Chỉ bởi ân-điển của Đức Chúa Jêsus mà thôi. Nhiều người chỉ nói với môi miệng của họ nhưng thật sự họ chỉ dựa vào công việc của mình. Hầu hết mọi người điều hiểu Kinh Thánh nói như thế nào?
Đa-vít rất dũng cảm khi đến trước Gô-li-át. Chúng ta cũng lấy lòng dũng cảm mà sống. Giô-sép không tự làm hại đức-tin của mình thậm chí khi ở trong tù. Chúng ta cũng không làm hại đến thuộc linh của chúng ta. Ma-ri Ma-đơ-len gặp được Đức Chúa Trời trong sự hoạn nạn của mình. Chúng ta cũng như vậy. Chúng ta cũng yêu thương lẫn nhau.
Nhiều người cũng nói giống như vậy. Nhưng Kinh Thánh không dạy chúng ta nói như vậy. Các bạn à, Kinh Thánh không nói chúng ta làm những việc như vậy. Kinh Thánh dạy chúng ta nói rằng: “Đức Chúa Trời ôi con không thể làm được gì hết.” Bởi vì chúng ta không xứng đáng, lúc đó do sự giúp đỡ của Chúa Jêsus chúng ta có thể làm điều đó được. Có người nghĩ rằng mình có thể làm được thì không nhận được sự giúp đỡ của Chúa Jêsus .
Ngày kia, Chúa Jêsus nói chuyện về sự cầu nguyện của người thâu thuế và người Pha-ri-si. Các bạn có nhớ không? Người thâu thuế nói rằng: “Đức Chúa Trời ơi, xin thương xót con vì con là người có tội.” Đúng không? Khi người thâu thuế cầu nguyện, ông không xưng từng tội như là con đã phạm tội tà dâm, con đã ăn cắp… thay vào đó ông thú tội một cách tự nhiên, giống như bài giảng ngày hôm qua. “Bản chất con là một tội nhân. Không có điều gì tốt trong con.” Còn người Pha-ri-si thì nói rằng: “Tôi làm điều này tốt, điều kia cũng tốt.” Đó là lý do mà Đức Chúa Trời không xưng người Pha-ri-si là công-bình mà Ngài lại xưng người thâu thuế là công-bình. Bởi vì người Pha-ri-si nghĩ rằng mình là người công-bình, mình không cần nhận sự công-bình từ nơi Đức Chúa Trời. Người thâu thuế đến với Chúa như là một tội nhân nhưng khi trở ra lại là người công-bình. Người Pha-ri-si đến với Chúa mà nghĩ rằng mình là công-bình cuối cùng lại là một tội nhân. Đó là những gì đã nói trong Kinh Thánh đúng không?
Tôi nghĩ rằng câu chuyện này đã được nhắc đến một cách giáo điều nhưng xin hãy lắng nghe tôi nói. Chúng ta tiếp tục nói về điều này. Khi Gia-cốp đến trước cha để nhận được chúc phước. Để có thể làm được thì phải có vài điều kiện. Trước hết, khi đến trước cha, Gia-cốp phải được bao bọc bởi lông dê. Nếu Gia-cốp để lộ ra một chút những gì thuộc về mình thì chắc chắn Gia-cốp sẽ bị rủa-sả. Gia-cốp được chúc phước bởi vì Gia-cốp được che dấu cách hoàn toàn.
Bây giờ tôi đang ở Busan để nhóm truyền giảng này. Phải tốn nhiều tiền cho tổ chức nhóm như thế này. Tôi không biết phải tốn bao nhiêu tiền nhưng tôi tin rằng tiền này được các anh chị em thầm lặng dâng hiến và chuẩn bị đủ mọi thứ để có thể nhóm được. Nhiều người dâng hiến để cho chúng ta trả tiền quảng cáo trên ti vi. Khi chúng ta làm tờ rơi hay áp-phích thì nhiều người đã đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền. Cảm ơn Chúa một điều là nhiều người dâng hiến tiền cho Đức Chúa Trời nhưng không có ai tỏ ra là chính họ đang làm. Thay vào đó, họ đã giấu mình mà làm việc cho Đức Chúa Trời. Phía sau lưng các bạn có một thùng dâng hiến. Vào buổi tối có nhiều người dâng hiến qua ân-điển và với lòng cảm tạ Chúa mặc dù chúng ta không biết ai đã làm điều này. Dâng hiến cách bí mật thì khác với dâng hiến mà tỏ mình ra.
Nhiều người được chúc phước khi họ ẩn giấu mình nhưng nhiều người muốn tỏ ra công việc của họ. Bất cứ khi nào họ dâng hiến, họ tặng cho Hội Thánh một cây đàn Piano hay họ xây bục giảng họ điều tỏ ra họ đã làm như vậy. Tuy nhiên, nếu họ tỏ ra những gì mình đã làm nhưng sau đó lại tỏ ra những điều đó là không tốt, chỉ toàn là xấu. Chúng ta có như vậy không?
Hình của tôi được chiếu trên ti vi và in trên các áp-phích. Nếu chúng ta đặt hình trên các tờ rơi mà chỉ có hình con mắt thôi bởi vì mục sư có con mắt đẹp. Hay là vì mục sư có miệng đẹp nên bạn chỉ lấy hình của miệng tôi và in trên các áp-phích. Chúng ta có làm như vậy không? Mục sư có mũi đẹp, chúng ta hãy lấy hình mũi của mục sư mà in trên tờ quảng cáo. Không ai làm như vậy cả. Nếu bạn muốn in hình thì bạn phải in toàn bộ khuôn mặt. Mặc dù khuôn mặt đẹp hay xấu. Cũng vậy, không chỉ có những việc tốt mới được bày tỏ ra trước mặt Đức Chúa Trời mà kể cả những việc xấu. Tất cả những gì xấu xa và dơ bẩn của chúng ta điều được bày tỏ ra hết. Vì thế chúng ta phải được che đậy trước khi đến trước mặt Đức Chúa Trời. Ngay cả khi bạn dâng cho Đức Chúa Trời mà bạn tỏ ra chính mình là người làm điều đó thì cũng không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Khi Hội Thánh bạn cần đàn Piano, bạn liền tặng đàn Piano. Bạn tặng bàn giảng khi Hội Thánh cần. Nhưng không phải bày tỏ hay nhân danh của bạn mà bày tỏ nhân danh Chúa Jêsus, hãy che giấu chính mình.
Ngày nay nhiều người ở Hàn Quốc đã sai lầm về tín-ngưỡng qua những việc giống như thế nầy. Vài người khi dâng hiến thì ghi là Đức Chúa Trời là cha của chúng tôi. Tôi cảm ơn Chúa nhiều đã ban cho tôi mới mở một thẩm mỹ viện đẹp. Vì thế họ viết tên mình ở trong bao thư dâng hiến là chấp sự Kim… Mục sư đứng lên trước bục giảng nói rằng chấp sự Kim… dâng hiến cảm tạ bởi vì lần này mở một thẫm mỹ viện đẹp ở nơi ngã tư Shinsadong-Gangnam. Điều này đã làm sai lạc về tôn giáo. Đức Chúa Trời ơi, cảm ơn Ngài đã cho phép con tôi được đi du học nước Mỹ và lấy được bằng tiến siõ. Đây là một sự tạ ơn mà tỏ ra chính con của mình. Nhiều người không biết rằng Đức Chúa Trời thấy những sự việc đó dơ bẩn biết dường nào.
Buổi tối nay, ở phía sau lưng các bạn cũng có một thùng dâng hiến. Nếu trong các bạn có vài người nhận được ân-điển và có lòng muốn cảm tạ, và các bạn muốn cảm tạ bằng cách dâng hiến thì hãy dâng hiến. Nhưng hãy che giấu chính bạn mà tỏ ra Chúa Jêsus. Đó là điều mà Đức Chúa Trời mong muốn. Hiện nay ở trong Hội Thánh Hàn Quốc tỏ ra con người rất mạnh, rất nhiều người tỏ ra con người đến nỗi Đức Chúa Trời không có dịp để tỏ ra mình, không chỗ nào cho Đức Chúa Trời hành động. Điều kiện thứ nhất mà Gia-cốp nhận được sự phước của cha là che giấu bản thân mình.
Các bạn thân mến! Bây giờ chưa phải là quá trễ. Nếu các bạn có lỡ khoe khoang về những việc nhỏ mà mình đã làm trước mặt Đức Chúa Trời hoặc dù chưa tỏ ra mà có lòng muốn tỏ ra thì hãy coi như mình đáng xấu hổ và hãy che giấu bản thân mình. Bạn phải che giấu tất cả những điều tốt hay xấu mà bạn đang có được như Gia-cốp. Thậm chí khi cha người rờ đến mà không biết đó là Gia-cốp vì đã được bao phủ bởi một lớp lông dê. Cũng một cách như vậy, chính chúng ta cũng phải được bao phủ. Bởi cái gì? Chúng ta phải được bao phủ bởi công lao của Đức Chúa Jêsus. Khi Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta, chúng ta không có gì tỏ ra cho Đức Chúa Trời thấy. Ngài chỉ có nhìn thấy công việc của Chúa Jêsus đã làm.
Nếu một người đến trước mặt Đức Chúa Trời và nhận được chúc phước thì người đó phải nói điều gì khi vào nước Thiên-đàng? Tôi không có công lao gì cả. Người đó không phải nói với môi miếng nhưng thật trong lòng của người đó.
Có người nói: “Ồ, tôi đã làm được gì nào? Không có mà.” Họ nói như vậy và cách sống của họ dường như rất khiêm nhường nhưng thực tế họ rất khôn ngoan để tỏ ra chính mình phía sau lời nói của họ. Thật là kinh tởm, điều này rất dơ bẩn và gian ác trước mặt Chúa.
Nhiều người giống như vậy, thậm chí trong thời của Chúa Jêsus cũng có. Nếu họ giúp đỡ người nghèo khó hay những người khác họ sẽ đánh trống thổi kèn tu… tu… tu… trên đường. Đức Chúa Trời nói rằng họ đã lãnh phần thưởng của mình rồi. Cũng có nói rằng Đức Chúa Trời không nhậm lời cầu nguyện của những người cầu nguyện làm như có sự tin kính rằng Đức Chúa Trời ôi… Chúng ta phải tuyệt đối giấu chính mình trước mặt con người và Đức Chúa Trời. Chúng ta phải không thể tỏ ra về điều gì cả trước mặt Đức Chúa Trời.
Tại sao nhiều người lại bị rủa-sả? Bởi vì họ tự tin nơi năng lực của mình. Họ nghĩ rằng mình có thể làm tốt. Lòng của Ê-sau cũng vậy. “Gia-cốp không phải là một thợ săn giỏi như tôi. Chỉ có tôi mới xứng đáng. Tôi tin chắc như vậy.” Ê-sau ơi! Tự tin mà sẽ làm được gì? Sao không bắt dê ở nhà mà phải vất vả đi săn. Gia-cốp che giấu toàn bộ bản thân mình. Điều kiện thứ nhì là Gia cốp không phải lấy tên của mình để đi đến trước cha nhưng nhờ tên của anh mình. Các bạn à, khi chúng ta đi đến trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhờ cậy vào tên của ai? Khi chúng ta đi đến trước mặt Chúa phải nhờ vào danh của Đức Chúa Jêsus Christ, Người giống như anh trai thuộc linh của chúng ta, Người là con cả của Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời ơi, xin hãy tiếp nhận con bởi vì con đã dâng hiến. Con cầu nguỵên giỏi…” không phải là cách của chúng ta.
“Đức Chúa Trời ơi! Con có dâng hiến một chút nhưng những điều đó không thể giúp con đến với Ngài được. Tất cả những gì mà con có được đều là dơ bẩn trước mặt Ngài. Con là một người bẩn thiểu, con nhìn thấy chính con là ác và dơ bẩn mà Đức Chúa Trời thấy con là dơ bẩn dường nào. Con là một người rất gian ác và rất dơ. Con thật sự là bẩn thiểu và đáng kinh tởm. Đức Chúa Trời ôi, xin đừng nhìn thấy con. Xin chỉ nhìn Chúa Jêsus mà chấp nhận con. Con không có cách thức để làm cho con tốt hơn, không bao giờ con làm được điều đó. Xin đừng nhìn thấy con. Xin hãy chỉ nhìn một mình Đức Chúa Jêsus Christ và nhìn thấy những điều mà Ngài đã làm như con đã làm và xin chấp nhận con.”
Đây là những gì của đời sống tín-ngưỡng thật. Ngày nay, nhiều người nói rằng chính mình tin Đức Chúa Trời nhưng họ còn lấy chính mình và đặt hy vọng nơi chính mình. “Nếu tôi cố gắng thêm một chút và quyết tâm làm thì tôi chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ đẹp lòng.” Đúng như vậy không? Dạ không. “Nếu tôi nổ lực thêm một chút nữa thì Đức Chúa Trời sẽ đẹp lòng.” Đúng không? Cũng không đúng. Chúng ta không thể làm bất cứ công việc gì, tôi chỉ xứng đáng bị hư mất mà thôi. Chúng ta phải nhận thức rõ về điều đó và chỉ có nhờ cậy nơi Đức Chúa Jêsus.
Có một thanh niên kia cần 10000 đôla. Nếu anh không có 10000 đôla thì anh sẽ chết. Vì thế anh đến và mượn tôi. Nhưng tôi không muốn cho anh một chút tiền nào hết. Vì vậy tôi nói rằng: “Tôi đã bị phá sản.” Nếu thanh niên này có chỗ nào khác có thể cho anh mượn tiền được thì anh có cần phải nài xin tôi không? Nếu có chỗ khác anh sẽ nói rằng: “Tôi sẽ đi đến những chỗ khác xem sao.” Tuy nhiên, nếu thanh niên này không có chỗ nào khác để mượn tiền được hết thì anh sẽ năn nỉ và nài xin tôi cho dù sống hay chết? Cũng giống như chúng ta cần phải có ân-điển của Chúa Jêsus. Con người nghĩ rằng nếu tôi làm giỏi hay là tôi làm công việc này thì tốt hơn. Họ không cần nhờ cậy Chúa Jêsus. Khi bạn đến bước đường cùng rồi mà không có hy vọng gì hết lúc đó bạn mới nhờ cậy Chúa cách hết lòng. Nghĩa là trong lòng bạn chỉ có trong cậy Chúa Jêsus thôi. Một người như vậy sẽ được cứu.
Khi tôi dẫn dắt nhóm truyền giảng. Tôi tập hợp khoảng 10 hay 20 người và nói chuyện với họ về sự tha-thứ tội-lỗi. Sau khi nói chuyện thì vài người nhận được sự cứu. Họ rất vui mừng và la lớn tiếng Halêlugia! Tối hôm qua, sau khi giảng xong tôi đi xuống phía dưới hội trường. Khi đó có một phụ nữ đang giữ em bé. Chị đã kêu tôi:
“Mục sư ơi! Mục sư ơi! Xin mục sư đến chỗ tôi. Tôi không thể đến chỗ mục sư được vì phải coi chừng mười hay mười mấy em bé. Mục sư ơi! Xin cho tôi nghe Ngôi-lời.”
Vì thế tôi đã nói chuyện với chị. Lúc đó cũng có khoảng mười hay mười mấy người ngồi xung quanh tôi và nghe. Tôi nói cho chị nghe về cách mà Đức Chúa Jêsus lấy tội-lỗi của chúng ta, tội-lỗi của chúng ta vượt qua Chúa Jêsus như thế nào, làm thế nào mà tội-lỗi chúng ta trở nên trắng như tuyết và làm thế nào mà sự chuộc tội đời đời được thực hiện. Khi tôi nói xong, vài người thì gật đầu và vài người khác rất vui mừng đến nỗi họ không biết làm cái gì. Khi tôi nhìn thấy điều đó, tôi rất hạnh phúc và khi về nhà tôi không thể ngủ được. Tôi rất cảm ơn Chúa. Tôi đã dùng Ngôi-lời để dẫn dắt linh hồn mà đáng lẽ phải bị hư mất. Đó là lý do mà tôi đã nói và làm chứng cho các bạn đến nỗi khàn cổ.
Các bạn thân mến, nếu các bạn đến với Chúa bằng một tấm lòng rộng mở và nói rằng thật sự con không có hy vọng nơi chính mình. Con không có điều gì tốt đẹp. Con không có làm được gì cả. Con không có lối thoát mà phải bị chết thì tất cả các bạn sẽ nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Tuy nhiên, vài người nghĩ rằng: “Dù sao thì tôi cũng là người tốt. Chấp sự Kim là một người giả dối. Tôi nghĩ anh ta là người không thật lòng mặc dù đi nhà thờ. Tôi thì chân thật hơn mà.” Một người có lòng như vậy luôn luôn nghịch lại với Chúa Jêsus, họ không bao giờ nhận được Chúa Jêsus. Nghĩa là họ không thật sự nhờ cậy Chúa Jêsus.
Bởi vì Gia-cốp không có điều kiện gì cả, khi người đi đến trước mặt cha mình. Gia-cốp chỉ có nhờ cậy vào mẹ. Nhưng Ê-sau có điều kiện khi đi đến trước mặt cha. “Tôi có thể đi săn và làm một món ngon cho cha, tại sao tôi phải nhờ cậy mẹ?” Kết quả là Ê-sau nhận được sự rủa-sả.
Các bạn ơi, Ngôi-lời này dạy cho chúng ta về thái độ của tín-ngưỡng ở trong lòng. Bạn có khi nào nghĩ rằng những câu chuyện như thế này trong Kinh Thánh chỉ làm Kinh Thánh dày thêm thôi chứ không có ích gì hết? Chứ Kinh Thánh mà mỏng thì xấu quá. Không phải như vậy đâu các bạn. Mỗi câu, mỗi từ đều chứa đựng lòng của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, Ngài rất muốn nói chuyện với chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người không biết về điều này. Họ nghĩ rằng họ phải cố gắng hết sức và làm việc chăm chỉ là được rồi. Có nhiều người không biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đã đến đây để giảng về ý muốn của Đức Chúa Trời cho người dân thành phố Busan. Ở Busan có nhiều mục sư nổi tiếng. Nhiều người trong số họ người có bằng tiến sĩ thần học từ nước ngoài cấp. Cũng có những người mà tôi quen biết. Nhưng tôi không phải là một người nổi tiếng. Cũng không phải là một tiến sĩ thần học. Cách đây rất lâu, tôi là một người rất xấu. Ngày kia trong khi tôi đang vật lộn với tội-lỗi, và hiểu biết chính tôi là người xứng đáng bị hư mất. Tôi nhận ra bí mật về dòng huyết quý báu của Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa đã rửa sạch mọi tội-lỗi tôi trắng như tuyết từ đầu đến chân. Từ khi tôi nhận được sự tha-thứ, Đức Chúa Jêsus đã vào trong lòng tôi, từ lúc đó tôi đã được thay đổi và Đức Chúa Trời đã nắm tay và dẫn dắt tôi. Tôi sống ở trong Chúa tốt đẹp không phải bởi vì tôi có đức-tin nhưng vì Đức Chúa Jêsus nắm tay dẫn dắt tôi. Không phải vì lòng tôi mạnh mẽ và tôi không phạm tội. Đúng hơn là vì Đức Chúa Jêsus đã ban cho tôi sức lực để tôi thắng hơn tội-lỗi. Tôi xưng rằng nếu Chúa Jêsus không nắm tay tôi thì hôm nay tôi cũng bị vấp ngã mà thôi.
Các bạn thân mến, hãy tỏ ra chính mình. Tôi không phải nói rằng hãy la lên về sự dơ bẩn của các bạn. Mà là cho các bạn hiểu biết và chấp nhận về sự dơ bẩn ở trong lòng mình. Bạn phải từ bỏ lòng của mình.
“Tôi không phải là một người như vậy. Tôi không thể làm điều đó tốt hơn. Tôi chỉ có thể bị hư mất. Đức Chúa Jêsus phải cứu tôi. Tôi không làm được điều gì hết. Thậm chí khi tôi cố gắng tôi cũng không làm được. Khi tôi nổ lực tôi cũng không làm được. Tôi có chăm chỉ đến đâu tôi cũng không làm được.”
Nếu bạn có lòng như vậy thì chính giờ này ngày hôm nay Đức Chúa Jêsus tìm kiếm bạn. Gia-cốp không làm gì hết. Người đàn bà phạm tội tà dâm đã làm những gì khi bà nhận được sự tha-thứ? Tên cướp bị đóng đinh trên thập tự giá đã làm gì để được lên Thiên-đàng? Tất cả những người đó đều thừa nhận rằng mình là người đáng chết. Đức Chúa Jêsus luôn tìm kiếm những lòng như vậy và chỉ cho họ con đường của sự cứu rỗi. Các bạn à, các bạn có là thành viên của ca đoàn trong Hội Thánh không? Bạn là giáo viên của trường Chúa nhật ở trong Hội Thánh hả? Bạn là tín đồ chịu phép Báp-têm hả? Bạn là một chấp sự? Cho dù như vậy thì bạn cũng phải biết mình đang cách xa Đức Chúa Trời.
“Con là một tội nhân chỉ có đáng chết. Xin Chúa thương xót con.” Nếu một người có lòng như vậy thì tôi tin rằng hôm nay sẽ gặp được Đức Chúa Trời. Qua Gia-cốp và Ê-sau Đức Chúa Trời chỉ cho chúng ta một bí mật sâu nhiệm. Các bạn à, thời gian đã trôi qua nhiều. Không ai trong các bạn chỉ có liếm vỏ của trái dưa hấu khi ăn dưa hấu. Bạn sẽ không biết mùi vị của trái dưa hấu là gì. Bạn cũng không chỉ có nhai vỏ của hạt dẻ. Bạn sẽ không biết mùi vị của hạt dẻ. Nếu chúng ta chỉ có biết về bề ngoài của Kinh Thánh thì không có ích gì hết. Khi bạn nhận ra sự bí mật thiêng-liêng ẩn giấu trong Kinh Thánh tôi tin rằng bạn sẽ biết về chương trình của Đức Chúa Trời và sống một đời sống đầy ơn phước.

 

Comments are closed.