Take a fresh look at your lifestyle.

CHƯƠNG 7: NGƯỜI BỊ CƯỚP

1,070

 

Xin chào các bạn. Các bạn đã vỗ tay những người làm chứng, và các bạn đã vỗ tay những thanh niên trong ca đoàn, nhưng tại sao các bạn lại không vỗ tay những người giảng? Tôi chỉ nói đùa đấy thôi, nhưng dù sao thì cũng cảm ơn rất nhiều. Chúng ta sẽ đọc Kinh Thánh, bắt đầu với Lu-ca đoạn 10 từ câu 25.

“Bấy giờ, một thầy dạy luật đứng dậy hỏi đặng thử Đức Chúa Jêsus rằng: Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời? Ngài phán rằng: Trong luật-pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó? Thưa rằng: Ngươi phải hết lòng, hết linh-hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ngươi đáp phải lắm; hãy làm điều đó, thì được sống. Song thầy ấy muốn xưng mình là công-bình, nên thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Ai là người lân-cận tôi? Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán rằng: Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô, lâm vào tay kẻ cướp, nó giựt-lột hết, đánh cho mình mẩy bị thương rồi đi, để người đó nửa sống nửa chết. Vả, gặp một thầy tế-lễ đi xuống đường đó, thấy người ấy, thì đi qua khỏi. Lại có một người Lê-vi cũng đến nơi, lại gần, thấy, rồi đi qua khỏi. Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương; bèn áp lại, lấy dầu và rượu xức chỗ bị thương, rồi rịt lại; đoạn, cho cỡi con vật mình đem đến nhà quán, mà săn sóc cho. Đến bữa sau, lấy hai đơ-ni-ê đưa cho chủ quán, dặn rằng: Hãy săn sóc người này, nếu tốn hơn nữa, khi tôi trở về sẽ trả. Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân-cận với kẻ bị cướp? Thầy dạy luật thưa rằng: Ấy là người đã lấy lòng thương xót đãi người. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy.” (Lu-ca 10:25-37)

Chúng ta đọc đến câu 37. Thưa các bạn, chúng ta đã nói rất chi tiết cách để tội-lỗi của chúng ta được chuyển sang Chúa Jêsus Christ qua Kinh Thánh. Thực sự tội-lỗi của chúng ta không hề đè nặng trên vai chúng ta, nhưng nó làm cho lòng chúng ta nặng nề. Tội-lỗi làm tổn thương những điều sâu kín trong lòng chúng ta nhiều hơn các chứng bệnh của xác thịt chúng ta. Vì thế, khi hầu hết những người đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và được giải thoát khỏi gánh nặng của tội-lỗi, thì họ đã làm chứng về nhiều loại bệnh đã tự nhiên được chữa lành. Một bác sĩ nước ngoài nọ nói rằng khi chúng ta được giải thoát khỏi gánh nặng của tội-lỗi thì có 437 loại bệnh khác nhau trên cơ thể con người tự nhiên được chữa lành. Hầu hết những bệnh tật của chúng ta đều bắt đầu từ ở trong lòng. Chính tôi thường cảm thấy về điều đó. Khi tôi băn khoăn và lo lắng thì tôi không thể tiêu hóa thức ăn được và tôi ăn không ngon. Tuy nhiên, khi lòng tôi vui và thoải mái, tôi không có vấn đề gì thì tôi ăn cái gì cũng ngon.
Các bạn, tất cả chúng ta đều biết rằng được buông-tha khỏi tội-lỗi thì thật là tốt, nhưng hầu hết mọi người không biết cách nào để được buông-tha khỏi tội-lỗi đó. Nếu có một cây tội-lỗi, thì con người cứ sống một đời sống tâm-linh mà luôn hái từng trái của cây đó. Cây táo, cây hồng vàng, cây nho, hoặc cây đào chỉ ra trái một năm một lần. Tuy nhiên, cây tội-lỗi thì ra trái bất cứ lúc nào, phải không? Trái đó ra trong khi các bạn đang ngủ, khi các bạn thức dậy, sau khi ăn sáng và thậm chí nó sanh ra khi các bạn đang đi bộ trên đường. Cho nên mỗi ngày con người cứ lãng phí đời sống mình để hái trái này. Nên họ không thể đứng trước mặt Đức Chúa Trờiù với lòngỉ dạn dĩ, mạnh mẽ, vui mừng và bình-an dù chỉ một lần. Bởi vì dù họ hái nhiều đến mức nào cũng không có chấm dứt về việc hái trái đó cả. Hầu hết trong lòng của mỗi người đều có tình trạng như vậy.
Đức Chúa Trời của chúng ta không phải giải quyết trái của tội, tức những tội-lỗi mà chúng ta phạm, là kết quả của tội-lỗi. Mà Ngài giải quyết tội trong lòng của chúng ta từ nguồn gốc của nó. Đó là nhổ bật rễ cây tội-lỗi.
Buổi tối đầu tiên, tôi đã nói rằng tội-lỗi và sự phạm tội (hành vi tội-lỗi) thì khác nhau. Bị sổ mũi và bị cảm lạnh thì khác nhau. Cảm lạnh cũng khác với ho. Tất nhiên, các bạn bị đau cổ họng, sổ mũi, và các bạn ho khi các bạn bị bệnh cảm lạnh, nhưng ho và sổ mũi không phải là bệnh cảm lạnh. Chúng ta ăn cắp, chúng ta nói dối, và chúng ta ghét người khác. Tất cả những người có tội đều làm những việc như vậy. Tuy nhiên, chúng ta không gọi trộm cắp là tội-lỗi. Trộm cắp là kết quả của tội-lỗi. Chúng ta gọi trộm cắp là sự phạm tội bởi vì tội-lỗi có ở trong lòng chúng ta làm cho chúng ta phạm tội. Nên sáng nay, tôi đã nói với các bạn về cách làm sao tội-lỗi mà đã có trong lòng chúng ta được chuyển tất cả qua cho Chúa Jêsus Christ. Tối nay tôi định nói tiếp về điều này, mà vì có rất nhiều điều tôi cần phải nói nên có cơ hội khác tôi sẽ nói về điều này. Tối nay, tôi muốn nói cho các bạn về một điều khác.
Làm sao chúng ta có thể tìm thấy sự cứu rỗi cho chúng ta? Làm sao chúng ta có thể vào nước Thiên-đàng? Làm sao chúng ta có thể được buông-tha khỏi tội-lỗi một cách đời đời? Làm sao chúng ta có thể dạn dĩ đứng trước mặt Đức Chúa Trời giống như A-đam và Ê-va trước khi phạm tội? Đó là những gì tôi muốn nói với các bạn.
Các bạn thân mến, những điều như vậy thì không bao giờ có khả năng làm được? Nhưng bởi vì Đức Chúa Trời có nhiều cách thức và quyền năng tuyệt diệu nên Ngài có thể làm điều đó cho con người xấu xa và dơ bẩn như chúng ta. Tôi sẽ nói một cách rất rõ ràng về những vấn đề này, nền tảng là ở trong Ngôi-lời Kinh Thánh Lu-ca đoạn 10.
Cách đây đã lâu, có một thanh niên làm việc tại một bến tàu ở Luân Đôn, nước Anh. Anh ta không có gia đình, người thân yêu nào cả. Thậm chí anh không thể cưới nổi vợ và anh đã sống rất nghèo khổ. Với vài đồng xu mà anh đã phải làm việc cả ngày dài, anh mua vài cái bánh mì. Anh ngủ bất cứ chỗ nào. Công việc của anh là khuân vác hành lý lên và xuống chiếc tàu chở hàng đi và chở hàng về giữa nước Anh và Mỹ. Thỉnh thoảng, anh nghe những người đến từ nước Mỹ nói rằng đất Mỹ là một miền đất có nhiều cơ hội và là một nơi rất tốt để sống. Vì thế anh thanh niên này đã bắt đầu suy nghĩ: “Ta đang sống ở đây và đã làm việc rất cực khổ để có miếng ăn. Không ở đây nữa mà đi đến nước Mỹ và kiếm một số tiền?”
Từ lúc đó anh ta bắt đầu để dành tiền để mua vé sang nước Mỹ. Vì anh không kiếm được nhiều tiền, nên anh chỉ cất một số ít tiền trong túi quần của anh. Anh lấy tiền ra và đếm mỗi khi có thời gian.
Về sau có vài chiếc tàu đã đến nước Mỹ. Có lẽ một tháng chỉ có một lần. Một ngày nọ, anh đã đi đến phòng bán vé và hỏi giá vé tàu. Anh đã đếm tất cả tiền mà anh có trong túi. Số tiền chỉ vừa đủ để mua một vé. Anh có thể mua vé được, nhưng anh lo lắng là anh sẽ ăn gì ở trên tàu, và anh sẽ làm gì khi anh đi đến nước Mỹ. Anh nghĩ: “Dù như thế nào cũng không thể trì-hoãn lại được. Mình phải đi ngay bây giờ, rồi mọi việc cũng sẽ ổn thôi.” Anh quyết định mua vé. Thời gian anh đi tàu từ nước Anh sang nước Mỹ là mất một tuần. Anh nghĩ: “Chỉ trong một tuần thì mình không thể chết đói. Ngay khi mình đến Mỹ sẽ có thức ăn và mình sẽ có việc làm để kiếm tiền.” Anh bước lên tàu.
“Tạm biệt bến tàu Luân Đôn.”
Anh đã quay lưng khỏi nước Anh không chút do dự, và tiếng còi tàu đưa anh đến nước Mỹ. Bấy giờ, những người ở trên boong tàu thích thú và háo hức nói chuyện với nhau về tất cả những chuyện có thể xảy ra ở nước Mỹ. Anh ngồi và lắng nghe họ nói và có lúc anh cũng nói. Khi đến giờ ăn trưa: “Reng, reng!” Chuông reo gọi mọi người đến phòng ăn. Mọi người đã đi ăn nhưng anh không thể đi vì anh không có tiền. Một người đứng gần anh nói:
“Chàng trai! Chúng ta hãy đi ăn.”
“Ồ! Tôi đã bị khó tiêu từ bữa ăn sáng, vì vậy, tôi nghĩ tôi phải bỏ ăn trưa.” Anh nói.
“Nhưng anh vẫn cần phải ăn.”
“Không, tôi khỏe mà.”
“Cũng được, hãy đi tới trước đi rồi nhịn ăn cũng được.”
Mọi người đã ăn xong và đang quay về chỗ, họ nói: “Thật là ngon!”
Bấy giờ, anh thanh niên quá đói bụng đến nỗi anh không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, anh vẫn nói: “Mình sẽ nhịn ăn và chịu đau cũng được.”
Khi đến giờ ăn tối, chuông lại reo: “Reng, reng!”
“Chàng trai, anh không ăn cơm trưa, nên chắc là anh đói lắm. Đi, chúng ta đi ăn thôi.”
“Ồ, không. Tôi khỏe mà. Tôi không ăn trong bảy ngày mà vẫn chịu được.”
“Nếu anh bỏ ăn như thế này thì sức khỏe của anh không tốt đâu.”
“Ôi, đừng lo lắng cho tôi.”
Vì thế mọi người đi ăn tối và chỉ có anh là nhịn đói. Anh nói chuyện với họ rất vui vẻ, nhưng khi đến bữa ăn, người ta kêu anh đi với họ thì anh trở nên ủ rũ và nói:
“Không, các anh hãy đi tự nhiên.”
“Chàng trai à. Tại sao anh cứ nhịn đói vậy?”
“Xem tôi có đói hay không, đó không phải là bổn phận của các anh!”
Anh nói và rất giận dữ. Những người khác nói rằng anh bỗng trở nên lạ đi ở mỗi giờ ăn và họ không mời anh đi ăn nữa. Hai ngày trôi qua, ba ngày trôi qua, và sau đó anh đã đói lã trong năm ngày, anh cảm thấy như mình đang sắp chết. Trong hai ngày nữa là họ đã đến nước Mỹ nhưng anh cảm thấy như thể là anh sẽ chết vì đói trước khi tàu đến nước Mỹ. Thế nhưng vào một buổi sáng của ngày thứ sáu, có một chương trình phát thanh ở trên tàu.
“Những hành khách chú ý! Chúng tôi thực sự xin lỗi vì chúng tôi sẽ đến Mỹ trễ hơn dự định năm ngày, bởi vì có bão.”
Anh đã suy nghĩ là bằng cách nào đó anh có thể vượt qua cơn đói được nếu chỉ trong một tuần, nhưng bây giờ anh đã rơi vào sự tuyệt vọng. “Chắc bây giờ mình sẽ chết.” Anh không còn tin rằng anh có thể vượt qua cơn đói trong năm ngày nữa, vì thế anh đã quyết định. “Kìa, dầu sao thì mình cũng sẽ chết, người ta nói nếu bạn ăn thì ít ra khi chết trông bạn cũng tốt hơn. Vì thế, mình sẽ ăn rồi chết. Mình sẽ đi đến phòng ăn và ăn vài thứ. Khi họ bắt mình trả tiền. Mình sẽ rửa chén, giặt đồ hay làm bất cứ cái gì!” Vì thế anh đã đi vào phòng ăn trong lúc những người khác đã ăn xong và đi ra. Nữ hầu bàn hỏi:
“Anh cần gì?” Anh suy nghĩ:
“Chà, dù sao thì mình cũng sẽ chết nên ăn được bao nhiêu thì mình sẽ ăn bấy nhiêu.” Anh đã gọi năm phần ăn và nhiều thức ăn khác. Nữ hầu bàn hỏi:
“Anh gọi cho bao nhiêu người ăn?”
“Bao nhiêu người ăn không quan trọng. Cứ mang thức ăn ra đi.”
Nữ hầu bàn mang lên những thức ăn mà anh đã gọi. Anh đang ăn lần đầu tiên sau mấy ngày nhịn đói, nên anh đã ăn mà không biết là thức ăn có ngon hay không, lạt hay cay. Anh đã ăn hết một dĩa, hai dĩa… Anh ăn quá nhiều đến nỗi cái bao tử của anh sắp vỡ ra, nhưng anh đã bắt đầu lo lắng trong lòng về việc phải trả tiền. Anh tự nghĩ: “Người nữ hầu bàn sắp đòi tiền thức ăn rồi. Khi mình nói rằng mình không có tiền thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?” Anh đã lo sợ và bắt đầu kéo dài thời gian. Tất cả những công nhân khác đã đi khỏi và một nữ hầu bàn vẫn còn ở lại đó để dọn bàn. Sau khi ăn xong, anh uống từng ngậm nước một cách chậm chạp và nói:
“Xin lỗi, chị hầu bàn ơi, lấy hóa đơn cho tôi đi?”
“Cái gì?” Người nữ hầu bàn nói.
“Tôi nói, xin hãy mang cho tôi hóa đơn. Tất cả là bao nhiêu tiền?”
“Đây là lần đầu tiên anh ăn ở đây à?”
“Xin cứ mang hoá đơn tới đi.” Bấy giờ, anh đã quyết định thật sự.
“Anh ăn ở đây lần đầu tiên hả?”
“Lần đầu tiên hay lần thứ hai, đó không quan trọng. Cứ mang nó ra đi.”
“Chúng tôi không tính tiền tiền thức ăn của anh đâu.”
“Cô nói cái gì?”
“Khi anh mua vé, thì tất cả các bữa ăn đã được tính cả rồi.”
“Ôi, trời ơi! Nếu tôi đã biết điều đó, thì tôi đã không tự nhịn đói.”
Khi anh suy nghĩ về việc anh đã nhịn đói trong năm ngày vì không biết rằng mình đã trả tiền cho các bữa ăn rôài, thì các bạn có thể tưởng tượng anh ta đã cảm thấy giận dỗi và tức tối biết bao.
Các bạn à, đây không phải là điều để tức giận. Liên hệ đến một người mà sắp xuống địa ngục. Các bạn có biết tại sao con người đi xuống địa ngục không? Có phải các bạn suy nghĩ con người xuống địa ngục vì họ đã phạm quá nhiều tội không? Họ đi xuống địa ngục vì họ không hiểu rõ Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Chàng thanh niên đã chịu đựng một cách đáng thương trong năm ngày bởi vì anh không biết là các bữa ăn đã được tính hết cả trong giá vé của mình. Nếu không có cơn bão đó thì có lẽ anh đã nhịn đói cả tuần suýt không đi đến được nước Mỹ. Lý do chúng ta đi xuống địa ngục bởi vì chúng ta không biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Khi một người mẹ sinh con, chẳng phải người mẹ đó đã chuẩn bị tả lót và quần áo bởi vì bà ta biết đứa bé sẽ đái và ỉa sao? Cũng vậy, vì Đức Chúa Trời biết con người là xấu xa và dơ bẩn như thế nào và chúng ta sẽ cứ phạm tội nên Đức Chúa Trời đã chuẩn bị mọi sự cho chúng ta. Người mà không biết Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn những gì cho chúng ta, người mà có rất nhiều tội-lỗi, thì không dựa vào những gì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị nhưng cứ cố gắng làm những việc cho chính mình.
Một ngày kia, có một người đàn bà nọ phải đi xa. Bà dặn con trai:
“Hôm nay con đi học về nhà sớm nha.”
“Tại sao vậy mẹ?” Nó hỏi mẹ.
“Bởi vì mẹ phải đi xa.”
“Vâng, thưa mẹ, con sẽ về sớm.”
Tuy nhiên, cậu bé đã quên việc đó, thay vào đó là nó đi chơi đá banh và về nhà lúc đã xế chiều. Sau khi đợi đứa con rất lâu thì người mẹ đó đã đi ra khỏi nhà. Tuy nhiên trước khi bà rời khỏi nhà, bà đã chuẩn bị bữa ăn tối cho con trai mình, bà cũng chuẩn bị bữa ăn sáng cho nó vào sáng ngày mai. Mẹ nó đã để cơm trong nồi. Thế nhưng nếu cậu bé đó không biết mẹ mình đã chuẩn bị đồ ăn, thì nó có chạy lòng vòng để tìm cái gì đó để ăn không? Cũng vậy, những người mà không biết bí mật về những gì Đức Chúa Trời đã sắm sẵn thì cứ cố gắng làm những việc cho chính mình. Thầy dạy luật trong Kinh Thánh Lu-ca đoạn 10 câu 25 mà chúng ta đã đọc lúc đầu là nói về loại người này. Chúng ta hãy cùng đọc đoạn 10 câu 25.

“Bấy giờ, một thầy dạy luật đứng dậy hỏi đặng thử Đức Chúa Jêsus rằng: “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (Lu-ca 10:25)

Các bạn thân mến, xin hãy lắng nghe. Câu hỏi mà thầy dạy luật hỏi: “Thưa thầy, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” có ngụ ý với ý nghĩa rất sâu sắc. Thầy dạy luật này suy nghĩ rằng ông phải làm một điều gì đó để nhận được sự cứu-rỗi và sự sống đời đời, vì thế ông đã rất cố gắng để giữ luật-pháp. Thế nhưng ông ta có nhận được sự sống đời đời không? Ông suy nghĩ là ông có thể nhận được sự sống đời đời bằng cách giữ luật-pháp. Nhưng sự sống đời đời rất xa với tầm tay của ông. Do đó ông đã đến trước mặt Chúa Jêsus và hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Chúa Jêsus đã trả lời thế nào? Trong câu 26 Chúa Jêsus nói:

“Trong luật-pháp có chép điều gì? Ngươi đọc gì trong đó?” (Lu-ca 10:26)

Đây là những lời rất quan trọng. Có phải Ngài chỉ hỏi: “Trong luật-pháp có chép điều gì” thôi sao? Ngài đã hỏi: “Trong luật-pháp có chép điều gì?” Và “Ngươi đọc gì trong đó?” Ngài đã hỏi hai câu.
Thưa các bạn, chúng ta có thể phát hiện ra bí mật thiêng-liêng được ẩn giấu bên trong Ngôi-lời khi chúng ta đọc kĩ Kinh Thánh. Ở trong câu hỏi của Chúa Jêsus có ngụ ý là tùy theo người đọc. Ngôi-lời đã ghi chép có thể đọc, hiểu theo những hướng khác nhau. Thế thì trong luật-pháp có chép điều gì? Vâng, những lời như vầy: “Ngươi chớ phạm tội tà dâm.” “Ngươi chớ trộm cắp.” “Ngươi chớ giết người.” Và “Ngươi chớ làm chứng dối.”v.v… đã được chép trong luật-pháp. Thật sự những lời này đã được ghi lại nhưng mà “Ngươi đọc điều đó như thế nào? Hay cách khác: “Ngươi chấp nhận luật-pháp như thế nào?” Đó là câu hỏi. Chúa Jêsus hỏi thầy dạy luật: “Ngươi đọc điều đó như thế nào? Ngươi chấp nhận điều đó như thế nào?”
Các bạn ơi, ngày nay ở Hàn Quốc, hầu hết những người có đời sống tín-ngưỡng đều biết những điều được chép trong luật-pháp, nhưng việc họ nhận được điều đó như thế nào thì có vấn đề. Tối nay tôi muốn hỏi các bạn. Trong luật-pháp nói rằng: “Ngươi chớ ăn cắp.” “Ngươi chớ phạm tội tà dâm.” “Ngươi chớ giết người.” “Ngươi chớ tham lam.” Đúng không? Các bạn nhận được những lời này như thế nào? Có hai loại người. Một số người nói rằng: “Chà, lời Chúa nói chớ trộm cắp, vì thế tốt hơn hết là tôi không nên trộm cắp. Và Đức Chúa Trời nói chớ nói dối cho nên tốt nhất là tôi không nói dối.” Họ đã rất cố gắng giữ lời Chúa. Có những người chấp nhận luật-pháp bằng cách này. Tuy nhiên có những người khác cố gắng không trộm cắp, không phạm tội tà dâm, không nói dối, không ghen ghét, không giết người, nhưng họ không thể làm theo như vậy được. Họ nói: “Đức Chúa Trời ôi, con không bao giờ làm điều đó được. Họ nói rằng: “Đức Chúa Trời ôi, Ngài hãy làm thay cho con. Con không thể tự làm được.” Có những người chịu thua như vậy và vẫy lá cờ trắng trước mặt Đức Chúa Trời. Người ta hiểu luật-pháp theo hai cách khác nhau như vậy.
Các bạn ơi! Trong suốt đại hội thể thao Châu Á, tiếp tục lần này, Hàn Quốc đã giành nhiều huy chương vàng giải quyền anh. Trong thi đấu môn quyền anh, có hai người đứng trên võ đài nhỏ đánh nhau. Thế thì, người mà giỏi hơn thì ra đòn nhiều hơn, nhưng người không giỏi thì không đỡ được mà cứ bị đấm. Những găng tay bay khắp mọi chỗ lên đầu, xuống bụng, lên mặt. Khi một người không thể đỡ được những quả đấm nữa, và khi anh ta gục xuống thì chắc chắn được bình yên. Đồng ý không? Nếu các bạn ngã gục, thì những cú đấm dồn dập như mưa rào vào các bạn sẽ dừng lại và các bạn chỉ còn nghe tiếng đếm. Bạn chắc chắn được bình yên. Tất nhiên, trong một trận đấu quyền anh, các bạn nên chiến thắng, nhưng trong cuộc đấu giữa Đức Chúa Trời và chúng ta, chúng ta cần bị đánh nốc ao nhanh, biết không? Chúng ta phải đầu hàng và bị hạ gục thật nhanh. Chúng ta càng phấn đấu làm việc gì đó cho chính mình, mà không ngã gục thì điều đó càng làm chúng ta đau đớn. Những người mà không phải đi nhà thờ một cách hình thức đã cố gắng sống một đời sống thuộc linh thật, họ càng quyết tâm không phạm tội thì càng phạm tội nhiều hơn, tất cả những người đó đều nói như vậy. Tôi chắc rằng trong số các bạn mà đã có kinh nghiệm về điều này thì biết rõ tôi đang nói gì.
Tôi chắc rằng nhiều người trong số các bạn ở đây có hút thuốc, đúng không? Xin hãy giơ tay lên nếu các bạn đã từng hút thuốc, tôi cũng đã từng hút thuốc. Tôi được an ủi vì ở đây có nhiều người đã từng hút thuốc. Những người hút thuốc, chắc chắn ít nhất đã một lần suy nghĩ về việc bỏ thuốc.
Hôm nay là ngày 9 tháng 10. Giả sử tôi quyết định bỏ hút thuốc từ ngày 10 tháng 10 vào lúc giữa đêm. Nếu tôi là một người thường hút một ngày một gói thuốc, thì tôi sẽ hút hai gói vào ngày 9 tháng 10. Để xem tôi nói như vậy có thật không thì những người trong số các bạn đã có kinh nghiệm hút thuốc xin hãy trả lời tôi. Đúng không? Giả sử tôi định để cuốn tập tôi lại đây và đi đến một nơi nào đó trong chốc lát. Các bạn sẽ không suy nghĩ về việc nhìn vào tập tôi, đúng không? Các bạn sẽ suy nghĩ: “Mục sư Park đã để tập lại ở đó” rồi đi làm công việc của mình. Nhưng nếu khi tôi đi, tôi nói: “Các bạn ơi, các bạn đến đây và làm bất cứ cái gì các bạn muốn cũng được, nhưng xin đừng xem tập tôi. Tuyệt đối các bạn không được nhìn vào tập của tôi. Nếu các bạn nhìn thì các bạn sẽ bị phiền phức lắm đấy. Tôi nói là tuyệt đối các bạn không được nhìn vào tập này nha. Các bạn có thể làm được không? Xin các bạn tuyệt đối đừng nhìn cuốn tập.” Sau đó tôi đi. Nếu tôi đã không nói điều gì, thì các bạn không muốn nhìn xem cuốn tập đó, nhưng bởi vì tôi nói các bạn đừng bao giờ nhìn vào tập của tôi, thì các bạn sẽ rất muốn nhìn xem biết bao. Đúng không?
Cách đây đã lâu, có một thầy đồ nọ. Trong khi đang giữa lớp học, ông ngưng dạy, đi đến tủ đựng chén tách, lấy ra một cái gì đó và ăn. Bọn trẻ hỏi:
“Thầy ơi! Cái gì vậy?”
“Nhóc con tinh nghịch, cái này gọi là quả hồng vàng sấy.”
“Quả hồng vàng sấy là gì?”
“Nếu trẻ con ăn nó thì sẽ chết.”
Một ngày kia, thầy đồ đi đâu đó và để bọn trẻ ở lại một mình trong lớp học. “Thôi, để xem chính xác những quả hồng vàng sấy kia là cái gì? Vì sao người lớn ăn được nhưng trẻ con ăn thì chết? Lẽ nào chúng mình thực sự bị chết hả? Chúng mình hãy ăn thử một chút xem như thế nào.” Lúc đó, một đứa đã ăn một chút rồi. Nó thấy rất ngon thì nói gì tới bị chết.
“Này, các cậu. Hãy đến đây! Chúng mình cùng ăn đi.”
“Có lẽ tất cả chúng mình đều phạm tội.”
Bọn trẻ đã cùng lấy và ăn hết những trái hồng vàng sấy của thầy đồ. Chúng ăn xong thì chúng suy nghĩ về việc thầy đồ sẽ đánh roi vào bắp chân nên chúng rất lo sợ. Chúng nghĩ: “Chúng ta sẽ làm gì đây?” Trong bọn chúng có một đứa trẻ nhanh trí nói:
“Hãy làm như tớ nói nhé.”
“Ừ, chúng mình sẽ làm gì?”
Những đứa trẻ làm rơi cái bình mực bằng đá mà thầy đồ rất quý và thế là: “Xoảng!” Nó đã vỡ. Rồi cậu bé nói:
“Tất cả các bạn! Nhanh lên, hãy nằm úp xuống sàn!”
Tất cả những đứa trẻ đã nằm úp trên sàn. Bấy giờ thầy đồ đang trở về lớp. Khi ông bước vào, tất cả những đứa trẻ đang nằm úp trên sàn.
“Này, mấy đứa nhóc kia, chúng bây nằm úp như vậy để làm gì?”
Khi ông nói như vậy, thì một đứa trẻ thông minh nói:
“Thầy ơi, chúng con đã phạm tội và xứng đáng bị chết!”
“Chuyện gì đã xảy ra?”
“Dạ, khi chúng con đang chơi với nhau, thì chúng con đã làm bể bình mực bằng đá mà thầy rất quý. Đó là một tội kinh khủng! Chúng con cảm thấy rất có tội, nên chúng con đã quyết định là chúng con phải chết. Vì thế chúng con đã ăn thuốc mà thầy nói là ăn vào sẽ giết chết chúng con. Bây giờ chúng con đang chờ chết. Thế nhưng chúng con đã ăn nó, mà không thấy chuyện gì xảy ra cả. Bây giờ chúng con đang lo lắng vì không chết. Có lẽ bởi vì chúng con đã ăn quá ít. Chúng con muốn ăn thêm nhưng không còn nữa…”
Đây là một câu chuyện vui, nhưng thực tế chúng ta thường bị lừa gạt bởi quỉ Satan. Chúng ta suy nghĩ là nếu chúng ta quyết tâm không phạm tội thì chúng ta có thể không phạm tội, nhưng chúng ta càng quyết tâm không phạm tội thì chúng ta càng phạm tội nhiều hơn. Các bạn ơi, có hiểu những lời này không?
Có một bé gái nhỏ kia. Khi cô đã đến tuổi dậy thì cô đã bắt đầu yêu thích bạn trai mình và không thể học hành. Vì thế, cha của cô đã khóa cửa phòng và nói rằng: “Hãy học đi.” Cô gái ấy đã cố kiềm chế lòng mình rằng: “Được rồi, bây giờ mình sẽ học.” Sau đó người cha đến và nói rằng: “Con không suy nghĩ về bạn trai nữa chứ?” Cô gái đã không suy nghĩ về bạn trai đó nữa nhưng cha cô đã làm khuấy động lòng cô. Các bạn có hiểu những điều này không? Chúng ta quyết tâm không phạm tội mà không làm được. Nhưng nếu lòng chúng ta rơi vào tội-lỗi thì tự nhiên chúng ta bị lôi kéo bởi tội-lỗi.
Một lần kia, khi tôi dạy học Kinh Thánh ở trong tù, một người trong những tù nhân nói anh muốn gặp riêng tôi. Tôi đã nói với người canh gác và sau đó tôi đã gặp người tù nhân đó. Anh ta nói là anh ta có một thói quen rất xấu. Mỗi khi anh uống rượu, thì anh luôn gây ra những chuyện lớn. Một lần nọ, sau khi anh đã gây ra một tai nạn lớn, anh đã quyết tâm không uống rượu nữa. Và anh đã hoàn toàn ngưng uống rượu. Một ngày nọ, anh đi ngang qua một quán rượu. Những bạn bè của anh kêu:
“Này, Jin Suk! Hãy vào đây uống rượu với chúng tôi!”
Anh đã quay đầu bởi vì anh không muốn đi vào. Một lúc sau, anh đã đứng trước quán rượu đó. Anh quyết tâm không đi vào, nhưng lòng anh đã thật sự ở đó rồi. Những bàn chân của anh đã bước đi theo lòng mình, không phải theo suy nghĩ. Anh nghĩ: “Thôi, chỉ uống một ly thôi, nhất định một ly thôi.” Và anh thật sự chỉ uống có một ly thôi, thế nhưng anh đã uống từng ly một mà nhiều lần. Khi tỉnh rượu anh đã ở trạm cảnh sát. Anh không biết chuyện gì đã xảy ra.
Đức Chúa Trời không bị lừa dối. Vì Ngài biết rằng chúng ta là người không thể không phạm tội bởi vì Ngài đã nói cho chúng ta về điều đó. Cho dù Ngài bảo chúng ta đừng phạm tội bao nhiêu lần đi nữa nhưng chúng ta là con người mà chỉ có thể phạm tội. Vì thế thay vì bảo chúng ta đừng phạm tội Ngài đã ban cho chúng ta sức mạnh chiến thắng tội-lỗi, để chúng ta sẽ không rơi vào tội-lỗi. Chúng ta cần nhận sức mạnh từ Đức Chúa Trời ban cho để được giải thoát khỏi tội-lỗi. Chúng ta không thể nào chiến thắng tội-lỗi bằng những nỗ lực và quyết tâm của riêng chúng ta, có biết điều này không?
“Chớ giết người.” “Chớ phạm tội tà dâm.” “Chớ trộm cắp.” Khi con người cố gắng giữ luật-pháp, nhưng không thể giữ, họ nói: “A, tôi không thể làm những việc đó được dù cho tôi có cố gắng. Đức Chúa trời ơi, tôi không thể làm được.” Luật-pháp ban cho chúng ta để chúng ta đầu hàng. Đức Chúa Trời đã làm nên luật-pháp mà chúng ta không thể làm theo luật-pháp, dù chúng ta cố hết sức. Do đó không có một người giữ trọn vẹn luật-pháp. Những người mà cố gắng giữ luật-pháp mà không giữ được thì không cố gắng nữa. Do đó Chúa Jêsus hỏi: “Ngươi đã đọc luật-pháp như thế nào?” Một loại người suy nghĩ họ phải cố gắng giữ luật-pháp như đã được Kinh Thánh ghi lại. Còn có người thì nói: “Con không thể giữ luật-pháp được. Chúa Jêsus ơi, xin hãy làm cho con.”
Chúa Jêsus luôn vào và hành động ở người thứ hai. Những người chỉ nói bằng môi miệng rằng: “Con không thể làm được. Điều gì mà con có thể làm được? Nhưng lại tiếp tục đến trước mặt Chúa bằng sức riêng của mình mặc dù họ nói: “Con không thể làm gì cả.” Những người mà nhận ra rằng: “Trong con chỉ có gian ác, con chỉ có xấu xa, con chỉ có dơ bẩn,” rồi không cố gắng làm nữa bởi vì họ biết thật vô ích để làm như vậy. Chúa luôn hành động ở loại người này.
Thầy dạy luật đã nói gì? Ông biết luật-pháp thì biết nhưng ông không biết ý nghĩa tại sao Đức Chúa Trời đã ban cho luật-pháp. Vì thế ông nghĩ rằng ông có thể thực hiện điều gì đó nếu ông sốt sắng làm việc.

“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi…” (Lu-ca 10:27)

Điều này không bao giờ thực hiện được. Các bạn có thể yêu Chúa hết lòng được không? Tôi không làm được. Tôi tự lái xe hơi trong một ngày, thời gian ngồi trong xe hơi khoảng một tiếng. Tôi đã tính tổng quãng đường tôi đi trong một năm, và tôi cũng tính vận tốc trung bình thường đi. Tôi đã đi trung bình hơn 365 giờ trên xe hơi. Khi tôi cộng tất cả những giờ đó thì có rất nhiều thời gian. Tôi cảm thấy như là đã lãng phí rất nhiều thời gian khi lái xe. Tôi không có khả năng thuê một người lái cho tôi, vì thế tôi suy nghĩ rằng tôi nên sử dụng thời gian đó để nhớ lại những câu Kinh Thánh, hoặc là cầu nguyện, hay suy ngẫm Kinh Thánh. Một lần nọ, khi tôi lái xe và dừng ở đèn đỏ, tôi để quyển Kinh Thánh ở bên cạnh và mở ra trong khi tôi đang chờ, tôi đã suy nghĩ về một điều gì đó từ trong Kinh Thánh. Thế nhưng tôi đã rơi vào lời Chúa và cứ đọc trong một lúc, khi tôi nghe tiếng còi ôtô từ phía sau. Tôi nhìn lên, thì tôi thấy những chiếc xe hơi ở phía trước tôi đã đi còn tôi ở lại đó, chỉ mình tôi đứng giữa đường. Đèn đã chuyển qua màu xanh.
Khi tôi lái xe, chiếc xe nói với tôi: “Ông chủ ơi, khi ông dùng tôi, xin ông hãy dồn hết lòng mình vào tôi.” Nó nói với tôi như vậy, vì thế tôi không thể dâng lòng mình cho Chúa trong khi đang lái xe. Lòng tôi quá bận để lái xe.
“Hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí.” Nếu các bạn có thể làm được tất cả những điều đó thì hãy giơ tay lên. Nếu các bạn yêu Chúa với tất cả sức lực, thì các bạn lấy sức gì để ăn? Những người mà không biết, thì cứ muốn làm điều đó và nói rằng: “Chúa ôi, con tin ở nơi Ngài. Xin hãy giúp con làm được điều đó.”
Nói cách khác, những người thi đấu quyền anh khôn ngoan nhất, là người bị hạ gục trước đối thủ ngay khi bắt đầu hiệp đấu đầu tiên. Như vậy thì tốt hơn là để bị nốc ao sau khi bị đánh, mặt bị rách, mắt bầm đen và mặt đầy máu. Tất nhiên, các bạn không nên làm như vậy trong một cuộc thi quyền anh thật sự, nhưng trong cuộc thi với Đức Chúa Trời, đó là cách khôn ngoan nhất. Đức Chúa Trời không trông nom các bạn cho đến khi các bạn bị ngã, từ bỏ chính mình và giơ tay lên đầu hàng hoàn toàn trước mặt Đức Chúa Trời, biết không? Tôi biết rõ điều đó. Thầy dạy luật này nói:

“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí, mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi; và yêu người lân cận như mình.” (Lu-ca 10:27)

Đây là những điều mà khi các bạn đúc kết mười điều răn lại thành một câu. Từ điều răn thứ nhất đến điều răn thứ tư bảũo rằng chúng ta yêu mến Chúa, nhưng bắt đầu từ điều răn thứ năm, thì bảo chúng ta yêu người lân cận. Chúa Jêsus đã nói điều gì? Ngài nói:

“Ngươi đáp phải lắm; hãy làm điều đó, thì được sống.” (Lu-ca 10:28)

Ý nghĩa là, nếu các bạn làm theo như vậy, thì sẽ được sống, không làm được, thì sẽ chết.

“Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, nầy là mọi phước lành sẽ giáng xuống trên mình ngươi: Ngươi sẽ được phước trong thành, và được phước ngoài đồng ruộng. Bông trái của thân thể ngươi, hoa quả của đất ruộng ngươi, sản vật của sinh súc ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ được phước; cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi đều sẽ được phước! Ngươi sẽ được phước trong khi đi ra, và sẽ được phước trong khi vào.” (Phục-truyền Luật-lệả ký 28:2-6)

Nhưng Kinh Thánh cũng nói:

“Nhưng nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật-pháp của Ngài mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì nầy là mọi sự rủa-sả sẽ giáng xuống trên mình ngươi và theo kịp ngươi: Ngươi sẽ bị rủa-sả ở trong thành và ngoài đồng ruộng, cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi cũng bị rủa-sả, hoa quả của thân thể ngươi, bông trái của đất ruộng ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ bị rủa-sả!” (Phục-truyền Luật-lệ ký 28:15-18)

Các bạn thân mến, điều này là chúc phước hay sự rủa-sả? Là sự chúc phước cho người có thể giữ trọn luật-pháp, nhưng là sự rủa-sả đối với người mà không thể giữ được luật-pháp. Những người không nhận ra điều này thì chỉ nói đơn giản là: “Đây là sự chúc phước! Ngươi sẽ được phước khi đi ra, được phước khi đi vào.” Họ đã bị mù bởi sự chúc phước đó nên cứ cố gắng để nhận được mà không biết liệu họ có nhận được hay không. Chúng ta phải hiểu Kinh Thánh một cách chính xác.
Các bạn ơi! Chúng ta cùng tiếp tục nói về điều này. Lúc sứ-đồ Phao-lô tên là Sau-lơ, trước khi tin Chúa Jêsus ông đã bắt bớ và giết những người tin Chúa Jêsus. Không phải vì Phao-lô chưa đọc Kinh Thánh. Mặc dù đọc Kinh Thánh mà các bạn chỉ biết bề ngoài nhưng nhận thì hoàn toàn ngược lại. Nếu các bạn chỉ biết bề ngoài thì chính mình sẽ cố gắng làm, nếu nhận biết được bên trong Kinh Thánh thì chính mình sẽ yên-nghỉ mà Đức Chúa Trời hành động cho chúng ta. Các bạn hiểu những điều này không? Khi thầy dạy luật nói như vậy, Chúa Jêsus đã trả lời: “Ngươi đáp phải lắm; hãy làm điều đó, thì được sống.” (Lu-ca 10:28)
Chúa đã nói: “Được thôi, nếu ngươi có thể giữ trọn luật-pháp thì hãy đi và làm theo như vậy.”
Các bạn có thể giữ trọn luật-pháp không? Các bạn không thể. Nếu các bạn tin rằng mình có thể giữ trọn luật-pháp thì hãy giơ tay lên. Không ai giơ tay cả. Các bạn là người rất khôn ngoan. Tôi mong muốn rằng các bạn không những không giơ tay mà các bạn còn nói trong lòng rằng: “Tôi không thể làm được điều này.” Những người mà chỉ nói rằng họ không thể làm được nhưng lại tiếp tục cố gắng làm, những người mà trong lòng họ biết mình không thể làm được, và họ không cố gắng nữa bởi vì cố gắng thì cũng sẽ thất bại.
Khi Chúa Jêsus nói: “Ngươi đáp phải lắm; hãy làm điều đó thì được sống.” Ý nghĩa là hãy làm điều đó thì các bạn sẽ sống. Điều đó ý nghĩa là gì? Điều này giống như cách đi bộ trên mặt biển mà tôi đã nói cách đây hai đêm. Làm sao các bạn có thể đi bộ trên mặt nước? Các bạn sẽ chạy trên mặt nước, trước khi bàn chân phải chìm, các bạn bước bàn chân trái lên. Trước khi chân trái chìm, các bạn phải bước bàn chân phải lên. Như vậy thì các bạn có thể đi bộ đến đảo Cheju. Thậm chí các bạn có thể đi bộ đến Nhật Bản và đến Đài Loan. Nhưng thưa các bạn, nếu các bạn cứ chờ cho đến khi một chân bị chìm thì các bạn cũng bị chìm luôn, và sẽ chết như vậy. Nếu các bạn làm chính xác như tôi đã nói mà các bạn bị chết đuối, thì tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, nhưng tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu các bạn không làm như tôi đã nói. Có ai muốn thử đi bộ trên mặt nước khi nghe tôi nói điều này không? Nếu các bạn biết rằng thật sự không thể đi bộ trên mặt biển khi nghe tôi nói, thì các bạn cũng không muốn làm thửù. Nếu các bạn là người khôn ngoan, thì các bạn sẽ nhận ra rằng mình không thể nào làm theo luật-pháp. Khi gặp luật-pháp, các bạn biết là các bạn sẽ thất bại. Tuy nhiên, thầy dạy luật muốn xưng mình là công-bình nên nói: “Ai là người lân cận tôi?” Đó là những gì ông ta đã nói. Sau đó Chúa Jêsus kể cho ông câu chuyện về người đàn ông bị cướp.

“Có một người từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Giê-ri-cô, lâm vào tay kẻ cướp, nó giựt lột hết, đánh cho mình mẩy bị thương rồi đi, để người đó nửa sống nửa chết.”(Lu-ca 10:30)

Một thầy tế-lễ đi ngang qua. Ông có giúp người bị cướp không? Không, ông đã không giúp đỡ người bị cướp. Sau đó, một người Lê-vi đi ngang qua. Ông ta có giúp người bị cướp không? Không, ông ta cũng không giúp người bị cướp. Rồi một người Sa-ma-ri đi ngang qua. Ông có giúp người bị cướp không? Có, ông đã đến với người bị cướp, xức dầu và rượu lên vết thương, để người bị cướp lên lừa mình và chở đến một quán trọ. Rồi ông đưa cho người chủ quán trọ hai đồng xu. Chúa Jêsus đang nói về người đàn ông bị cướp là tượng trưng cho thầy dạy luật. Thưa các bạn, chuyện gì xảy ra khi người bị cướp gặp kẻ cướp? Ông đã bị giựt lột hết quần áo, bị đánh đến nỗi nửa sống nửa chết. Ông ta đã làm gì để được cứu? Ông chỉ nằm một chỗ mà thôi. Ông không thể làm bất cứ điều gì cả. Người Sa-ma-ri tượng trưng cho Chúa Jêsus, đã đến gần ông ấy, xức dầu và rượu lên vết thương của ông ấy, đỡ ông ấy và để lên lừa của mình, chở ông đến nhà quán và chăm sóc ông. Ngay lúc đó, sự cứu-rỗi đã được hoàn thành. Một bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa sẽ làm gì khi đi đến bệnh viện để giải phẫu?
“Bác sĩ, hãy đến đây. Thực hiện một cuộc giải phẫu ngay tại đây. Xin hãy dùng dao mổ của Mỹ. Xin hãy khử trùng cái gắp đó và cẩn thận khi ông gây mê.”
Nếu như vậy thì không có bác sĩ nào muốn tiến hành cuộc giải phẫu.
“Xin hãy đến bệnh viện khác. Hãy tự giải phẫu cho mình đi.” Bác sĩ sẽ nói như vậy.
Các bạn có biết bác sĩ sẽ làm gì cho một người bị bệnh viêm ruột thừa không? Trước khi giải phẫu, bác sĩ sẽ bảo bệnh nhân kí một giao ước, một chứng từ là đồng ý cho bác sĩ giải phẫu nếu bác sĩ có làm sai. Sau đó, ông tiến hành gây mê và dùng ống dây da cột và trói tay chân bệnh nhân lại. Sau đó bác sĩ sẽ làm bất cứ điều gì ông muốn, ông lấy con dao, ông muốn cắt mổ thì ông cắt mổ. Khi ông muốn cắt bỏ chỗ nào thì ông cắt. Khi nào ông muốn may lại thì ông may. Đó chẳng phải là những gì ông làm sao? Ở đây có một bác sĩ. Không đúng sao?
“A, ở đây cắt sâu hơn một chút. Một miếng nhỏ ở bên phải. Một chút ở phía dưới, nhanh lên, phải lấy nó ra. Bây giờ, nhanh lên và khử trùng đi.” Nếu bệnh nhân nói như vậy, bác sĩ sẽ bỏ đi. Nếu linh hồn của chúng ta muốn được cứu rỗi thì phải bỏ lòng mình, bỏ suy nghĩ mình thì Chúa mới có thể cắt và may lại được.
“Chúa ôi, con xin phó con vào trong tay của Ngài. Hãy làm bất cứ điều gì Ngài muốn.” Lúc đó, Chúa Jêsus sẽ làm một cách trọn vẹn. Nếu người đàn ông bị cướp vẫn còn sống và khỏe mạnh thì khi người Sa-ma-ri đến gần, thì người bị cướp sẽ chửi rủa người Sa-ma-ri và nói hãy đi đi. Lý do là vì người Giu-đa coi người Sa-ma-ri giống như những con chó. Nhưng vì ông ta sắp chết nên ông rất mong muốn được cứu. Ông không còn quan tâm đó là người Sa-ma-ri hay con heo, con chó đã cứu mình mà ai cứu mình cũng được. Lúc đó ông không còn thể diện, lòng tự trọng nữa, ông suy nghĩ rằng người da đen hay da trắng, bất cứ người nào cứu mình cũng tốt. Cách đây mười năm, mục sư Hun Ho Lee suýt bị chết đuối. Chúng tôi đang chuẩn bị nhóm bồi linh và có một cơn lũ. Tôi biết bơi một chút, vì thế tôi đã bơi qua một dòng sông nhỏ. Mục sư Lee chắc chắn có suy nghĩ là: “Chà, mình thì lực lưỡng và khỏe mạnh hơn mục sư Park mà, nếu mục sư bơi qua được thì tại sao mình không thể chứ?” Với suy nghĩ đó, mục sư Lee đã nhảy xuống. Mục sư Lee đã bắt đầu đầu bị nước cuốn trôi xa. Ông chỉ còn cách thác nước khoảng hai mươi mét thì một số học sinh cấp 3 đã cứu ông. Nếu các học sinh không cứu kịp thì hôm nay mục sư Lee đã không có mặt ở đây. Sau này mục sư nói rằng nếu có người nào nói một người sắp chết đuối mà la lên: “Cứu tôi với” là nói dối. Thực sự khi ông sắp chết đuối thì ông không thể thốt lên một lời. Các bạn thân mến, khi các bạn ném một sợi dây cho một ngườí sắp chết đuối, thì người đó có hỏi:
“Đấy là loại dây gì vậy?”
“Nó có chắc chắn không?”
“Dây của Mỹ hay của Hàn Quốc?”
“Nó có bền không?”
“Xin hãy lấy cho tôi một sợi dây chắc hơn.”
Nếu ông nói giống như vậy, thì ông không phải là người sắp bị chết đuối, hiểu không? Nhưng một người mà thật sự sắp chết đuối thì không thể nói điều gì thậm chí là nói “Cứu tôi với!” Người ấy chỉ lặn hụp lõm bõm và cố tìm cách nắm bất cứ cái gì mà ông có thể. Nếu có ai trong số các bạn chưa nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì trước hết các bạn phải nhận ra rằng các bạn chỉ bị hư mất mà thôi. Một người nhận ra được điều này thì không còn biện luận nữa. Bởi vì các bạn đã quá đầy đủ, bởi vì các bạn không nhận ra nên chỉ bị hư mất. Các bạn có nhiều lí do và nhiều vấn đề của chính mình. Trước khi tôi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi, tôi đã nhận ra một điều sâu sắc rằng khi tôi là một tội nhân thì chỉ có thể xuống địa ngục. Tôi nghĩ rằng nếu bất cứ người nào chỉ cho tôi con đường để nhận sự tha-thứ tội-lỗi thì suốt đời làm tôi mọi cho người đó cũng được. Cho nên khi nào người bị cướp được cứu? Đó là khi ông đối diện trước sự chết, là khi ông không còn sức lực để tự làm bất cứ điều gì nữa. Các bạn có biết loại người nào mà Chúa Jêsus tìm kiếm khi Ngài còn ở thế gian này không? Chúa không gần với những người mà thông minh, những người mà cầu nguyện trôi chảy, đọc Kinh Thánh giỏi hoặc những người có đời sống tín-ngưỡng tốt. Chúa Jêsus chỉ luôn gần những người mà chỉ có thể đối diện với sự chết, không có hy vọng trong thế gian, không có thể làm được gì.
Các bạn ơi, tối nay Chúa Jêsus Christ cũng làm như vậy. Tối nay các bạn không có gì hy vọng hả? Không có gì trông cậy hả? Chỉ có thể là người bị hư mất? Thế thì Chúa Jêsus đang ở ngay bên cạnh các bạn. Nhưng nếu các bạn vẫn nói trong lòng mình rằng tôi chưa vội gì để nhận được sự tha-thứ mà chỉ nghe thử một lần về sự cứu rỗi thì các bạn đang ở rất cách xa Chúa Jêsus. Người bị cướp đang nửa sống nửa chết vì gặp kẻ cướp. Ông đang ở trong tình trạng mà ông chỉ có thể chết nếu không ai đến cứu ông. Lu-ca đoạn 10 câu 33 nói:

“Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương.” (Lu-ca 10:33)

Câu Kinh Thánh này nói lên điều gì? Kinh Thánh nói rằng người Sa-ma-ri đã động lòng thương kẻ bị cướp. Người Sa-ma-ri không chỉ động lòng thương mà sau đó ông còn nói gì? Ông đã làm gì? Ai đã đến gần người bị cướp? Người bị cướp đến gần người Sa-ma-ri hay là người Sa-ma-ri đến gần người đàn ông bị cướp? Có phải người cần được cứu đến gần người có thể cứu hay là người có thể cứu đến gần người cần được cứu? Ai đến gần ai? Người bị chết đuối đến gần người mà sẽ cứu mình hay người mà sẽ cứu đi đến gần?
“Đợi ở đó tôi sẽ tới chỗ anh rồi anh hãy cứu tôi.”
Họ nói như vậy hả? Điều này không thể làm như vậy được. Xin các bạn lắng nghe, các bạn là người cần được cứu, hay các bạn là người có thể cứu? Nếu các bạn là người cần được cứu thì không phải các bạn đi đến gần Chúa mà Chúa là người đến gần các bạn.
Ngày nay, có rất nhiều người đang phấn đấu, cố gắng đến gần với Đức Chúa Trời. Mặc dù họ phấn đấu nhưng không có kết quả. Khi một người sắp chết đuối thì người khôn ngoan không nhảy xuống cứu ngay, nhưng sẽ chờ cho đến khi người này mất hết sức lực. Nếu người đó nhảy xuống trong khi người ở dưới nước vẫn còn tràn đầy sức lực thì người sắp chết đuối sẽ chụp lấy người đó và cả hai cùng chết ở dưới. Người cứu phải chờ cho đến khi người sắp chết đuối mất hết sức lực. Sau khi người sắp chết đuối mất hết sức lực thì người cứu sẽ cứu ông ta, người cứu cởi giày của mình ra, làm cho mình ấm một chút, rồi đi xuống nước. Nếu người sắp chết đuối còn sức thì nói rằng:
“Tôi sắp chết!”
“À, anh vẫn còn sức, không thể cứu ngay được.”
“Á, xin hãy cứu tôi!”
“Hừ, không, chờ một chút. Tôi cần phải khởi động thêm một chút nữa. Tôi có nên chơi một ván cờ không nhỉ?”
Người đó sẽ chần chừ và chờ đợi. Khi người sắp chết đuối mất hết sức lực, thì người cứu sẽ nhảy xuống cứu người sắp chết đuối. Đây là cách thức của sự cứu. Nếu một người sắp bị chết đuối mà vẫn còn năng lực và cố gắng để được sống thì người cứu sẽ không cứu được.
Cách đây không lâu, có một thầy giáo thể dục trường cấp 3, người này bơi rất giỏi, ông đi đến bãi biển ở Pohang với các học sinh của mình. Khi giáo viên đang ngồi trong lều, thì các học sinh chạy đến nói: “Thầy ơi, thầy ơi! Có mấy đứa sắp chết đuối!” Ông chạy ra và nhìn thấy năm học sinh đang vẫy vùng trong nước. Thầy giáo đã nhanh chóng nhảy xuống và bơi đến bọn chúng. Ngay lập tức những học sinh đã chụp lấy ông và ôm chặt lấy. Thế là cả thầy và trò đều chết. Một học sinh khác, xa hơn một chút nên đã không thể ôm thầy giáo được. Cô bé đặt chân xuống và thấy nước chỉ cao tới ngực. Các học sinh và thầy giáo đã chết ở chỗ nước cạn. Họ không cần cố gắng, họ chỉ cần làm một việc là đặt chân xuống và đứng. Tôi không biết tên trường đó là gì, nhưng đây là một điều đã thực sự xảy ra.
Chúng ta phải làm gì để nhận được sự cứu rỗi? Tối nay Chúa đã chỉ cho chúng ta trong Kinh Thánh. Người bị cướp đã không làm gì cả. Chúa đã làm tất cả mọi việc. Chúa sẽ làm vì sự cứu-rỗi của các bạn. Tôi mong muốn rằng bây giờ các bạn hãy yên nghỉ. Xin hãy nằm xuống, để Chúa cứu các bạn. Người bị cướp có nói rằng:
“Ôi, hãy nhìn thấy tôi! Hãy cứu tôi! Tôi ở ngay đây! Hãy để tôi đến gần ông một chút!”
Đó là những gì ông đã làm hả? Ông chỉ cần nằm một chỗ, không làm gì hết. Ai đã đến với ông ấy? Người Sa-ma-ri, là người mà tượng trưng cho Chúa Jêsus. Chúa Jêsus đã đến với người bị cướp, xức dầu và rượu lên vết thương của ông. Khi tôi đọc Kinh Thánh, tôi phân tích từng câu từng câu một. Chúng ta hãy làm như vậy. Thông thường, khi có vết thương, thì người ta xức dầu và rượu lên vết thương đó. Đó là những gì chúng ta được học khi chúng ta được rèn luyện để đi truyền giáo. Rượu có một lượng cồn cao thì rất tốt cho việc sát trùng. Sau khi sát trùng, các bạn xoa dầu Vaseline vào vết thương. Nếu các bạn cho một ít dầu như Vaseline vào vết thương thì những vi trùng khác không thể xâm nhập được. Do đó, đầu tiên không phải là xức dầu nhưng ở đây Ngài đã xức dầu trước. Tôi đã suy nghĩ về điều này rất nhiều nhưng tôi không thể hiểu được tại sao họ lại làm như vậy. Tuy nhiên, sau một thời gian tôi đã hiểu rõ tại sao. Dầu trong Kinh Thánh tượng trưng cho Đức Thánh Linh, và rượu tượng trưng cho sự vui mừng. Xức dầu và rượu vào cho chúng ta có ý nghĩa là khi chúng ta nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì Đức Thánh Linh vào lòng chúng ta và mang đến cho chúng ta sự vui mừng.
Các bạn thân mến, khi sự vui mừng vào trong lòng con người thì họ suy nghĩ là họ đã nhận được Đức Thánh Linh. Họ chờ đợi những sự vui mừng khác đến nhưng cho dù họ đợi bao lâu thì sự vui mừng đó cũng không đến. Trước tiên Đức Thánh Linh đến. Cũng vậy, cồn rất dễ bay hơi, nhưng dầu thì không bay hơi bởi vì dầu thì đặc. Đức Thánh Linh không bỏ chúng ta, nhưng niềm vui thường bay hơi và biến mất phải không? Sau khi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi, đừng quan tâm nhiều về niềm vui, bởi vì niềm vui không kéo dài. Niềm vui có thể rời khỏi các bạn rất nhanh, nhưng một khi các bạn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì Đức Thánh Linh không rời khỏi các bạn nhưng ở với các bạn đời đời. Xức dầu và rượu lên vết thương và sau đó Kinh Thánh nói gì? Những vết thương được băng bó. Nghĩa là Chúa đã băng bó những vết thương của chúng ta, những khuyết điểm của chúng ta và mọi điều sai trái của chúng ta.

“…cho cỡi con vật mình đem đến nhà quán…” (Lu-ca10:34)

Ngài đã đặt chúng ta ngồi nơi mà lẽ ra là Ngài ngồi. Đó là Chúa đang đi vào vị trí hèn mọn. Lẽ ra chúng ta phải đi bộ nắm dây cương của con vật.
Các bạn thân mến, những điều này không phải là qua chúng ta, nhưng qua Đấng Christ hằng sống. Chúng ta hãy vẽ ra một sự kết luận. Nhiều người biết rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá vì tội-lỗi chúng ta. Thế nhưng một số người trong lòng thực sự đã được buông-tha khỏi tội-lỗi. Một số người nói rằng Chúa Jêsus đã chết vì tội-lỗi của họ và tội-lỗi của họ đã được rửa sạch nhưng họ vẫn đau khổ bởi vì tội-lỗi vẫn còn lại trong lòng họ. Các bạn ơi, đúng như vậy không? Cho nên một số người mà trong lòng họ đã được rửa sạch tất cả tội-lỗi và đang được yên nghỉ trong sự vui mừng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao những người khác không có đức tin đó mặc dù họ biết rằng Chúa Jêsus đã chết vì tội-lỗi của họ?
Một lần Chúa Jêsus đang đi bộ trên đường, thì có một người đàn bà nọ đã rờ trôn áo của Ngài. Người đàn bà này bị bệnh mất huyết mười hai năm và bà luôn đau khổ suốt thời gian đó. Bà đã tìm nhiều cách để chữa bệnh, nhưng không có cách nào có thể chữa lành. Một hôm nọ, bà dấy lên một lòng: “Nếu mình rờ vào trôn áo Chúa Jêsus thì mình sẽ được lành bệnh.” Đức-tin đó đã làm cho bà được hết bệnh.
Các bạn thân mến, vấn đề của các bạn không phải là các bạn không biết sự thật là tội-lỗi các bạn đã được giải quyết hết và đã được rửa sạch. Các bạn phải có đức-tin rằng tội-lỗi các bạn đã được giải quyết hết. Với sự hiểu biết, thì các bạn có thể biết rằng tội-lỗi mình đã được giải quyết một cách rõ ràng, nhưng trong lòng các bạn vẫn còn một chút lo sợ về tội-lỗi. Khi đức tin đến thì tội-lỗi của các bạn đã được giải quyết hết nên các bạn có thể nhận ra rằng các bạn không cần phải làm gì cho tội-lỗi của các bạn nữa. Các bạn thật sự có thể hưởng sự buông-tha khỏi tội-lỗi.
Một thầy Wook Yong Kim đã làm chứng, khi ông còn ở trường đại học dạy Kinh Thánh cho các sinh viên và đào tạo cho họ đi rao giảng, truyền đạo. Tất nhiên ông biết Chúa Jêsus đã chết vì tội-lỗi của ông nhưng tội-lỗi ấy cứ dằn vặt trong lòng ông. Ông đã biết điều đó bằng trí óc của mình nhưng trong lòng ông không được buông tha khỏi tội-lỗi. Một hôm nọ, đức-tin đã đến trong lòng ông. “Chúa Jêsus đã tha-thứ tất cả tội-lỗi của mình tại thập tự giá rồi mà.” Tất cả chúng ta đều biết những lời này, nhưng tối hôm đó những lời này đã đến trong lòng ông. Ngày lúc đó lòng ông đã được buông-tha khỏi tội-lỗi và ông đã được thay đổi.
Các bạn thân mến, không phải tôi nói cho các bạn biết bằng lý thuyết rằng Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá để tha-thứ tội-lỗi các bạn. Không phải tôi nói cách như vậy cho các bạn mà là lòng các bạn phải được buông-tha khỏi tội-lỗi cách trọn vẹn. Tội-lỗi các bạn phải được rửa sạch trắng như tuyết và các bạn cần phải được buông-tha hoàn toàn khỏi tội-lỗi. Giống như trước khi A-đam và Ê-va phạm tội ở trong vườn Ê-đen. Đức-tin đó đến với người nào? Nhưng đức tin không đến trong lòng họ để được buông-tha khỏi tội-lỗi. Những người mà cố gắng làm việc gì cho chính mình cũng biết rằng Chúa Jêsus đã chết vì tội-lỗi họ. Nhưng trước hết con người phải từ bỏ chính mình. “Tôi không thể tự rửa sạch tội-lỗi của tôi. Thậm chí việc thú nhận tội và làm việc gì khác tôi cũng không giải quyết được. Bây giờ, nếu Chúa cứu tôi thì tôi sẽ được cứu. Nếu không tôi chỉ có chết.” Đức Thánh Linh có thể vào những lòng như vậy. Tối nay, Chúa đang tìm kiếm những người có lòng như vậy mà đang ngồi ở đây. “Đức Chúa Trời ôi, con không thể làm việc này. Bây giờ thật sự con đang vẫy cờ trắng. Con đã bị nốc ao, Chúa Jêsus ơi, xin Ngài phải làm việc đó.” Tôi không biết bạn nào có lòng như vậy mà Chúa Jêsus có thể vào bên trong những lòng đó. Những người đó không cần tự hào. Họ không cần biện hộ cho chính mình rằng: “Con là một chấp sự.” “Con đã tốt nghiệp trường Thần học.” Hoặc “Con là một trưởng lão.” Họ chỉ nói: “Con là một tội nhân mà chỉ có thể chết. Xin hãy cứu con.” Đó là một việc duy nhất. Những suy nghĩ này phải được dấy lên từ trong lòng. Chúa luôn tìm kiếm và vào lòng những người có suy nghĩ như vậy.
Có người hỏi làm sao tôi biết về điều này? Trong nhiều năm, tôi đã nói với nhiều người về việc nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Sau khi tôi đã nhận được sư tha-thứ tội-lỗi. Mặc dầu cùng ngồi trong một hàng ghế và đều nghe những điều giống nhau, nhưng một số người chỉ biết bằng đầu óc mình mà không bằng lòng. Vì vậy, họ cứ đau khổ vì tội-lỗi. Nhưng có những người khác thì vui sướng khi đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Tôi thấy đời sống họ đã bắt đầu thay đổi.
Rồi thời gian trôi qua, tôi phát hiện một điều là cho dù tôi nói cho người ta về bí mật của sự tha-thứ tội-lỗi nhiều như thế nào đi nữa nhưng họ suy nghĩ là họ có thể làm những điều gì đó thì trong lòng họ không thể được buông-tha khỏi tội-lỗi. Vì thế, họ không thể nào được giải thoát khỏi ‘tôi là một tội nhân.’ Tối nay, các bạn là người nào? Vấn đề không phải là các bạn không biết Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá và chết. Các bạn thân mến, đó không phải là vấn đề. Vấn đề là suy nghĩ của các bạn phải bị bể. Trong lòng các bạn chỉ nói rằng: Tôi không thể làm bất cứ điều gì thì lòng đó đang ở sát bên sự cứu rỗi.
Ở Daegu, có một nhà thờ lớn được gọi là nhà thờ Samduck. Có một mục sư tên là Dae Wee Hong đã dẫn dắt ở đó trong một thời gian dài, nhưng bây giờ ông đã qua đời. Tôi rất thán phục mục sư Hong, những người lớn tuổi trong số các bạn cũng có thể nhớ ông ấy. Khi ông còn trẻ, ông đã làm mục sư chủ tọa ở nhà thờ Mangju. Ông cũng là một mục sư của nhà thờ Trưởng Lão trong một làng nhỏ. Có hai nhà thờ trong một làng. Cái kia là nhà thờ Giám Lí. Những người nhà thờ thì rất quý mến nhau. Vào lễ Giáng Sinh, mục sư Hong dẫn dắt nhà thờ gởi những món quà của nhà thờ mình sang nhà thờ kia, và nhà thờ kia cũng gởi quà cho nhà thờ mục sư Hong dẫn dắt. Khi có tổ chức lễ thì họ cùng nhau tham dự. Họ rất thân nhau và đối xử với nhau bằng tình yêu thương. Thế nhưng năm nọ, ở nhà thờ Giám Lí đã có tổ chức nhóm truyền giảng gần nhà thờ của mục sư Hong. Một giáo sĩ người Nauy, tên là Mary Monsen, đã đến dẫn dắt tổ chức nhóm truyền giảng. Bà đã giảng một bài giảng có tựa đề: “Các bạn phải được tái-sanh.” Nhiều người từ nhà thờ của mục sư Hong đã tham dự và đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và rất vui mừng. Bởi vì họ nhận được quá nhiều ân-điển, họ đến nói với mục sư Hong rằng:
“Này! Mục sư ơi. nhà thờ ở đằng kia đang có một nhóm truyền giảng. Tất cả chúng ta hãy đến đó.”
Mục sư Hong không muốn đi vì nghĩ đó là thời gian không quý báu. Ông đã tốt nghiệp trường thần học. Nhưng ngày hôm sau, ông nghĩ rằng ông nên đi bởi vì những thành viên trong nhà thờ đã mời ông rất nhiệt tình. Ông mặc bộ quần áo rất bình thường để không nổi bật là một mục sư, và đi đến nhóm trễ.
Giáo sĩ Mary Monsen đã giảng về sự tha-thứ tội-lỗi. Mục sư Hong đã tốt nghiệp trường dòng, nên tất nhiên ông biết về những điều đó. Tuy nhiên, những người ở đó đã lắng nghe với một thái độ khác những khi họ nghe ông giảng. Những thành viên trong nhà thờ của ông đã chú ý lắng nghe từng chữ một. Cuối cùng, buổi thờ phượng đã kết thúc, và người ta bắt đầu ra về.
Lúc đó, giáo sĩ đi đến một lối nhỏ vào nhà thờ và bắt tay từng người một, và hỏi: “Bạn được tái-sanh chưa?” Mục sư Hong đã trở thành mục sư rồi mà không từng kinh nghiệm về sự tái-sanh. “Tôi đã được tái-sanh chưa à? Tôi nên nói gì nếu bà ấy hỏi tôi?” Ông đang do dự và hầu hết mọi người đã đi rồi. Chỉ còn lại vài người. Ông không muốn là người cuối cùng ở đó bởi vì ông không muốn bị xấu hổ, nên ông đã cố đi nhanh. Giáo sĩ ấy vẫn giữ tay ông và hỏi ông:
“Xin chào ông. Thưa ông, ông được tái-sanh chưa?”
Tất nhiên bà không biết ông là một mục sư và cũng có những người là thành viên trong nhà thờ Trưởng Lão của ông có mặt ở đấy. Làm sao ông có thể nói rằng ông chưa được tái-sanh? Vì thế ông trả lời:
“Vâng, tôi được tái-sanh rồi.” Đó là những gì ông đã nói.
“Chà, Đức Chúa Trời ơi, cảm ơn Ngài rất nhiều. Halêlugia! Tôi rất vui khi gặp một người đã được tái-sanh.” Bà nắm chặt tay ông ta hơn, rất cảm tạ và vui mừng, bà không biết làm gì. Sau đó bà hỏi ông:
“Ông được tái-sanh khi nào?”
Ông ngẩn người và nói với bà là ông đã được tái-sanh cách đấy đã lâu. Bà giáo sĩ cùng đi với ông đến tận cửa chính, cảm ơn ông, rồi vẫy tay chào tạm biệt ông. Từ đó, Đức Thánh Linh đã bắt đầu làm việc trong lòng mục sư Hong: “Ngươi là một kẻ nói dối. Ngươi đã nói dối ít nhất là hai lần.”
Các bạn thân mến, khi Đức Thánh Linh hành động thì các bạn biết thật sự các bạn là ai. Mặc dù chúng ta là những kẻ giả hình, mà chỉ có thể bị hư mất, nhưng thực sự chúng ta không biết chúng ta giả hình là như thế nào. Khi Đức Thánh Linh hành động, thì các bạn mới nhận ra là các bạn dối trá, giả hình như thế nào. Khi Đức Thánh Linh hành động thì các bạn mới nhận ra mình là tội nhân. Mục sư Hong đã nhận ra mình hoàn toàn là một tội nhân: “Chúa ơi, xin thương xót con. Con là một người có tội.” Ông đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng ông là một tội nhân mà chỉ có thể bị hư mất. Sau kinh nghiệm đó, ông đã được tái-sanh rất dễ dàng. Mục sư Hong đã viết nhiều sách. Chúng đã quá cũ, tôi không biết chúng có còn được in nữa hay không, nhưng ông có viết một quyển sách với đề tựa: “Con Đường Dẫn Đến Sự Cứu Chuộc.”
Các bạn thân mến, nếu các bạn hỏi một người nào đó xem họ được tái-sanh rồi hay chưa, thì họ thật sự rất ghét điều đó, đúng không? Tại sao vậy? Đôi khi các mục sư hỏi tôi một cách rất chân thành về đời sống tâm linh, tôi đã hỏi họ: “Mục sư ơi, mục sư được tái-sanh chưa?” Thật lạ, có hai phản ứng đối với câu hỏi này. Có những người trở nên rất giận dữ, và có những người trở nên rất vui mừng. Hỏi xem các bạn được sanh lại thì không phải là một lời chửi rủa kinh khủng, nhưng nhiều người chưa được sanh lại thì rất ghét. Mặt khác, nếu một người đã được tái-sanh mà được hỏi câu hỏi đó thì rất vui. Đó là sự khác nhau.
Các bạn, khi người bị cướp nhận ra rằng ông không thể tự làm bất cứ điều gì, thì ông để cho bất cứ ai làm bất cứ điều gì họ muốn. Lúc đó, người Sa-ma-ri đã đến với ông và làm những điều mà người Sa-ma-ri muốn làm. Sự cứu-rỗi đã được làm xong và hoàn thành cho người bị cướp, không phải bằng cách của chính người bị cướp, nhưng bằng cách của người cứu. Sau đó, ông đã nằm trong nhà quán. Người Sa-ma-ri đưa cho người chủ quán hai xu. Một xu thời đó đối với người Giu-đa là tiền công của cả một ngày làm việc, giá trị của nó có thể sống được trong một ngày. Hai xu nghĩa là hai ngày. Chúa nói rằng một ngày giống như một ngàn năm và một ngàn năm giống như một ngày. Điều này hứa hẹn rằng khoảng 2000 năm sau Chúa sẽ trở lại để đem chúng ta đi.
Các bạn thân mến, tôi không biết khi nào, nhưng tôi tin rằng Chúa sẽ trở lại. Ngài sẽ đến trong đám mây để đem chúng ta đi. Lúc đó các bạn có lòng dạn dĩ khi đứng trước mặt Chúa không? Tất cả tội-lỗi của các bạn đã được rửa sạch trắng như tuyết chưa? Các bạn có thực sự nhận được sự cứu chuộc chưa? Các bạn có thực sự được tái-sanh chưa? Các bạn có thể được cất lên với Chúa vào ngày đó không? Chúng tôi đã chuẩn bị buổi nhóm này vì các bạn. Chúng ta chỉ còn lại tối nay, sáng mai và tối mai thôi. Xin đừng trì hoãn cho đến ngày mai. Hãy hạ thấp lòng mình tối nay và hãy làm bể mọi điều mà rằng: “Chúa ơi, xin hãy cứu con tối nay. Con là một tội nhân. Xin thương xót con.”
Hãy đến trước mặt Chúa với một tấm lòng rộng mở. Tôi mong muốn rằng đây sẽ là ngày mà tên các bạn sẽ được viết trong sách sự sống, trong nước thiên đàng một cách chính xác. Là ngày mà các bạn mãi mãi không bao giờ quên được.

“Ngày vui vẻ. Ngày vui vẻ.
Khi Chúa rửa tôi sạch sẽ mọi đường.”

Tôi mong muốn hôm nay sẽ là ngày đó. Chúng ta hãy cùng cúi đầu, im lặng, nhắm mắt lại. Các bạn thân mến, người bị cướp đã nhận được sự cứu như thế nào? Ông đã làm gì để được cứu? Sự cứu rỗi được hoàn thành cho người bị cướp không phải bởi việc làm của ông. Người bị cướp đã nhận được sự cứu bởi vì ông không thể làm bất cứ điều gì. Các bạn có phải là một tội nhân không? Các bạn có xấu xa không? Các bạn có dơ bẩn không? Các bạn cố gắng để giải quyết tội-lỗi của các bạn được không? Nhưng không thể. Những người trong số các bạn mà nói rằng mình không thể làm điều gì cả thì tôi tin rằng Chúa sẽ ban sự cứu rỗi cho các bạn.
“Đức Chúa Trời ơi, con là một tội nhân. Đức Chúa Trời ơi, con mong rằng Ngài sẽ cứu con. Con mong rằng Ngài sẽ giải cứu con khỏi tội-lỗi xấu xa này.” Trong các bạn có ai mà suy nghĩ như vậy thì xin hãy giơ tay phải lên.

Comments are closed.