Take a fresh look at your lifestyle.

CHƯƠNG 4: NGƯỜI BỊ BỆNH ĐÃ ĐƯỢC 38 NĂM

881

 

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng đọc vài câu Kinh Thánh. Chúng ta đọc Kinh Thánh Giăng đoạn 5 từ câu 1.

“Kế đó, có một ngày lễ của dân Giu-đa, Đức Chúa Jêsus lên thành Giê-ru-sa-lem. Số là, tại thành Giê-ru-sa-lem, gần cửa Chiên, có một cái ao, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Bê-tết-đa, xung quanh ao có năm cái vòm cửa. Những kẻ đau ốm, mù quáng, tàn tật, bại xuội nằm tại đó rất đông, chờ khi nước động; vì một thiên-sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao, làm cho nước động; lúc nước đã động rồi, ai xuống ao trước hết, bất kì mắc bịnh gì, cũng được lành. Nơi đó, có một người bị bịnh đã được 38 năm. Đức Chúa Jêsus thấy người nằm, biết rằng đau đã lâu ngày, thì phán: Ngươi có muốn lành chăng? Người bịnh thưa rằng: Lạy Chúa, tôi chẳng có ai để quăng tôi xuống ao trong khi nước động; lúc tôi đi đến, thì kẻ khác đã đi đến ao trước tôi rồi. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi. Vả, bấy giờ là ngày Sa-bát.” (Giăng 5:1-9)

Các bạn thân mến, các bạn như thế nào? Tôi muốn nhìn xem có bao nhiêu người trong các bạn đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi của mình trong tuần này. Những ai trong các bạn đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi trong tuần này thì xin mời giơ tay lên. Xin mời giơ tay cao lên. Được rồi, cảm ơn các bạn. Xin mời để tay xuống. Tôi mong muốn có sự hành động quý báu rằng các bạn cứ dự nhóm truyền giảng này cho đến ngày thứ sáu, không có trừ một người nào mà tội-lỗi ở trong lòng mình không được rửa sạch. Để không có sự trở ngại, không có sự ngăn cách nào cả giữa các bạn và Chúa để các bạn ở trong Chúa Jêsus và Chúa Jêsus ở trong các bạn.
Ngày xưa, ở tỉnh Kangwondo có một người buôn bán muối, người này mang muối ở trong gùi và vừa đi bán từ làng này qua làng kia vừa đổi muối để lấy gạo, lúa hay mật ong. Người buôn bán muối sống như vậy. Một ngày kia, anh ta mang muối đi tới làng này làng kia vừa bán muối vừa rao rằng:
“Muối đây! Muối đây!”
Nhưng anh cảm thấy mệt và nóng nên để gùi xuống dưới bóng cây và ngồi nghỉ mát. Lúc đó, những ông già đang chơi cờ dưới bóng cây trong làng nhìn thấy người bán muối và kêu rằng:
“Anh bán muối ơi! Hãy đến đây một chút.”
Người buôn muối nhìn thấy các ông già không phải muốn mua muối nhưng anh cũng chạy đến đó:
“Vâng, ông gọi tôi à?”
Một ông nói rằng:
“Lúc trước tôi làm người giúp việc cho nhà ông chủ Lee ở Thành phố HanGiang nhưng sau đó tôi chuyển đến đây ở và đã khai phá làng này. Vì làng này rất rộng rãi và màu mỡ nên chúng tôi không có thiếu thốn mà sống rất đầy đủ. Thế nhưng khi thuở bé, tôi thấy con trai của ông chủ luôn luôn học chữ, vì vậy chúng tôi cũng muốn dạy cho con cháu chúng tôi học chữ. Anh buôn muối ơi, nếu anh có biết một thầy đồ dạy học chữ giỏi thì hãy giới thiệu cho chúng tôi, anh là người đi buôn bán mà, không chỗ nào mà anh không biết nên chắc anh biết nhiều thầy đồ giỏi phải không?”
Sau khi nhà buôn muối này nghe kể như vậy anh nghĩ rằng: “Ở sâu trong thung lũng núi chỉ có những người làng này có lẽ họ không biết gì hết. Được rồi, ta đừng đi đến nơi này nơi kia để buôn bán nữa. Ta sẽ trở nên một thầy đồ dạy học chữ và được kính trọng trong làng này. Thật tuyệt vời.” Nghĩ vậy nên anh trả lời rằng:
“Sự thật là trước đây tôi là thầy đồ đã dạy học chữ trong thành phố HanGiang. Không may, vì chế độ thay đổi nên tôi phải giấu bản thân tôi và đi bán muối nơi này nơi kia.”
Khi nghe như vậy, già làng nghĩ rằng tốt quá và rất phấn khởi. Những người trong làng nói với anh rằng:
“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ xây trường. Xin anh vui lòng dạy bọn trẻ trong làng của chúng tôi. Được không?”
Tuy vậy người buôn bán muối này nghĩ rằng nếu mà chấp nhận liền thì không có khôn ngoan. Vì thế anh giả bộ từ chối một chút màụ cuối cùng thì đồng ý.
Từ ngày đó những người trong làng tập trung lại. Họ xây trường học và nhà cho thầy đồ ở. Họ mang đến cho anh những quần áo rất quý giá. Họ cho anh một cái nón rất đắt tiền và đối xử với anh như là người trong gia tộc. Người buôn muối đã có một cuộc sống no đủ và tiện nghi. Cuối cùng trường học đã được xây xong và họ tổ chức lễ khai giảng.
Sau ngày khai giảng, khoảng 15 học trò đến trường để học đọc và viết, nhưng về phần người bán muối dốt nát thì không biết cái gì để có thể dạy được? Cuối cùng anh nghĩ “đã phóng lao thì phải theo lao” nên anh quyết định đi ra trước lớp. Anh đứng suy nghĩ một chút, anh nhép miệng và nói:
“Hãy viết theo thầy.”
“Vâng ạ!”
* MẶC CHỜI. (Mặt trời)
* SÀO. (Xào)
* SE LỮA. (Xe lửa)
* DẶT. (Giặc)
“Được rồi, hôm nay chúng ta học bốn từ này. Hãy về nhà và học thuộc bài.”
Những đứa trẻ rất hạnh phúc vì cuối cùng chúng nó đã được học đọc và học viết. A ha, rất dễ. Mặt trời: Mặc chời, Xào: sào, Xe lửa: Se lữa, Giặc: dặt. Những từ này dễ nhớ đến nỗi tất cả những đứa trẻ đều thuộc hết. Ngày tiếp theo.
* BÁT XỶ. (Bác sĩ)
* XAI. (Say)
* KHUÔNG MẶC. (Khuôn mặt)
* ƯỚT. (Ước)
“Được rồi hôm nay chúng ta sẽ học thuộc những từ này.”
Những đứa bé lặp lại: Bác sĩ: bát xỷ, Say: xai, Khuôn mặt: khuông mặc. Kết quả là có một sự bùng nổ về học đọc chữ trong ngôi làng thuộc vùng núi bé nhỏ này. Thậm chí ngay cả những phụ nữ đội vò nước và đi lấy nước thì cũng nói với nhau rằng: Này, tại sao chúng ta không học chữ? Chúng ta hãy học từ con cái của chúng ta. Trường học mỗi ngày càng đẹp hơn. Những già làng rất biết ơn người thầy đồ đã vất vả dạy. Họ mang tới cho anh thịt, bánh ngọt, đồ đạc vào buổi sáng, buổi tối và họ đối đãi với anh rất tử tế. Những đứa bé mỗi ngày một tốt hơn. Ngày thứ 4 chúng nó đến trường.
* SÂY GIỰN. (Xây dựng)
* XẮC. (Sắt)
* SẤU SÍ. (Xấu xí)
* LẠC. (Lạt)
Họ cứ tiếp tục học như vậy. Thậm chí những người nông dân cũng học. Họ học thuộc lòng: Xây dựng: sây giựn, Sắt: xắc, Xấu xí: sấu sí, Lạt: lạc. Vào buổi sáng, ở khắp trong làng chỉ nghe đầy tiếng học bài. Tuy nhiên họ không có sách, nhưng cách học của họ cũng không cần sách. Thế nhưng khoảng 6 tháng sau, người giáo viên dốt nát này không còn gì để dạy nữa.
“Thầy ơi, lần trước thầy dạy với chúng con Bác sĩ là Bát xỷ. Nhưng bây giờ sao thầy lại dạy là Bác sỹ?”
“Cái thằng này, Bát xỷ hay Bác sỹ gì cũng được.”
“Ồ! Thật vậy hả thầy?”
Những đứa bé thích thầy đồ này rất nhiều. Đôi khi anh kể cho chúng nghe về kinh nghiệm của mình khi đi từ vùng này qua vùng khác để buôn bán. Những đứa bé nghe rất là chăm chú.
Thế nhưng, trong một đêm nọ, người buôn này suy nghĩ nhiều và nhận ra rằng: “Giấu đầu thì cũng có ngày lòi đuôi. Nếu mình cứ tham lam hơn nữa thì mình sẽ bị bắt và bị chết, thôi mình phải dừng lại ở đây.” Cho nên qua sáng hôm sau, khi những đứa bé đi học anh nói rằng:
“Các con, hôm nay thầy không được khoẻ lắm nên hôm nay chúng ta sẽ nghỉ sớm và các con có thể về nhà.”
Và anh cho những đứa trẻ về nhà sớm. Sau khi cho những đứa trẻ về, anh sắp xếp tất cả những quà mà anh đã nhận được, lấy hết tiền bỏ vào trong túi hành lý. Khuya hôm đó, anh đã chạy trốn. Những đứa trẻ không biết gì về chuyện này, nên sáng hôm sau chúng cũng đến trường học. Chúng nó gọi lớn: Thầy ơi, thầy ơi! Nhưng anh không có trong phòng, không có trong kho, cũng không có trong nhà tắm. Những đứa trẻ vừa khóc vừa tìm kiếm thầy của chúng khắp nơi nhưng không thấy đâu hết. Những người trong làng rất buồn và họ không biết phải làm như thế nào.
Thầy đồ của chúng ta, người mang tới cho chúng ta sự hy vọng, người chịu vất vả dạy học chữ để mang tới cho chúng ta niềm vui. Thầy đi đâu rồi? Tất cả những đứa trẻ đều vừa đi tìm thầy của chúng vừa khóc. Các già làng không thể chịu nổi khi nhìn thấy những đứa trẻ tìm kiếm thầy của chúng một cách tha thiết như vậy. Vì thế họ sai 2 người thanh niên mạnh khoẻ vào thành phố Hangiang để tìm một thầy đồ mới.
Khi 2 thanh niên này dẫn một thầy đồ họ mới tìm trong thành phố về nhà, họ kể cho thầy đồ này nghe về mọi chuyện đã xảy ra ở đây. Họ kể cho thầy đồ này nghe về thầy đồ cũ và về sự bùng nổ học chữ trong ngôi làng của họ. Thầy đồ mới nghĩ rằng: “Làm sao tôi có thể dạy họ như thầy đồ cũ được, thầy đồ này rất nổi tiếng.”
Qua ngày sau, trước khi dạy bọn trẻ tập đọc, thầy đồ nói với chúng rằng:
“Hãy nói lại cho thầy nghe về những gì các con đã được học từ trước đến giờ.”
Một đứa mạnh dạn nói: Mặc chời (Mặt trời), Sào (Xào), Se lửa (Xe lửa), Dặt (Giặc). Những đứa bé lập lại mọi thứ chính xác như nó đã được học. Thầy đồ mới thấy những từ này bị sai nên rất khó chịu nhưng anh không thể nói với những đứa trẻ rằng thầy đồ cũ mà những đứa trẻ rất kính trọng và yêu quý đã dạy sai. Vì thế anh nói rằng:
“Các con, người đã dạy cho các con học thật sự là một người đặc biệt. Ông ta đã dạy cho các con học đọc rất tốt bởi vì là một người đặc biệt, ông ta từ trên trời xuống. Tuy nhiên thầy không thể dạy các con giỏi như vậy. Mặc dù thầy không dạy các con giỏi như vậy, nhưng cũng hãy học theo thầy.”
“Vâng ạ!”
Bọn trẻ trả lời, chúng cảm thấy hồi hộp và ngồi xuống chuẩn bị học.
“Các con, các con đã thấy từ này bao giờ chưa?”
“Dạ chưa.”
“Từ này là máy cày, hãy lập lại theo thầy: MÁY CÀY.”
“Thầy ơi cho con hỏi, tại sao lại là máy cày? Nó phải là mái cài chứ. Có điều gì sai không thầy?”
“Thầy biết, thầy đồ nổi tiếng đã dạy các con như vậy, nhưng thầy đang dạy các con như thế này thì hãy học theo cách của thầy.”
Nhưng khi thầy đồ đọc máy cày một lần nữa thì vẫn có một số học trò đọc mái cài, còn một số học trò đọc máy cày. Đây là một sự lộn xộn lớn.
“Đây là từ thứ 2 mà chúng ta sẽ học: DÒNG SÔNG.”
“Thầy ơi, sao lại có thể là Dòng Sông được? Phải là Giòng Xông chứ.”
“GIA TỘC.”
“Không phải, không phải! Phải là Da Tọc.”
“SẮT”
“Không phải, không phải! Nó là Xắc.”
Cuối cùng thầy đồ này không thể dạy được nữa, anh đến gặp các già làng và nói: “Những đứa bé trong làng đã được học với một thầy đặc biệt nên tôi không còn gì để dạy chúng nữa. Có lẽ tôi phải đi thôi.” Sau khi nói như vậy rồi anh liền bỏ đi.
Ở sâu trong thung lũng núi như vậy không có cách gì để biết rằng từ máy cày là đúng hay mái cài là đúng. Nhưng nếu họ lấy những gì đã học như vậy mà đi thi để lãnh giải thưởng thì chỉ bị xấu hổ thôi.
Các bạn ơi! Đừng có cười. Ngày nay có rất nhiều người sống bằng tín-ngưỡng như vậy, người sống ở trong tín-ngưỡng đó không biết rõ ràng nên cứ sống trong tín-ngưỡng của mình một cách sơ sài và tự nhiên. Mặc dù mệt và khó mà chúng ta phải học một cách chính xác từ máy cày là máy cày.
Các bạn à, tại sao các bạn lại tin Chúa Jêsus? Tại sao các bạn lại đi nhà thờ? Tại sao hôm nay các bạn lại đến nhóm truyền giảng? Tại sao trong lòng các bạn có sự đau khổ? Tại sao đời sống thuộc linh của các bạn không tăng trưởng? Tất cả các điều đó đều có lý do. Chúng ta đã bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen bởi vì tội-lỗi. Bạn không thể đến trước Chúa với tội-lỗi của mình. Có một bức tường ngăn cách chúng ta với Đức Chúa Trời là tội-lỗi. Một con chiên mà bỏ đàn của mình và đi sâu vào trong núi thì rất sợ, kinh khiếp và đau đớn. Chính con người đã lìa bỏ Đức Chúa Trời như vậy? Mặc dù họ có tiền, khuôn mặt xinh đẹp, có địa vị và chức vụ cao trong xã hội nhưng mà đối với những người lìa bỏ Đức Chúa Trời thì không có sự bình-an thật.
Tại sao các bạn lại tin Chúa Jêsus? Chính bức tường tội-lỗi đã ngăn cách giữa chúng ta và Đức Chúa Trời. Vì vậy chúng ta tin Chúa Jêsus để tội-lỗi chúng ta được ném xa. Để khôi phục lại mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời và chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời. Và được tự do như A-đam trước khi ông và Ê-va phạm tội. Trong trường hợp đó, làm sao chúng ta có thể rửa sạch tội-lỗi của chúng ta? Học máy cày là mái cài, xấu xí là sấu sí thì điều đó không phải là buồn cười, nhưng một điều buồn cười hơn là nếu các bạn không biết rõ ràng về cách rửa sạch tội-lỗi thì phải tìm trong Kinh Thánh mà chỉ rửa sạch theo cái suy nghĩ của mình. Tôi không phải nói điều này để chê cười các bạn. Tôi đã hỏi vài sinh viên sau khi dự nhóm Bồi-linh trở về rằng:
“Các con đã nhận được ân điển gì khi dự nhóm Bồi linh?”
“Con đã làm một việc để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.”
“Con làm đã như thế nào?”
“Một mục sư đến và nói với chúng con rằng hãy ghi tất cả các tội-lỗi vào trong giấy rồi đốt trong đống lửa trại, như vậy tội-lỗi của chúng con đã được sạch.”
Cách thức này chính là máy cày là mái cài, xấu xí là sấu sí. Cách thức mà ghi tội-lỗi trong giấy và đốt trong đống lửa thì sẽ được sạch tội thì chỗ nào trong Kinh Thánh nói như vậy? Đa-vít đã làm như vậy hả? Phao-lô đã làm như thế này sao? Phi-e-rơ cũng như vậy hả? Hay là Chúa Jêsus khiến như vậy? Không hiểu nên cứ máy cày là mái cài, xấu xí là sấu sí.
Một nhân viên của Đài Phát Thanh Asia đến và tha thiết yêu cầu tôi giảng về sự tha-thứ tội-lỗi cho những người dân Hàn Quốc sống ở Trung Quốc, miền bắc Hàn Quốc và Liên Bang Xô-Viết. Tôi đã đến đài phát thanh và giảng về sự tha-thứ tội-lỗi. Tôi đã nhận được nhiều thư từ các mục sư và thầy truyền đạo nói rằng chương trình rất tốt. Vài người yêu cầu tôi gởi bất cứ tài liệu nào của mục sư O.S. Park cho họ. Tôi nghe nói rằng một mục sư đã dùng bài giảng phát thanh của tôi để giảng vào mỗi buổi sáng trong nhà thờ của mục sư đó. Tuy nhiên, vài người thấy rằng có điều gì đó mới lạ bởi vì những gì mà tôi giảng thì rất khác với cách thức rửa sạch tội-lỗi mà họ biết cho đến ngày nay.
Tôi đang nói cho các bạn một cách chính xác. Chúng ta hãy ngưng một cuộc sống tín-ngưỡng mà máy cày là mái cài, xấu xí là sấu sí. Chúng ta cần phải biết một cách chính xác qua Ngôi-lời trong Kinh Thánh, làm thế nào để nhận được sự rửa sạch tội-lỗi của chúng ta. Cho dù các bạn có ghi tất cả tội-lỗi của mình và đốt trong lửa trại thì tội-lỗi của các bạn cũng không bao giờ bị cháy, hay là rửa sạch được. Đây là một ví dụ về một đời sống tín-ngưỡng mà máy cày là mái cài, xấu xí là sấu sí. Các bạn có hiểu tôi đang nói gì không?
Chúng tôi đã quyết định đặt chủ đề cho lần nhóm truyền giảng ở Busan lần này là: “Bí mật của sự tha-thứ tội-lỗi và sự tái-sanh.” Tôi phải làm gì để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và phải làm thể nào để được tái-sanh? Con đường nào là con đường của sự tha-thứ tội-lỗi mà Kinh Thánh đã nói? Trong suốt tuần này, đây là điều mà các bạn phải biết một cách rõ ràng qua Ngôi-lời. Các bạn sẽ đau khổ đến mức nào nếu các bạn phải xuống địa ngục bởi vì các bạn nghĩ rằng tất cả các tội-lỗi của các bạn đã được rửa sạch khi bạn viết trên giấy và đốt trong lửa trại. Thiên-đàng là nơi mà bạn chỉ có thể vào khi tội-lỗi của bạn không còn nữa. Bạn không bao giờ vào nước Thiên-đàng nếu trong lòng bạn có tội bởi vì Đức Thánh Linh không thể vào lòng của một tội nhân. Nói tiếng lạ, nói tiên tri, đuổi quỷ mà không được giải thoát về tội-lỗi ở trong lòng thì tất cả điều đó không phải là theo Kinh Thánh. Nói tiếng lạ, nói tiên tri thì cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tội-lỗi trong lòng của chúng ta trước hết phải được rửa sạch như tuyết. Khi tội-lỗi của chúng ta được sạch như tuyết trắng, lúc đó Đức Thánh Linh mới vào trong lòng của chúng ta.

“Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội-lỗi các ngươi đã che-khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.” (Ê-sai 59:1-2)

Đó là những gì mà Kinh Thánh Ê-sai 59:1-2 nói cho chúng ta. Bất kể chúng ta là một người cao lớn hay là đẹp trai, giàu có hay là khôn ngoan, chúng ta là một người hiểu biết nhiều hay như thế nào thì Đức Thánh Linh cũng không thể vào lòng một người có tội được. Đó là lý do mà chúng ta phải nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.
Trước đây, một phụ nữ đã bị quỷ ám. Người này không phải là tín-đồ nhưng đã kết hôn với một người là tín-đồ. Bố mẹ bên chồng là những tín-đồ nhưng người này không tin. Mẹ chồng cô luôn nói rằng:
“Đức-tin của con quá nhỏ, con cần phải nhận Đức Thánh Linh.”
Cô này muốn làm bất cứ điều gì để nhận được Đức Thánh Linh vì thế cô đi lên núi và cầu nguyện. Trong vài ngày cô kiêng ăn và cầu nguyện lớn “Đức Chúa Trời là cha của con. Xin ban cho con Đức Thánh Linh.” Các bạn biết đó, Đức Thánh Linh không bao giờ vào lòng của một người có tội. Thay vào đó, ma quỷ đã đến với cô và nói Ta là Đức Thánh Linh. Phụ nữ này trở về nhà rất vui mừng vì đã thay đổi. Cô chạy đến ôm mẹ chồng khóc và nói:
“Ôi mẹ ơi, con đã sai lầm nhiều quá.”
Mẹ chồng suy nghĩ rằng Đức-tin của con dâu của bà đã thay đổi, nhưng qua một hay hai ngày sau thái độ của cô đã thay đổi. Sau 10 ngày cô đã hoàn toàn bị mất trí. Bạn thường cầu nguyện khi tội-lỗi vẫn còn trong lòng bạn rằng xin Đức Thánh Linh vào trong lòng tôi. Đức Thánh Linh không thể vào trong lòng bạn được không phải vì không muốn nhưng vì Đức Thánh Linh không thể vào lòng người có tội. Cho nên, nói tiếng lạ, nói tiên tri, nhận được lửa trước khi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì không phải qua Đức Thánh Linh.
Các bạn, những điều này phải được nói rất rõ ràng trong Kinh Thánh. Quỷ Satan hành động cũng như Đức Thánh Linh. Quỷ Satan vào trong lòng chúng ta để lừa gạt chúng ta. Vì vậy nếu các bạn muốn Đức Thánh Linh ngự vào trong lòng các bạn thì trước hết tội-lỗi trong lòng các bạn phải được rửa sạch từ đầu đến chân như tuyết trắng, thì Đức Thánh Linh mới ngự vào trong lòng chúng ta được. Từ lúc đó chúng ta sẽ đồng đi với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus Christ của chúng ta là thánh. Chúa Jêsus là Chúa của tình yêu. Không phải Chúa Jêsus là Đấng hay thay đổi. Vì vậy Ngài không có đi ra đi vào ở trong lòng của chúng ta. Ngài nói rằng Ngài chỉ đến một lần và rửa sạch tội-lỗi của chúng ta. Ngài sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Ngài nói rằng:

“Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên-ủi khác, để ở với các ngươi đời đời.” (Giăng 14:16)

Tuy nhiên, bởi vì hầu hết con người ngày hôm nay không được rửa sạch tội của họ nên dường như họ nhận được năng lực theo cảm giác của mình. Những điều như thế này thì nhanh chóng biến mất. Những điều này không phải đến từ Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus nói rằng trước hết hãy rửa sạch tội-lỗi của bạn trước hơn bạn dâng hiến một phần mười, bạn đi thờ phượng sáng sớm, kiêng ăn… Chỉ có rửa sạch tội-lỗi thì Đức Thánh Linh của Chúa Jêsus mới vào trong lòng bạn và các bạn sẽ được sự thay đổi một cách tự nhiên.
Các bạn, hôm qua ngày 7 tháng 10 là sinh nhật của tôi, là ngày mà tôi được sanh lại. Tôi được sinh vào ngày 1 tháng 6 năm 1944 và tôi được sinh lại vào ngày 7 tháng 10 năm 1962. Tôi có 2 sinh nhật. Lần sinh thứ nhất thuộc về xác thịt qua ba mẹ tôi. Lần sinh khác là ngày mà tôi được sinh lại qua Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Tôi đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Hôm qua là kỷ niệm lần thứ 25 ngày tôi được sanh lại. Tôi đã bị đau khổ rất nhiều vì tội-lỗi và tôi rất bận vì xưng tội mỗi ngày. Khi tôi còn trong độ tuổi cần phải ngủ nhiều nhưng mỗi buổi sáng sớm tôi phải cầu nguyện chỉ một mình tôi trong nhà thờ, không có một người nào khác. Lúc đó điện chưa được phát triển như bây giờ. Vì trong khi thờ phượng thì điện yếu nên tôi luôn luôn chuẩn bị đèn dầu, điều tôi làm trước nhất là mở đèn dầu và đánh chuông sáng sớm. Sau đó tôi quỳ xuống và bắt đầu xưng tội-lỗi của tôi. Nhưng nếu tôi xưng tội một cách thầm lặng thì tôi buồn ngủ, còn xưng tội tiếng lớn thì sợ xấu hổ vì người khác sẽ nghe. Vì vậy tôi xưng tội của tôi trước khi những người khác đến. Tôi đã bắt đầu một ngày như thế này.
“Đức Chúa Trời ôi, hôm qua con đã nói dối. Con đã ghét vài người. Xin tha-thứ cho con.”
Khi tôi nghe tiếng của những người khác đến thờ phượng vào buổi sáng sớm thì tôi liền dừng cầu nguyện và cùng tham gia vào buổi thờ phượng. Khi những người đến thờ phượng về hết, tôi lại xưng tội một lần nữa. Trong ngày đó, tôi rất cố gắng để không phạm tội nữa. Tôi chưa biết mà miệng tôi lớn hơn miệng người khác nên tôi phạm tội bằng miệng rất giỏi, nhất là nói dối. Khi tôi và các bạn tôi hợp lại nói chuyện:
“Mày mua đồng hồ đeo tay bao nhiêu tiền?”
“10.000 Won đó! Đã không?”
Thật ra tôi chỉ mua có 5000 Won nhưng tôi trả lời như vậy. Khi tôi đọc Kinh Thánh Khải-huyền 21:8.

“Còn những kẻ hèn nhát, kẻ chẳng tin, kẻ đáng gớm ghét, kẻ giết người, kẻ dâm loạn, kẻ phù phép, kẻ thờ hình tượng, và phàm kẻ nào nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng: Đó là sự chết thứ hai.” (Khải-huyền 21:8)

Tôi nghĩ “Ồ không! Tôi phải đi xuống địa ngục.” Tôi cố gắng để không nói dối nhưng qua ngày sau tôi lại phải thú nhận tội-lỗi của mình. “Đức Chúa Trời ôi, con đã phạm điều này và đó là tội-lỗi, xin tha-thứ cho con. Xin giúp đỡ con ngày hôm nay không phạm tội.” Nên tôi không thể trả lời người khác bởi vì mỗi lúc tôi mở miệng ra là tôi tự động nói dối. Bất cứ khi nào những người khác hỏi tôi một câu hỏi tôi đều ngậm miệng lại và nói hum… hum… hum… Nhưng điều này chỉ tồn tại trong khoảng 10 buổi sáng, sau đó, miệng tôi lại mở ra và tôi tiếp tục nói dối mà không nhận ra tôi đang nói dối. Điều này làm tôi rất đau khổ. Ngày kia tôi đi gặp mục sư của tôi.
Thưa mục sư, nhìn bên ngoài có thể con là một học sinh tốt nhưng thật sự con là một người rất xấu xa. Con có tội như vậy, mặc dù bị xấu hổ nhưng con đã quyết định phải tỏ ra tất cả các tội-lỗi trước mặt các mục sư:
“Làm sao con có thể được tha-thứ tội-lỗi của con?”
“Con phải ăn-năn.”
Tôi đã ăn-năn. Nhưng không giải quyết gì được, tôi hỏi mục sư một lần nữa. Ông nói rằng tôi phải có kết quả trong sự ăn-năn.
“Con phải có kết quả như thế nào?”
“Nếu con trộm cắp của ai thì hãy trả lại. Nếu con làm hại ai hãy đền cho họ.”
Ôi chao, con không thể làm như vậy. Con nghĩ là con không phải một người được chọn. Bởi vì con không có cách thức gì để đền bù cho tất cả những người mà con đã hại. Khi con đi học, con đã dẫn những đứa bé đến lò bánh mì và hù doạ chúng nó: Hãy mua cho tao vài ổ bánh mì. Con đã nói dối, con căm thù những người khác. Con đầy những sự ghen-ghét và giận-giữ. Làm sao con có thể đền bù những điều đó.”
Tôi rất chán nản khi nghĩ rằng tôi không phải là một người được chọn. Tôi rất đau-khổ và tuyệt-vọng. Địa-ngục, bất cứ cách nào tôi cũng bị xuống địa-ngục. Tôi nói rằng hãy để tôi phạm tội và hưởng thụ đời sống của tôi trước khi tôi chết. Tôi chắc phải xuống địa-ngục mà. Tôi thỏa thích uống rượu, hút thuốc, đánh nhau. Nhưng tôi càng phạm tội thì trong lòng tôi càng bị đau khổ. Khi tôi nghe tiếng chuông thờ phượng vào ngày chủ nhật từ nhà thờ thì lòng tôi không thể chịu được.
Điều này đã gây khó khăn cho tôi khi đến nhà thờ và đi về. Tôi cố gắng làm tất cả mọi thứ để giải thoát khỏi tội-lỗi của tôi. Tôi đã cố gắng ăn-năn, xưng tội, khóc lóc, kiêng ăn và cầu nguyện suốt đêm dài. Nhưng tôi càng làm như vậy thì tội-lỗi trong lòng tôi càng trở nên nặng hơn. Sau khi xưng tội, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút, nhưng tôi nhớ rằng điều này chỉ tồn tại trong vài ngày và tôi lại rơi vào sự tối tăm một lần nữa. Các bạn, giả sử chúng ta có thể làm điều gì để được tha-thứ tội-lỗi? Các thánh đồ ơi! Mặc dù tôi nói rằng thánh đồ mà tôi chưa biết thật các bạn đã trở thành thánh đồ hay chưa trở thành thánh đồ, mà thánh đồ là dân thánh của nước Thiên-đàng, không có tì vít, không có tội-lỗi và đã được sạch. Người mà có tội thì không phải là thánh đồ phải không?
Chúng ta phải nói về điều đó cách chính xác, có thể các bạn nghe điều này như vậy nên không thích nghe, đúng không? Và nghĩ rằng mục sư này đi đến đây để giảng mà sao cứ moi móc trong lòng chúng tôi, tại sao không nói một cách thoải mái rằng đức-tin của chúng tôi tốt mà. Nhưng mục sư Park không làm như vậy vì đó không phải là vấn đề chính của mục sư Park. Ở trong các bạn không có người nghĩ như vậy chứ? Có biết không, tại sao tôi nói như vậy? Tôi không dạy máy cày là mái cài, xấu xí là sấu sí mà rất muốn dạy chân chất là thật thà. Tôi mong rằng các bạn lắng nghe và hiểu những gì tôi nói.
Năm rồi, tôi đã đến nhiều nhà thờ và dẫn dắt nhiều buổi nhóm truyền giảng. Trong năm đó tôi đã thăm viếng làng bị phong, quân đội, trường học, nhà tù và dẫn dắt nhiều nhóm bồi linh. Tôi cũng tổ chức nhóm truyền giảng tại trên núi. Khi tôi đến nhà thờ và hỏi những ai nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì giơ tay lên. Có nhiều người giơ tay lên, mặc dù bề ngoài họ đối xử như là người lịch sự nhưng họ không thể lừa dối lương tâm của mình. Họ biết rằng trong lòng họ có những tội mà họ không giải quyết.
Những đứa đi đến nhà thờ. Chúng nó để Kinh Thánh trên tay trông có vẻ như là hiền lành và thánh. Trong Kinh Thánh có một câu chuyện minh hoạ về điều này rất rõ. Đó là câu chuyện về đội trưởng Na-a-man trong Các vua thứ nhì đoạn 5. Bề ngoài người này đội một mũ bằng sắt, áo giáp và mọi thứ đều bóng loáng như là đội trưởng quân đội. Nhưng bên trong Na-a-man đang bị lở-loét vì bệnh phung và đang chết dần vì bệnh phung. Đây là hình ảnh về đời sống tín-ngưỡng của con người ngày nay. Họ chỉ sống đời sống tín-ngưỡng của mình ở bề ngoài như là chấp sự, trưởng lão, thành viên của ca đoàn và giáo viên trường Chúa nhật. Nhưng bề trong họ là những người mà tội-lỗi của họ không được rửa sạch nên họ đang ở trong tình trạng đau khổ.
Chúng ta hãy trở lại câu chuyện mà tôi đã nói tối hôm qua. Người đàn bà bị bắt đang khi phạm tội tà dâm. Nhiều người mang đá theo để ném đá đàn bà này.

“Vì họ cứ hỏi nữa, thì Ngài ngước lên và phán rằng: Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhứt ném đá vào người.” (Giăng 8:7)

Không ai có thể ném đá người đàn bà này. Tại sao vậy? Nhìn bề ngoài thì họ không có tội. Hình như chỉ có người đàn bà là có tội. Nhưng về bề trong tất cả mọi người đều phạm tội.
Các bạn ơi! Giải quyết tội-lỗi ở trong lòng của mình một cách giống như con trăn bò qua bức tường thì không được. Nếu không giải quyết một cách chính xác và rõ ràng cho đến khi đi đến nước Thiên-đàng thì rất tiếc. Khi đi đến nước Thiên-đàng lấy giấy chứng nhận là tín đồ và lấy chứng nhận về chức vụ trưởng lão thì Đức Chúa Trời không nhận được. Biết không? Nước Thiên-đàng chỉ có chấp nhận trong lòng được rửa sạch tội-lỗi và trong sạch như tuyết trắng. Cho dù tội-lỗi của bạn được rửa sạch chỉ còn một chút như ngón tay mà hầu việc Chúa cũng vô dụng, nước Thiên-đàng không bao giờ chấp nhận.
Các bạn, làm sao có thể rửa sạch tội-lỗi của chúng ta? Kinh Thánh nói về cách chính xác để rửa sạch tội là cách nào? Con người không biết. Họ tin Chúa 10 năm, 20 năm, 30 năm mà vẫn là một tội nhân. Nếu họ chết như vậy thì phải xuống địa-ngục. Đây có phải là sự thật không?
“Các bạn, tại sao các bạn tin Chúa Jêsus?”
“Chúng tôi tin vì chúng tôi có thể nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.”
“Các bạn đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi chưa?”
“Vâng, được rồi.”
“Thế à! các bạn sẽ không có tội nữa, đúng không?”
“Đúng, nhưng tôi vẫn có tội.”
Có vài điều sai ở đây. Nếu tất cả các tội-lỗi của họ đã được rửa sạch, thì trong lòng không còn tội-lỗi nữa nhưng rửa sạch tội rồi mà vẫn còn tội thì không có ý nghĩa nên rửa sạch mà như không rửa sạch.
Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vào thập tự giá để rửa sạch tội-lỗi của chúng ta, nhưng nếu tội-lỗi của các bạn vẫn còn thì sự chết của Chúa Jêsus không là gì cả. Có đúng như vậy không? Chúng ta không nói về vấn đề này trong một lần, hay trong buổi sáng nay. Nhưng tôi sẽ nói về vấn đề này từng chút từng chút. Sự tha-thứ tội-lỗi được thực hiện trong lòng chúng ta nên tình trạng trong lòng các bạn như thế nào thì rất quan trọng để nhận được tha-thứ tội-lỗi.
John Wesley là người đã sáng lập ra nhà thờ Methodist, đã làm việc cho Chúa một cách nồng nhiệt. Ông thăm viếng từng nhà để giảng Tin-lành, giúp đỡ người nghèo khổ. Và đi tới những chỗ nghèo nàn để giảng Tin-lành. Người ta gọi ông là thành viên sốt sắng. Sau khi làm việc ở Anh, ông đi đến nước Mỹ để giảng Tin-lành. Lúc đó chưa có máy bay và cũng chưa có thuyền như chúng ta có ngày hôm nay. Ông phải băng qua Đại Tây Dương trên một chiếc xuồng nhỏ. Trên đường đi, chiếc xuồng đã gặp bão. Wesley rất sợ hãi, ông đang run sợ trên chiếc xuồng. Đột nhiên ông nghe có tiếng người hát Thánh-ca. Ông chèo thuyền về phía tiếng hát Thánh-ca phát ra và nhìn thấy ở trên buồm những người mặc áo rất cũ đang kéo dây và buộc cây. Chiếc xuồng sắp bị phá và chìm mà khuôn mặt họ không bối rối gì cả mà cứ hát Thánh Ca, họ là người nào mà đứng trước sự chết lại bình tĩnh như vậy chứ? Wesley không thể hiểu được sự việc này. Tôi là mục sư giáo sĩ mà không có lòng như vậy. May mà chiếc xuồng an toàn đến nước Mỹ. Khi đến nước Mỹ. Người mà vừa hát vừa kéo lại dây là Spangehberg hỏi John Wesley rằng:
“Ông Wesley, cho tôi hỏi ông một câu được không?”
“Được chứ.”
“Ông biết Chúa Jêsus là ai không?”
“Biết chứ, tôi biết rất rõ.”
“Chúa Jêsus là Đấng Cứu Thế đã đến và cứu tất cả mọi người ra khỏi tội-lỗi.”
“Đúng rồi.”
“Đấng Cứu Thế cũng đã cứu ông, ông John Wesley, ra khỏi tội-lỗi của ông không? Bây giờ ông vẫn còn trong tội- lỗi hay ông đã được cứu ra khỏi tội-lỗi rồi? Cứu có nghĩa là được giải thoát rồi, đúng không? Nhưng nếu ông đang bị ngộp trên mặt biển Haeundae, mà ông nói rằng tôi đã được cứu, bạn được cứu, chúng ta được cứu thì hoàn toàn không có ý nghĩa. Khi một người bị ngộp thở dưới ngọn sóng và có một người khác cứu người đó sau đó anh ta nói rằng tôi đã được cứu. Một người đang bị ngộp trong tội-lỗi và nói rằng tôi được cứu thì rất mâu thuẫn.”
John Wesley không thể trả lời. Tất nhiên ông có nhiều câu trả lời theo sự hiểu biết của ông nhưng trong lòng ông không thể nói được điều gì. Ông ngồi đó và đầu ông cúi xuống. Cuối cùng công việc truyền giáo của ông tại Mỹ bị thất bại và ông quay về nhà. Ông đi vào một nhà thờ nhỏ và ngồi ở phía sau. Ông nghe những bài giảng của Matin Luther ở Rôma. Tại đây, John Wesley đã nhận được chứng cứ rõ ràng về tội-lỗi của ông đã được tha-thứ hết. Từ lúc đó ông đã thay đổi. Sứ đồ Phao-lô cũng giống như vậy. D. L. Moody cũng như vậy. Và C. H. Spurgeon cũng giống như vậy. Những tôi tớ nổi tiếng của Đức Chúa Trời không phải có một đời sống tín-ngưỡng bằng chính danh và năng lực của mình. Họ vượt qua tội-lỗi bằng chính năng lực của Chúa Jêsus và qua năng lực của Chúa Jêsus mà họ rao giảng Tin-lành.
Một lần Chúa Jêsus đi đến ao Bê-tết-đa, thỉnh thoảng có một thiên sứ giáng xuống trong ao và làm động nước. Người nào đi xuống ao trước hết khi nước động thì bất kì mắc bệnh gì cũng được chữa lành. Nhiều người mắc những chứng bệnh khác nhau đều tập trung quanh ao. Người đui, mù, què, người bị teo tay chân. Nếu như ngày nay thì những người bị bệnh ung thư cũng tập trung ở đó. Có một người đàn ông rất tội nghiệp, đã mắc bệnh 38 năm, người này không thể cử động được. Chúa Jêsus đã biết ông, đi đến gần ông và hỏi rằng:
“Ngươi muốn ta làm chi cho ngươi?”
Mặc dù người này không thể được chữa lành bởi vì khi nước động thì những người khác đã đi xuống trước ông. Người này rất tội nghiệp, luôn luôn chờ đợi một điều gì đó xảy ra. Như những người khác nói có người tự thiêu trước căn bệnh bán thân bất toại như thế này. Tôi không biết vợ của ông đã chết rồi hay đã chạy trốn, nhưng người này không có gia đình và ông phải chịu đựng căn bệnh trong suốt 38 năm. Ông không thể cử động được, ông chỉ có thể co duỗi hai tay, và ăn những thức ăn mà người khác cho ông. Chỗ ông nằm cũng là chỗ mà ông đi vệ sinh. Ông sống với một hy vọng nhỏ nhoi rằng một ngày nào đó ông sẽ là người xuống nước trước tiên; khi nước động và những người khác đang ngủ say.
Sáng nay, tôi xin lỗi, tôi nói rằng đời sống tín-ngưỡng của các bạn giống như người bệnh bại 38 năm. Có phải vậy không? Bạn cố gắng để làm nhưng không thể làm được. Bạn luôn chờ đợi một chuyện gì đó có thể xảy ra, tiếp diễn, suy nghĩ, không biết làm cách nào để đức-tin của bạn trở nên tốt hơn? Bạn có đang dựa vào điều gì mà không đáng tin cậy, những điều không rõ ràng và không chắc chắn? Chúa Jêsus đã đến với người đàn ông này nhưng không ai biết Chúa Jêsus. Đôi khi Đức Chúa Trời đến với lòng của chúng ta mỗi lúc. Kinh Thánh nói rằng:

“Nầy, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người, và người với ta.” (Khải-huyền 3:20)

Đôi khi Chúa Jêsus gõ cửa lòng của chúng ta. Ngươi có muốn được chữa lành không? Ngài hỏi ngươi có muốn tín-ngưỡng của ngươi trở nên tốt. Ngươi có muốn một cuộc sống đầy ơn. Ngươi có muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi? Các bạn, Ngài có thể chữa cho người đàn ông này lành bệnh tức thì không? Ngài có thể. Nhưng người đàn ông này suy nghĩ về điều gì? Ông nói với Chúa Jêsus: “Tôi không chắc anh là ai nhưng tôi muốn anh sẽ đẩy tôi xuống ao khi nước động.” Các bạn, Chúa Jêsus không làm cho các bạn trở nên làm việc chăm chỉ hơn hay làm việc tốt hơn. Ngài thay đổi cho chúng ta một cách căn bản. Ngay bây giờ, người đàn ông này không thể tự cố gắng đi xuống nước trước tiên khi nước động.
Các bạn, có vài điều thú vị ở đây. Ai đã làm cho nước động? Đó là thiên sứ. Thiên sứ có ý nghĩa là gì? Trong Kinh Thánh nói rằng khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta luật-pháp thì bởi thiên sứ mà cho. Tất cả những câu trong Kinh Thánh đều liên kết với nhau.
Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết một sự việc bất khả năng là chúng ta phải cố gắng giữ luật-pháp để trở nên một người công-bình và nên thánh thì giống như nói với người đàn ông bị bịnh đã được 38 năm, điều đó không thể làm được. Người đó không cử động được làm sao xuống dưới nước khi thiên sứ làm nước động được. Nếu người này có thể xuống nước khi nước động và được chữa lành thì không cần phải tìm kiếm Chúa Jêsus nữa. Phải vậy không? Chúa Jêsus đến để cứu người này bởi vì người này không thể tự mình xuống nước.
Chúng ta hãy tìm một câu Kinh Thánh khác. Kinh Thánh Rô-ma 3:19.

“Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật-pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật-pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 3:19)

Xin hãy lắng nghe. Luật-pháp thì tốt hay xấu? Luật-pháp là tốt. Vấn đề là chúng ta không thể giữ luật-pháp được. Nếu chúng ta có thể giữ mỗi phần của luật-pháp thì không có gì tốt hơn luật-pháp. Nhưng vì chúng ta không thể giữ luật-pháp nên luật-pháp trở nên vô dụng, cho dù luật-pháp có tốt như thế nào đi nữa. Các bạn có hiểu không? Tại sao các bạn là một tội nhân? Bởi vì bạn không thể giữ luật-pháp. Thật vậy, luật-pháp nói cho người mà phạm luật-pháp là chớ nói dối. Chớ phạm tội tà dâm. Chớ giết người. Chớ lừa gạt. Luật-pháp đang nói cho ai? Nói cho những người là người nói dối và là người phạm tội tà dâm… Luật-pháp không nói cho những người mà không làm gì cả. Đức Chúa Trời đang nói cho chúng ta chớ phạm luật-pháp bởi vì chúng ta là một người nói dối, tà dâm và giết người.
Đã quá trễ cho chúng ta khi đi đến với Đức Chúa Trời qua luật-pháp. Nếu một người nói rằng tôi có thể giữ luật-pháp cách trọn vẹn thì đó là người giả hình vì bất cứ người nào cũng không thể giữ được luật-pháp. Một người giả hình thì bề ngoài hành động như là người giữ luật-pháp mặc dù người đó không thể giữ được. Kinh Thánh Rô-ma 3:21

“Nhưng hiện bây giờ, sự công-bình của Đức Chúa Trời, mà luật-pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho, đã bày tỏ ra ngoài luật-pháp.” (Rô-ma 3:21)

Đó là những gì mà Đức Chúa Trời nói cho chúng ta thời Cựu-ước. Ngài nói rằng nếu các ngươi giữ tất cả các luật-pháp này thì các ngươi là một người công-bình. Do đó chúng ta rất cố gắng giữ luật-pháp để chúng ta sẽ trở nên một người công-bình. Nhưng chúng ta lại phạm tất cả luật-pháp. Nhưng có một con đường xuất hiện mà chúng ta trở nên công-bình mà không liên quan đến luật-pháp.
Các bạn, ở đây có một cái ly. Chúng ta hãy nói rằng đây là sự công-bình và là sự công-bình của mục sư Park. Khi tôi phạm tội, sự công-bình này có bị bể hay không? Đúng rồi, nó bể. Sau đó tôi có phải gắn và dán nó lại bởi vì tôi không có sự công-bình thì không vào nước Thiên-đàng được, khi nào tôi phạm tội tôi đều nói rằng: “Đức Chúa Trời ôi xin tha-thứ cho con.” Ý nghĩa là gắn và dán lại, cho nên Kinh Thánh Ê-sai nói rằng sự công-bình của tôi như chiếc áo nhớp. Cái ly này bị bể nát là sự công-bình của chúng ta. Chúng ta thì cứ cố gắng gắn và dán lại để lên Thiên-đàng, nhưng hàn gắn một bên thì một bên khác bị bể, dán một bên thì một bên khác bị hở và rỉ nước ra. Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta như vậy là rất ngu dại. Đức Chúa Trời nói với chúng ta:
“Hỡi các ngươi! Đừng lấy và sửa cái ly đó nữa. Ta sẽ cho các ngươi sự công-bình của Chúa Jêsus nên hãy lấy cái đó mà lên nước Thiên-đàng đi.”
Để lên Thiên-đàng các bạn phải có sự công-bình. Thế nhưng các bạn, sự công-bình nào mà bị phá khi tôi phạm tội? Đó là sự công-bình riêng của tôi, không phải sự công-bình của Chúa Jêsus. Nếu Chúa Jêsus phạm tội là vấn đề lớn. Không có cách thức nào khác cho chúng ta lên Thiên-đàng, nếu cái ly này bị bể. Đúng không các bạn? Sự công-bình của tôi thật sự là dơ dáy, nó đã bị bể và đãụ bị phá hủy hoàn toàn.
Lý do mà mục sư Park có thể nói mạnh dạn rằng mục sư có thể lên Thiên-đàng được vì mục sư đã nhận được sự công-bình của Chúa Jêsus. Mặc dù tôi có làm nhiều sai lầm nhưng sự công-bình của Chúa Jêsus không thể bị phá. Cho nên tôi nhận sự công-bình của Chúa Jêsus và Chúa Jêsus lấy sự công-bình dơ dáy bị bể của tôi. Đức Chúa Trời nhìn thấy như vậy và nói rằng: A, ha! Người này không có tội nên không nhận án tử hình. Đó là lý do mà Chúa Jêsus đã thay thế chúng ta và đã bị đóng đinh. Tất cả những điều xấu mà chúng ta làm đều chuyển qua Chúa Jêsus. Hay nói cách khác, tất cả sự công-bình của Chúa Jêsus, những điều tốt, những việc làm chân thật, sự vâng theo Ngôi-lời của Đức Chúa Trời đã chuyển đến cho chúng ta.
Đó là lý do tại sao khi chúng ta lên Thiên-đàng, chúng ta không thể lấy sự công-bình hay việc làm của chúng ta. Người ngu dại chỉ nhìn thấy sự công-bình của chính họ. Họ so sánh với những người khác và tự an ủi mình, họ nghĩ rằng họ có một chút gì đó tốt hơn. Họ che đậy và sửa chữa mình. Họ nghĩ rằng họ có thể đến với Đức Chúa Trời bởi sự công-bình của mình. Nhưng theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời như vậy thì họ không được nhận. Những người như vậy đã được định trước nơi địa ngục. Tôi không thể đến với Đức Chúa Trời bởi những việc làm của tôi bởi vì tất cả những sự công-bình của tôi đã bị phá. Vì thế, trong lúc tôi run sợ, tôi nói rằng tôi không có làm việc gì cả. Lúc đó Chúa Jêsus nói rằng mục sư Park ơi, ta đã ban cho mục sư sự công-bình của ta. Hãy bước đi với sự công-bình của ta.
Do đó tôi bước đi cách mạnh mẽ với sự công-bình của Chúa Jêsus. Tôi là một người công-bình phải không? Các bạn, người công-bình không phải là một người đặc biệt. Một người có sự công-bình là người công-bình. Hãy nói cho tôi biết ai là người giàu có? Nếu bạn có nhiều tiền, bạn là người giàu có. Ai là người ăn mày? Nếu bạn không có tiền gì hết và bạn phải đi ăn mày thì bạn là người ăn mày. Đúng không? Đúng vậy, người công-bình không phải là người đặc biệt nhưng là người có sự công-bình thì đó là một người công-bình.
Trong Kinh Thánh nói rằng:

“Chẳng có một người công-bình nào hết, dẫu một người cũng không.” (Rô-ma 3:10)

Nếu bạn nhìn thấy sự công-bình của chính mình thì không có người công-bình nào cả. Nhưng có nhiều người công-bình đã nhận được sự công-bình của Chúa Jêsus đến từ Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói rằng Nô-ê là một người công-bình. Trong Kinh Thánh Gia-cơ có chép:

“Người công-bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều.” (Gia-cơ 5:16)

Kinh Thánh Thi-Thiên nói rằng:

“con đường của người công-bình khác với con đường của kẻ tội nhân.”

Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện của người công-bình. Không ai trở nên người công-bình với sự công-bình của chính mình. Nhưng nếu chúng ta có sự công-bình của Chúa Jêsus thì chúng ta sẽ trở nên một người công-bình hay không?
Các bạn, các bạn cần điều gì khi đi xe buýt? Tất cả chúng ta đều phải cần vé. Không cần biết bạn có vé bằng cách nào. Nếu bạn có vé thì bạn có thể lên xe buýt. Làm sao bạn có thể lên được nước Thiên-đàng. Chúng ta lấy sự công-bình của Chúa Jêsus, là sự công-bình mà Chúa làm cho chúng ta trở nên công-bình mà đi lên nước Thiên-đàng.

“Tôi mong muốn lên Thiên-đàng để gặp Đức Chúa Trời. Tôi nhờ cậy sự công-bình của Đấng Cứu Chúa tôi nên tôi có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời một cách dạn dĩ.”
Đây là một bài Thánh Ca. Chúng ta có thể mạnh dạn đi vào nước Thiên-đàng. Các bạn, giả sử các bạn không có tiền để mua vé xe buýt màụ tôi mang đến cho bạn một vé xe buýt. Hay là một người nào khác mua cho bạn thì bạn có cảm thấy bất an hay lo sợ khi đi xe buýt không? Không, bạn sẽ không sợ. Khi bạn có vé, bạn sẽ ngồi một nơi an toàn và hưởng mọi thứ trên xe. Khi bạn lên Thiên-đàng, bạn cần phải có sự công-bình. Khi đi xe buýt bạn cần phải có vé. Bởi vì chúng ta cùng đi với sự công-bình của Chúa Jêsus nên mặc dù chúng ta là một người như thế nào. Chúng ta đã lấy sự công-bình của Chúa bởi đức-tin mà đi lên Thiên-đàng. Thế gian chỉ là nơi tạm thời. Chúng ta sẽ đi lên nước Thiên-đàng. Trong khi ở trên đất này, chúng ta bị vất vả cũng được. Bị đói cũng được. Bị chửi mắng cũng được vì cuối cùng chúng ta sẽ ở trên nước Thiên-đàng.
Khi tôi đi du lịch tôi luôn mang chứng minh thư, bằng lái xe để trong hộ chiếu, bất cứ khi nào tôi đi, tôi luôn mang bằng lái xe theo, vì bằng lái xe ở trong hộ chiếu. Nên tôi bị mất hộ chiếu thì mất luôn bằng lái xe, mà tìm được hộ chiếu thì cũng tìm được bằng lái xe. Nếu tôi đóng đinh ở hộ chiếu thì bằng lái xe cũng bị đóng đinh luôn, đốt cháy hộ chiếu thì bằng lái xe cũng bị cháy giống như vậy. Tôi tin Chúa Jêsus nên tội-lỗi của tôi được Chúa Jêsus tha-thứ và khi tôi vào ở trong Chúa Jêsus thì Chúa Jêsus luôn ở trong tôi và tôi ở trong Chúa. Hộ chiếu đi đến Seoul thì bằng lái xe cũng đi đến Seoul, hộ chiếu đi đến Busan thì bằng lái cũng đi đến Busan. Chúa Jêsus ở lại Seoul thì tôi cũng ở lại Seoul, Chúa Jêsus ở lại Busan thì tôi cũng ở lại Busan. Nếu Chúa Jêsus ở Thiên-đàng thì tôi cũng ở Thiên-đàng. Các bạn có nghĩ rằng tôi dựng một cái thang và leo lên thang đó để đến nước Thiên-đàng không? Hoàn toàn không. Qua Chúa Jêsus mà tất cả đã xong rồi. Do đó chúng ta phải là một người công-bình như Chúa Jêsus để đến với Ngài bởi vì Ngài là công-bình.
Điều này đã được giải thích rất rõ trong Kinh Thánh Rô-ma 3:21. Đã xuất hiện một sự công-bình mà không liên quan đến sự công-bình mà nhận được bởi giữ luật-pháp hay việc làm của luật-pháp. Không phải được trở nên công-bình do giữ luật-pháp. Mà là sự công-bình của Chúa Jêsus ban cho chúng ta. Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vì tội-lỗi của chúng ta.

“Tức là sự công-bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin. Chẳng có phân- biệt chi hết.” (Rô-ma 3:22)

Các bạn, nếu tôi đứng ở đây với một người nữa thì sự công-bình của chúng tôi không thể giống nhau. Một người hiền lành hơn hay không hiền lành hoặc nếu bởi việc làm của tôi mà trở nên công-bình thì không thể giống nhau được. Nhưng các bạn ơi! Chúng ta không phải bởi việc làm để đi đến Đức Chúa Trời mà là bởi ân-điển của Chúa Jêsus ban cho để đi lên Thiên-đàng. Bởi sự công-bình của Chúa là giống nhau, không có điều gì khác. Thật sự là không có liên quan đến việc làm của chúng ta. Trong câu 23:

“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu-mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời.”

Đức Chúa Trời nhìn thấy bạn và nói rằng bạn là một người công-bình. Nếu mục sư Park nhìn thấy bạn và nói rằng bạn là một người công-bình thì cũng không có giá trị bởi vì bạn không có đủ năng lực để bảo đảm lời nói của mình. Khi nào Đức Chúa Trời nói bạn là một người công-bình? Đức Chúa Trời có thể gọi một người không công-bình là công-bình không? Đức Chúa Trời không thể gọi một tội nhân là công-bình. Tôi có tội vì thế tôi không thể nào hiểu được lý do tại sao mà Đức Chúa Trời gọi tôi là một người công-bình. Tôi đã tìm hiểu rất kỹ để biết tại sao lại như vậy. Đức Chúa Trời yêu thương tôi và làm cho tôi trở nên công-bình, Ngài ban Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá và Ngài đã rửa sạch tất cả tội-lỗi của tôi. Ngài nhìn thấy tất cả các tội-lỗi đã được rửa sạch khi đó Ngài thấy tôi là một người công-bình.
Đức Chúa Trời ôi, làm sao tôi có thể được sạch? Ta đã bị hình phạt vì tất cả tội-lỗi của ngươi trên thập tự giá cách đây 2000 năm. Đó là lý do mà ngươi trở nên một người công-bình. Kinh Thánh nói như vậy. Chúng ta tin điều đó. Chúng ta không phải tin Chúa Jêsus là Đấng đã bị đóng đinh mà không rửa sạch tội-lỗi của chúng ta. Chúng ta tin Chúa Jêsus là Đấng đã bị đóng đinh để rửa sạch tội-lỗi của chúng ta. Tin Chúa Jêsus đã rửa sạch tội-lỗi của tôi như tuyết. Người ta nói rằng Chúa Jêsus chỉ rửa sạch nguyên tội của chúng ta và Ngài không rửa sạch những tội mà chúng ta phạm hằng ngày. Ngày nay nhiều nhà thần học nói như vậy. Kinh Thánh thì không nói như vậy. Kinh Thánh nói rằng khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá thì đã rửa sạch mọi tội-lỗi của chúng ta. Nếu Chúa Jêsus chỉ tha-thứ nguyên tội mà không rửa sạch những tội chúng ta phạm hằng ngày thì làm sao chúng ta có thể rửa sạch những tội mà chúng ta phạm hằng ngày? Chúng ta không thể rửa sạch tội-lỗi bằng chính năng lực của chúng ta. Chúa Jêsus phải rửa sạch tất cả các tội-lỗi cho chúng ta. Khi Chúa Jêsus rửa sạch tội-lỗi của chúng ta, Ngài không nói rằng ta chỉ rửa một nửa, còn phần còn lại là các ngươi tự rửa sạch. Ngài cũng không nói rằng ta sẽ rửa 99,99% còn các ngươi rửa 0,01% còn lại. Nếu các bạn có 100 tội-lỗi. Và nếu Chúa Jêsus rửa sạch 99 tội thì bạn phải đi xuống địa ngục vì còn lại 1 tội.
Huyết quý báu của Chúa Jêsus trên thập tự giá là huyết trọn vẹn bởi vì là một huyết trọn vẹn nên đó không phải là huyết chỉ có thể rửa sạch một số tội còn những tội khác thì còn lại, huyết rửa sạch hoàn toàn tất cả mọi tội-lỗi. Trong Kinh Thánh có nhiều chỗ ghi chép giống như vậy. Trong Kinh Thánh có nhiều từ nói về việc nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Hơn 25 năm, tôi cứ tìm kiếm cách thức để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Trong thời Cựu-ước, làm sao tội-lỗi có thể được sạch. Làm sao Đa-vít nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Tất cả đều ở đây. Những gì mà tôi nói cho các bạn là những điều rất cơ bản trong Ngôi-lời của Đức Chúa Trời.
Chúng ta không thể xưng tội rằng tôi là một người trộm cướp, tôi là một kẻ giết người, tôi là một người nói dối. Chúng ta phải thú nhận rằng chúng ta là một người chỉ có thể phạm tội một cách tự nhiên. Khi một người gián điệp ra tự thú thì không phải thú nhận rằng anh ta là người đã lấy cấp bí mật quốc gia hay thú nhận những điều tương tự như vậy. Anh ta chỉ thú nhận rằng mình là một người làm gián điệp. Không còn hy vọng cho chúng ta nữa. Như trái lê được sanh từ cây lê, trái táo được sanh từ cây táo, chúng ta là cây tội nên chỉ có thể phạm tội mà thôi. Chúng ta là một người bình thường không làm được gì hết ngoài phạm tội. Chúng ta là cây tội. Chúng ta càng cố gắng bao nhiêu thì càng phạm tội bấy nhiêu. Càng cố gắng không phạm tội, bạn càng phạm tội nhiều hơn. Nếu bạn không cố gắng bạn sẽ không biết nhưng nếu bạn cố gắng bạn sẽ nhận ra điều này. Đó là lý do mà Chúa Jêsus làm cho chúng ta trở nên sạch hoàn toàn.
Khi Chúa Jêsus bị đóng đinh vì tội-lỗi của chúng ta, Ngài không chừa lại một tội nào. Ngài lấy tất cả tội-lỗi của chúng ta và bị đóng đinh. Các bạn, từ Jêsus có nghĩa là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tin vào sự thật mà Chúa Jêsus đã cứu các bạn từ tội-lỗi là tin Chúa Jêsus. Tin Chúa Jêsus là tin vào sự thật mà Chúa cứu tôi từ tội-lỗi. Tin Chúa Jêsus là tin tha-thứ mọi tội-lỗi của tôi, tin Chúa Jêsus là tin rửa sạch tội-lỗi của tôi như tuyết trắng. Mặc dù Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá nhưng nếu tội-lỗi của các bạn vẫn còn thì Chúa Jêsus chết không có ý nghĩa. Nếu bạn mua vé xe buýt nhưng không đi lên xe buýt được thì cũng không có ýù nghĩa mặc dù đã mua vé rồi.
Tội-lỗi của chúng ta đã được rửa sạch như thế nào? Tội-lỗi đã được rửa sạch qua huyết của Chúa Jêsus. Sáng mai tôi sẽ nói cho các bạn nghe một cách cụ thể về cách thức mà qua huyết của Chúa Jêsus rửa sạch tội-lỗi vẫn còn ở trong lòng bạn. Những tội-lỗi mà luôn làm cho bạn sa ngã. Ngày mai tôi sẽ nói cho các bạn một cách chi tiết làm sao tội-lỗi của các bạn đã được tha-thứ. Ngày mốt tôi sẽ nói cho các bạn nghe về cách thức đồng đi với Đức Chúa Trời. Cuối cùng tôi sẽ nói cho các bạn nghe về đời sống tín-ngưỡng như thế nào sau khi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.
Các bạn mến, tôi rất đau khổ vì tội-lỗi. Không phải là tôi không có đi đến nhà thờ. Trong lúc đó tôi là một thành viên của ban thanh niên, một thành viên của ca đoàn và giáo viên trường Chúa nhật. Tôi rất đau khổ vì tội-lỗi mà tôi đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi qua ân-điển của Đức Chúa Trời, sau khi tôi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và đọc Kinh thánh thì mắt tôi đã mở ra. Trong Kinh Thánh nói nhiều về sự tha-thứ tội-lỗi và tôi nhận lấy điều đó như là nhiệm vụ của tôi phải làm chứng về điều này. Từ lúc này tôi đã chuẩn bị đi ra nước ngoài như một giáo sĩ. Mọi thứ đã được chuẩn bị nhưng Đức Chúa Trời nói trong lòng của tôi rằng: “Đừng đi nước ngoài, hãy ở lại Hàn Quốc và giảng Tin-lành cho những người chưa nhận được sự cứu.”
Rất khó cho tôi khi thay đổi con đường làm giáo sĩ, nhưng bởi sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời mà ngày nay tôi đã đi khắp nước Hàn Quốc để giảng về sự tha-thứ tội-lỗi. Tôi không cố gắng để nói êm tai các bạn. Nếu lòng các bạn được sạch hơn tuyết trắng bởi Ngôi-lời của Chúa thì tôi rất vui mừng mà có thể tiếp tục công việc này dù khó khăn như thế nào.
Các bạn Busan thân yêu, tôi có nhiều buổi nhóm truyền giảng ở các thành phố khác. Cách đây vài năm, tôi có nhóm truyền giảng tại không quân Kimhae, gần ở chỗ này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một buổi nhóm truyền giảng tại Busan lớn như thế này. Trong suốt buổi nhóm truyền giảng này, tôi muốn nhìn thấy những hình ảnh của những người nói rằng: Tôi đã được thoát khỏi tội-lỗi. Tôi đã được tái-sanh. Vấn đề giữa tôi và Đức Chúa Trời đã được giải quyết. Bây giờ tôi đã được sự sống đời đời. Và thậm chí tôi chết ngay bây giờ tôi cũng hạnh phúc.
Tôi mong muốn có thật nhiều người nói như vậy. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời sẽ rất vui lòng về điều này. Tôi thành thật mong muốn rằng tất cả các bạn đều trở nên người như vậy.

Comments are closed.