Take a fresh look at your lifestyle.

CHƯƠNG 3: NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ BẮT ĐANG KHI PHẠM TỘI TÀ DÂM

2,437

 

Tối nay chúng ta mở Kinh Thánh Giăng đoạn 8. Tôi sẽ đọc cho các bạn nghe từ câu 1.

“Đức Chúa Jêsus lên trên núi Ô-li-ve. Nhưng đến tảng sáng, Ngài trở lại đền-thờ; cả dân sự đều đến cùng Ngài, Ngài bèn ngồi dạy dỗ họ. Bấy giờ, các thầy thông giáo và các người Pha-ri-si dẫn lại cho Ngài một người đàn-bà đã bị bắt đang khi phạm tội tà-dâm; họ để người giữa đám đông, mà nói cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Thưa thầy, người đàn-bà nầy bị bắt quả tang về tội tà-dâm. Vả, trong luật-pháp của Môi-se có truyền cho chúng ta rằng nên ném đá những hạng người như vậy; còn thầy, thì nghĩ sao? Họ nói vậy để thử Ngài, hầu cho có thể kiện Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus cúi xuống, lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi nữa, thì Ngài ngước lên và phán rằng: Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhứt ném đá vào người. Rồi Ngài lại cúi xuống cứ viết trên đất. Khi chúng nghe lời đó, thì kế nhau mà đi ra, những người có tuổi đi trước; Đức Chúa Jêsus ở lại một mình với người đàn-bà, người vẫn đương đứng chính giữa đó. Đức Chúa Jêsus bấy giờ lại ngước lên, không thấy ai hết, chỉ có người đàn bà, bèn phán rằng: Hỡi mụ kia, những kẻ cáo ngươi ở đâu? Không ai định tội ngươi sao? Người thưa rằng: Lạy Chúa, không ai hết. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi, đừng phạm tội nữa.” (Giăng 8:1-11)

Tôi chắc rằng các bạn đã nhận được ân-điển dư dật qua việc nghe làm chứng và tôn vinh Chúa tối nay.
Trong tuần này tôi đã có 9 tiếng đồng hồ để giảng Ngôi-lời cho các bạn. Tôi đã nói cho các bạn nghe tối hôm qua, sáng nay và bây giờ là lần thứ ba. Trong suốt thời gian còn lại lòng tôi mong muốn rằng tất cả các bạn đều nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Nên tôi có nhiều căng thẳng và phập phòng lo sợ về điều này. Tối hôm qua có vài mục sư nói với tôi rằng tôi nói quá nhanh và họ không thể hiểu tôi nói cái gì. Tôi đã cười và nói với họ rằng: Cho nên các bạn nên mua băng cassette mà tôi đã giảng và nghe lại hai hay ba lần nữa. Trong suốt tuần này tôi muốn nói với các bạn về sự chuộc tội. Điều này thật sự khác với những suy nghĩ của các bạn. Cho nên các bạn phải mở rộng lòng của mình.
Tôi không phải là một người nói giỏi nhưng Kinh Thánh đã nói cách rõ ràng và chính xác về sự chuộc tội nên trong khi các bạn lắng nghe Ngôi-lời này, Đức Thánh Linh hành động thì tôi chắc rằng các bạn sẽ nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Các bạn à, một khi các bạn nhận được sự cứu rỗi và tiếp rước Chúa vào lòng của mình và đi về nhà thì tôi tin chắc rằng mặc dù các bạn sẽ không gặp lại mục sư Park ở thế gian này nữa thì cũng sẽ gặp lại tại nước Thiên-đàng đời đời.
Mùa xuân vừa rồi, tôi được một mục sư ở Hội Thánh Jeonju mời đến để dẫn dắt nhóm truyền giảng trong một hội trường lớn ở Jeonju được gọi là Anticommunism Hall. Có nhiều người đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi qua lần nhóm đó, vào cuối buổi nhóm đó tôi nói rằng: “Có 12 cánh cửa để vào nước Thiên-đàng. 3 cửa ở phía Đông. 3 cửa ở phía Tây. 3 cửa ở phía Nam và 3 cửa ở phía Bắc. Khi tất cả chúng ta gặp nhau ở Thiên-đàng thì các bạn đừng có đi vào trước. Nếu có ai trong các bạn đến đó trước thì xin hãy đợi. Chúng ta sẽ gặp nhau tại cánh cửa giữa ở phía Nam và cùng nhau đi vào Thiên-đàng.” Những người mới nhận được sự cứu rất vui mừng mà nói rằng: “Amen! Halêlugia!” Tuy nhiên vẫn còn có những người không thể vào nước Thiên-đàng được. Và tôi không nghĩ rằng các bạn cảm thấy vui mừng về điều này.
Dù sao đi nữa thì trong suốt tuần này tôi mong muốn rằng các bạn sẽ giải quyết vấn đề về tội-lỗi đang dằn vặt trong lòng của các bạn. Điều này đã làm mất đi lòng can đảm của các bạn mỗi khi các bạn đi đến với Đức Chúa Trời. Hơn nữa chúng ta có thể gặp nhau ở cánh cửa giữa phía Nam ở nước Thiên-đàng và cùng nhau đi vào. Tôi đã hứa với những người ở Jeonju như vậy. Nên thật khó để gặp bạn tại một cánh cửa khác. Nếu các bạn muốn gặp tôi thì hãy đợi tôi tại cánh cửa ở giữa phía Nam. Tôi mong rằng tất cả chúng ta sẽ vui mừng gặp nhau và sống với nhau đời đời với Đức Chúa Trời.
Khi đọc Kinh Thánh, tôi luôn luôn có nhiều nghi vấn. Tôi tin rằng các bạn cũng giống như tôi vậy. Tôi đã muốn có một đời sống tín-ngưỡng thật, không phải là hình thức nhưng mà rất khó. Vấn đề lớn nhất của tôi đã là vấn đề về tội-lỗi. Những chữ viết trên đây nói về điều gì? Đó là: “Bí mật sự tha-thứ tội-lỗi và sự tái-sanh.” Nếu chúng ta có tội-lỗi, chúng ta không thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời được. Tôi đã có nhiều thắc mắc về cách thức nào mà tội-lỗi của tôi đã được tha-thứ hết.
Trong nhiều bài giảng mà tôi đã được nghe, hình như có giảng rằng chúng ta có thể lên Thiên-đàng khi chúng ta đi đến nhà thờ. Họ nói rằng bạn có thể lên Thiên-đàng bởi vì đến nhà thờ là tin Chúa Jêsus. Nhưng khi tôi nghe những bài giảng đó, thỉnh thoảng tôi cứ suy nghĩ: “Chẳng lẽ bất cứ ai cũng có thể lên Thiên-đàng bằng cách đó sao?”
Kinh Thánh Ma-thi-ơ 7:21 có chép: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước Thiên-đàng đâu…” Tôi rất muốn biết liệu rằng tôi tin như vậy thì có thể đi lên Thiên-đàng được chăng? Tôi cũng rất muốn biết về một điều khác nữa. Tôi nghe nói rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vào thập tự giá và chết trên thập tự giá vì tội-lỗi của tôi. Tôi không biết rằng như thế thì tội-lỗi của tôi có thật sự được rửa sạch như tuyết hay không? Trong khi tôi nhìn thấy trong lòng của tôi có quá nhiều tội-lỗi. Tôi rất muốn biết về cách mà tội-lỗi của tôi được rửa sạch một cách hoàn toàn. Lúc đó, Chúa Jêsus gọi tôi, và tôi là người luôn khổ tâm vì tội-lỗi mà đã nhận được thì giờ để bày tỏ lòng mình ra trước Chúa Jêsus và nói chuyện với Ngài.
Một điều mà tôi rất cảm tạ Chúa là trong Kinh Thánh mặc dù Ngài rất bận rộn để giảng cho 5000 người hay 3000 người nhưng Ngài đã thường nói chuyện riêng với từng người một. Trong Kinh Thánh Giăng đoạn 3 Chúa Jêsus đã nói chuyện riêng với Ni-cô-đem. Trong Giăng đoạn 4 Ngài đã nói chuyện riêng với người đàn bà Sa-ma-ri. Trong Kinh Thánh Giăng đoạn 5 Ngài đã nói chuyện riêng với người bị bịnh đã được 38 năm. Trong Kinh Thánh Giăng đoạn 8 Ngài cũng đã nói chuyện riêng với người đàn bà phạm tội tà dâm. Tôi cũng thường thấy trong Kinh Thánh, Đức Chúa Jêsus luôn dạy dỗ riêng môn đồ của Ngài sau khi giảng cho dân chúng xong. Cho nên trong suốt lần nhóm truyền giảng này, chúng ta cũng sẽ có thời gian thông công cá nhân với nhau sau khi chúng ta nghe giảng xong. Giống như họ đã thông công với Chúa Jêsus vậy.
Tôi đã nghe giảng và cũng đã giảng về câu chuyện trong Giăng đoạn 8. Nhưng khi tôi đọc lại đoạn Kinh Thánh này tôi vẫn còn thắc mắc nhiều chỗ. Người đàn bà này đã bị bắt quả tang đang khi phạm tội. Tôi thắc mắc người đàn ông mà đã phạm tội tà dâm với người đàn bà này đã đi đâu? Có lẽ ông đã nhanh chân chạy trốn. Tại sao đám đông lại kéo người đàn bà đến trước mặt Chúa Jêsus? Chúa Jêsus viết cái gì trên mặt đất bằng ngón tay của Ngài? Khi tôi đọc toàn bộ Kinh Thánh tôi có rất nhiều thắc mắc. Các bạn ơi, thắc mắc nhiều như vậy là rất tốt, bởi vì tin mà không có điều kiện gì thì không bao giờ có thể tin được. Những người nói rằng hãy tin đi mà không cần có điều kiện gì hết, hãy tin đi thì có thể làm những điều khác được, nhưng đức-tin mà vô điều kiện thì không thể được. Giả sử, người ta nói rằng nếu không tin thì sẽ bị giết, thì người ta sẽ nói tôi tin nhưng không thể tin bằng lòng được, vì trong lòng thấy ngại mà bị ép buộc tin thì làm sao tin được bởi vì lòng thì chảy một cách tự nhiên.
Gần đây, có một bài báo được đăng trên tạp chí. Những đèn đường có công suất lớn được đặt dọc theo con đường đi đến sân bay Kimpo và sẽ được thắp sáng trước Seagame Châu Á. Những người nông dân mà làm ruộng lúa trong đồng bằng bên cạnh những con đường đến sân bay Kimpo. Khi đi trên lề đường thì nhìn thấy lúa có phát triển và trổ hoa nhưng hạt lúa không chín. Cho nên sau khi kiểm tra và nghiên cứu kỹ thì thấy những cây lúa mà bị ảnh hưởng trực tiếp dưới ánh đèn thì không thể chín được. Nên những người nông dân đã yêu cầu bồi thường thiệt hại cho họ. Khi những người nông dân nói:
“Cây lúa của chúng tôi không chín và chúng tôi phải bị thiệt hại lớn vì đèn đường.” Lúc đó nhân viên chính phủ hỏi lại:
“Làm gì có chuyện đó. Cây lúa không chín vì đèn đường à? Không thể có trường hợp như vậy.”
Cuối cùng họ đã hỏi ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp về vấn đề này. Các chuyên gia nói rằng cây lúa cũng cần phải ngủ vào buổi tối, đặc biệt là vào cuối mùa. Khi cây lúa phát triển thì nó cần có ngày dài và có nhiều nắng nhưng khi vào thời điểm cây lúa chín thì nó cần có ngày ngắn hơn và đêm dài hơn. Nó cần phải ngủ nhiều để hạt lúa chín đúng thời hạn. Thế nhưng những cây lúa không thể ngủ được bởi vì đèn đường sáng cả đêm và vì thế cây lúa không thể chín được nên phải bồi thường. Do đó, đến 12 giờ khuya họ đã vội vàng tắt đèn đường.
Muôn vật mà Đức Chúa Trời đã làm nên trên thế gian này thì có con đường được tạo dựng theo quy luật tự nhiên. Tôi có nghe nói rằng các nhà khoa học nước Mỹ có thể đặt một gương cầu lớn ở vị trí có thể hấp thụ được ánh sáng mặt trời và nó sẽ phản chiếu ánh sáng cho thành phố vào ban đêm. Thế nhưng lý do mà họ không dám làm việc này bởi vì nó có thể phá hoại hệ sinh thái và họ chưa biết tai họa nào sẽ đến.
Các bạn à, cũng giống như vậy. Chúng ta không thể ép buộc tín-ngưỡng của mình. Nếu bạn lôi kéo một người và nói với họ rằng tin đi, tin đi thì không thể tin được. Họ phải tin mà không có đức-tin dấy lên nên cố gắng để tin. Mặc dù không tin được. Họ đã la lên rằng: “Tin…in…i…n… mà.” Các bạn ơi, nếu các bạn tin thì có được đức-tin nhưng mà tại sao các bạn cứ cố gắng rằng: “Chúa ơi, con tin…in…i…n… mà?” Họ ép chính mình phải tin vì họ không tin một cách tự nhiên được.
Tôi tin vợ tôi nhưng tôi chưa từng nói: “Em ơi! Anh tin em.” Nếu một ngày nào đó tôi nói với vợ tôi rằng: “Em ơi, anh yêu em, anh tin em” thì sẽ buồn cười đến mức nào nhỉ? Những người mà nói rằng: “Tin…in…i…n… mà” bởi vì đức-tin không đến nên cố gắng để tin. Điều đó không phải là đức-tin. Đức-tin thì đến một cách tự nhiên. Vấn đề của bạn là gì? Bạn biết Chúa Jêsus đã bị đóng đinh chết trên thập tự giá vì tội-lỗi của bạn. Các bạn có thể dự lễ thờ phượng chủ nhật, có thể kiêng ăn, có thể dâng hiến, có thể là một thành viên của ca đoàn và có thể bạn là giáo viên trong trường Chúa nhật. Bạn có thể làm tất cả mọi thứ với sức lực của mình. Nhưng các bạn ơi, đức-tin mà tin tội-lỗi của tôi đã được rửa sạch trắng như tuyết thì không phải đến dễ dàng. Vẫn còn vài điều trong lòng của bạn nói rằng: “Không, tôi nghĩ rằng tội-lỗi vẫn còn ở trong tôi.” Các bạn biết thì biết rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá và rửa sạch tội-lỗi của bạn, và với môi miệng bạn có thể nói rằng bạn được sạch, trong lòng bạn không còn tội-lỗi nữa. Tuy nhiên, điều đó chưa thực hiện hoàn thành trong lòng của bạn.
Chúa Jêsus không phải là rửa sạch trong đầu của chúng ta nhưng rửa sạch trong lòng của chúng ta. Ở trong lòng các bạn không có đức-tin nên không tin được sự thật là Chúa Jêsus đã rửa sạch tội-lỗi chúng ta. Vì vậy, khi các bạn cầu nguyện thì trước tiên là nhớ đến tội-lỗi. Các bạn nói rằng khi tin Chúa Jêsus thì sẽ vui mừng và cảm tạ ơn Chúa, nhưng khi các bạn đến trước mặt Đức Chúa Trời thì không có mặt mũi nào để gặp Ngài, nên đời sống của các bạn chỉ có thể nói rằng xấu hổ và không đủ tiêu chuẩn.
Tối nay, tôi không phải định nói về việc Chúa Jêsus Christ đã bị đóng đinh trên thập tự giá vì tội-lỗi của các bạn bởi vì không ai mà không biết điều đó cả. Có ai không biết về sự thật là Chúa Jêsus đã bị đóng đinh chết trên cây thập tự giá vì tội-lỗi của mình không? Tục ngữ có câu: “Cá không ăn muối cá ươn.” Thật sự Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá và chết vì tội-lỗi của chúng ta, vì vậy tội-lỗi trong lòng của chúng ta phải được rửa sạch. Chúa Jêsus đã bị đóng đinh chết trên thập tự giá nhưng tội-lỗi vẫn còn ở trong lòng thì đó không phải là đức-tin.
Trong đời sống làm mục sư dẫn dắt, tôi đã tìm thấy con đường của đức-tin mà tội-lỗi chúng ta đã được tha-thứ qua dòng huyết quý báu trên thâỉp tự giá ở trong Kinh Thánh. Các bạn à, theo con đường đó. “Đức Chúa Jêsus đã chết vì tội-lỗi của tôi nên tất cả tội-lỗi tôi đã được rửa sạch trắng như tuyết.” Đức-tin như vậy vào trong lòng tôi thì tôi có thể nhận được sự bình-an và sự buông-tha mà không có lòng e ngại đối với tội-lỗi. Lúc đó Đức Thánh Linh mới vào trong lòng của các bạn và dẫn dắt các bạn.
Có nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh nói về sự tha-thứ tội-lỗi. Tôi không thể kể cho các bạn nghe hết những câu chuyện đó được. Tôi muốn nói về cách thức mà có thể xóa sạch tội-lỗi trong lòng chúng ta qua câu chuyện trong Kinh Thánh Giăng đoạn 8 về người đàn bà bị bắt đang khi phạm tội tà dâm. Bà đã đến trước mặt Chúa Jêsus và nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.

“Đức Chúa Jêsus lên trên núi Ô-li-ve. Nhưng đến tảng sáng, Ngài trở lại đền thờ; cả dân sự đều đến cùng Ngài, Ngài bèn ngồi dạy dỗ họ. Bấy giờ, các thầy thông giáo và các người Pha-ri-si dẫn lại cho Ngài một người đàn bà đã bị bắt đang khi phạm tội tà dâm; họ để người giữa đám đông.” (Giăng 8:1-3)

Tất cả các bạn hiểu được hết không? Bây giờ chúng ta sẽ cùng đọc câu kế tiếp, câu 4.

“mà nói cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Thưa thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang về tội tà dâm.” (Giăng 8:4)

Đàn bà này đã bị bắt quả tang ngay khi đang phạm tội nên rất xấu hổ phải không các bạn? Và bây giờ tôi xin đọc tiếp câu 5.

“Vả, trong luật-pháp Môi-se có truyền cho chúng ta rằng nên ném đá những hạng người như vậy; còn thầy, thì nghĩ sao?” (Giăng 8:5)

Các bạn à, đây là câu chuyện rất quan trọng. Ở đây có một người đàn bà đã phạm tội. Theo luật-pháp Môi-se thì người đàn bà này phải bị ném đá chết. Thế thì “còn thầy, thì nghĩ sao?” Họ đặt một tội nhân ở chính giữa mọi người để phán xét. Ai đã phán xét trước? Luật-pháp đã phán xét bà trước. Luật-pháp kết án người đàn bà này phải bị tử hình. Thế thì Đức Chúa Jêsus phán xét người đàn bà đó như thế nào? Sự phán xét của Chúa Jêsus đổi ra sự kết án khác, hoàn toàn khác với luật-pháp. Sự kết án đổi ra cái gì? Đổi ra vô tội? Đó là điều khác của luật-pháp. Một người mà phạm tội thì chỉ có thể bị tử hình, cách để cứu mạng sống người đó là áp dụng một luật-pháp khác, ngoài ra không có cách nào khác. Đây là điều mà khác với luật-pháp. Đối với luật-pháp một người phạm tội chỉ có bị tử hình.
Hồi nãy một chị em đã hát Thánh Ca. Giả sử rằng bây giờ chúng ta có một cuộc thi hát. Người nào hát hay không có nghĩa là người đoạt giải nhất. Dù hát hay hay hát dở thì các bạn cũng phải tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn của cuộc thi. Ví dụ, nếu cuộc thi nói rằng người nào trong khi hát mà mở miệng to sẽ cho nhiều điểm thì người giống như tôi sẽ có khả năng được hạng nhất. Bởi vì có ít người có miệng lớn như miệng của tôi. Có nghĩa là các bạn sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn của cuộc thi chứ không phụ thuộc vào các bạn là người hát hay hay hát dở. Cũng một cách như vậy, khi một người phạm tội, sự kết án tội-lỗi đó sẽ khác theo từng luật-pháp. Người đàn bà này đã phạm tội. Dù chúng ta rất muốn cứu bà nhưng qua luật-pháp chúng ta không thể làm gì được. Cách đây không lâu, ở Busan nếu các bạn đi ra ngoài sau 12 giờ đêm, các bạn sẽ bị bắt vì vi phạm giờ giới nghiêm. Nhưng bây giờ các bạn đi ra ngoài sau 12 giờ đêm thì có vi phạm không? Dạ không. Bởi vì luật-pháp đã thay đổi.
Trong thời gian mà luật giới nghiêm đang thi hành thì một số nơi không có luật về giờ giới nghiêm. Như là Kyungju, đảo Jeju và miền Bắc Choongchung. Một người sống trên ranh giới giữa miền Nam và miền Bắc tỉnh Choongchung đã sang miền Nam tỉnh Choongchung vào một buổi tối. Người này uống rượu và vui chơi. Đột nhiên cảnh sát thổi còi chạy theo và nói:
“Mày đã vi phạm luật giới nghiêm.”
Nếu người này chạy trở về miền Bắc tỉnh Choongchung thì có bị phạm tội không? Vì ở miền Bắc tỉnh Choongchung không có luật về giờ giới nghiêm nên không kể là tội. Tuy nhiên, nếu người này trở lại miền Nam tỉnh Choongchung thì cảnh sát sẽ bắt anh ta. Nếu anh chạy trở về lại miền Bắc thì cảnh sát không có quyền bắt giữ anh. Tôi không biết nhiều về những điều này nhưng tôi nghĩ rằng giới cảnh sát rất có trách nhiệm cao về khu vực của họ. Nếu bạn vi phạm luật trong vùng thuộc phía Nam tỉnh Choongchung bạn sẽ phải bị phạt tiền nhưng ở phía Bắc tỉnh Choongchung không có luật về giờ giới nghiêm nên được tự do.
Trong Kinh Thánh Giăng đoạn 8 người đàn bà đã phạm tội tà dâm. Không phải bà đang định tà dâm hay đang liếc mắt lẳng lơ với người khác mà bà đã bị bắt đang khi phạm tội tà dâm. Bà đã phạm tội rất rõ ràng. Do đó theo luật-pháp, thì không thể cứu bà thoát khỏi sự chết. Tối nay, tôi muốn giảng về cách thức mà người đàn bà phạm tội tà dâm này đã có thể được buông tha khỏi tội-lỗi qua Kinh Thánh. Có lẽ những điều tôi nói có thể khác với suy nghĩ của bạn từ trước cho đến bây giờ. Nhưng tôi mong muốn rằng bạn sẽ cởi mở lòng mình ra và lắng nghe những điều tôi nói. Chúng ta hãy nói lại chuyện này một lần nữa. Khi quá 12 giờ, một người từ miền Bắc tỉnh Choongchung đi xuống miền Nam tỉnh Choongchung. Anh ta sẽ bị bắt giữ. Thế nhưng ngay sau đó anh ta chạy trở về lại miền Bắc tỉnh Choongchung. Giả sử rằng cảnh sát đuổi theo anh ta đến miền Bắc tỉnh Choongchung và bắt anh ta lại. Thế thì người đàn ông bị bắt sẽ nói điều gì?
“Tôi sẽ chịu bị xét xử tại toà án của miền Bắc tỉnh Choongchung bởi vì đây là miền Bắc tỉnh Choongchung.”
Cho nên họ đã đến toà án và người này bị xét xử. Quan tòa ngồi đó và hỏi anh rằng:
“Anh đã phạm tội gì?”
“Phạm giờ giới nghiêm.”
“Hả?” Quan toà hỏi lại: “Tỉnh của chúng ta không có luật về giờ giới nghiêm mà?”
Người cảnh sát nói:
“Đã quá 12 giờ đêm mà anh này còn đi lòng vòng. Chính mắt tôi trông thấy và tôi chắc chắn về điều đó. Tôi đã thấy tận mắt. Chúng tôi có chụp hình và cũng có người làm chứng.”
“Nhưng anh ta không có tội”.
“Không. Tôi chắc là anh này. Anh đã bị tôi bắt ngay trên đường đi.”
Cho dù người cảnh sát nói như thế nào. Quan tòa nói rằng:
“Ông đã nói hết chưa?”
“Vâng, hết rồi.”
“Thế thì bị cáo không có tội, hãy về nhà, làm việc chăm chỉ và sống tốt đẹp.”
Không có luật-pháp nào buộc tội người này. Điều gì đã kết án chúng ta là một tội nhân? Chính luật-pháp đã kết án chúng ta là một tội nhân. Nếu không có luật-pháp thì dù phạm tội mà không kể là tội. Giả sử tôi là một người không tin Chúa Jêsus và hút thuốc. Vậy có kể là tội không? Không thể là tội được vì theo luật-pháp của nước Hàn Quốc hiện nay. Nhưng nếu nước Hàn Quốc mới ban ra luật-pháp rằng nếu người nào hút thuốc thì sẽ bị kết án tử hình. Như vậy thì tôi hút thuốc có được hay không? Nếu tôi bị bắt trong lúc đang hút thuốc, tôi sẽ lập tức bị lôi đi và bị xử tử. Luật-pháp đã lập nên tội-lỗi.
Kinh Thánh Rô-ma chép: “Vì trước khi chưa có luật-pháp, tội-lỗi đã có trong thế gian, song chưa có luật-pháp, thì cũng không kể là tội-lỗi.”
Thưa các bạn, những gì tôi nói tối hôm nay có lẽ cứng nhắc và các bạn khó hiểu, nhưng tôi sẽ tiếp tục. Người đàn bà phạm tội tà dâm có đến với Chúa Jêsus không? Bà tự bước đến với Ngài bằng đôi chân của mình hay những người khác lôi kéo bà đến với Ngài? Kinh Thánh chép thầy dạy luật và người Pha-ra-si lôi kéo bà đến với Ngài. Nhưng thực ra không phải người Pha-ri-si và thầy dạy luật lôi kéo bà đến với Chúa Jêsus nhưng chính là luật-pháp lôi kéo bà đến. Nếu không có luật-pháp, người đàn bà có bị dẫn đến trước mặt Chúa Jêsus không? Luật-pháp thì lập nên tội và tội-lỗi dẫn người đàn bà đến với Chúa Jêsus Christ.
Giống như con chuột trong bóng đèn ống. Trước khi bóng đèn ống được phát sáng, con chuột nháy nháy vài cái và khi đèn ống đã sáng thì con chuột phải tắt. Các bạn từng thấy con chuột bị hư chưa? Con chuột phải tắt sau khi nhấp nháy vài cái. Trường hợp con chuột không tắt thì bóng đèn như thế nào? Nếu con chuột không tắt thì ánh sáng của đèn có sáng trưng được không? Luật-pháp cũng giống như vậy.
Kinh Thánh Ga-la-ti nói cho chúng ta rằng luật-pháp như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ. Không có luật-pháp thì các bạn phạm tội mà không biết đó là xấu. Luật-pháp dạy cho chúng ta biết tội-lỗi. “A ha, Đức Chúa Trời không thích những điều như vậy. Tôi không được phạm tội tà dâm. Tôi không được phạm tội giết người.” Các bạn ơi, điều gì cho chúng ta nhận biết điều này. Đó là luật-pháp. Luật-pháp dạy cho các bạn muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì phải biết tội. Cho nên luật-pháp trở nên giống như con chuột của bóng đèn và cho chúng ta nhận biết tội-lỗi ở trong lòng chúng ta, luật-pháp phải bỏ đi và Chúa Jêsus phải đến. Nếu con chuột cứ sáng hoài thì bóng đèn không thể toả sáng được. Cũng như vậy, khi lòng của các bạn cứ tiếp tục bị buộc ở dưới luật-pháp, thì Đức Thánh-Linh không bao giờ ngự vào lòng của các bạn được. Chỉ khi nào các bạn thoát khỏi luật-pháp thì lúc đó Thánh-Linh của Đức Chúa Trời mới vào trong lòng của các bạn được.
Chúng ta hãy tiếp tục. Họ hỏi Ngài rằng:
“Trong luật-pháp Môi-se có truyền cho chúng ta rằng nên ném đá những hạng người như vậy, còn thầy, thì nghĩ sao?”
Lúc đó Chúa Jêsus nói những gì? Ngài không nói gì cả. Thay vào đó Ngài viết ngón tay trên mặt đất. Nhiều viện nghiên cứu Thánh Kinh đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu Ngài đã viết những gì và chỉ phát biểu một cách cá nhân theo từng người nghiên cứu. Một ngày kia khi tôi học Kinh Thánh với nhiều người khác, vài người đã hỏi tôi. “Mục sư ơi! Khi Chúa Jêsus phán xét người đàn bà bị bắt quả tang trong khi phạm tội tà dâm, Ngài đã dùng ngón tay mình viết gì trên mặt đất?” Tôi trả lời rằng: “Tôi cũng không biết nữa.”
Tất cả các cuốn sách mà tôi đã từng đọc trong thế gian này thì không có sách nào có thật, rõ ràng và chính xác như Kinh Thánh. Kinh Thánh không có lỗi hay thiếu sót gì hết. Những điều mà chúng ta cần biết đã được ghi chép hết trong Kinh Thánh mà không có gì thiếu sót. Tôi đọc đoạn Kinh Thánh mà Chúa Jêsus đã viết ngón tay trên mặt đất, nhưng ở đây không nói Chúa Jêsus đã viết những gì. Tôi đã nhận được điều đó như thế nào? Có một điều mà Đức Chúa Trời muốn nói cho chúng ta. Đó không phải là nội dung về lúc đó Chúa Jêsus đã viết gì mà sự thật là Chúa Jêsus đã viết trên mặt đất với ngón tay của Ngài.
Thế thì Chúa Jêsus viết trên mặt đất bằng ngón tay có ý nghĩa gì? Từ lúc đó tôi đã tìm kiếm trong Kinh Thánh những chỗ nói về việc viết bằng ngón tay.
Trong Kinh Thánh Đa-ni-ên 5:25 có viết: “Những chữ đã vạch ra như sau này: MÊ-NÊ, MÊ-NÊ, TÊ-KEN, U-PHÁC-SIN.”
Có một cánh tay nào đó xuất hiện và viết những chữ trên tường. Sau đó, tôi tìm kiếm ở những chỗ khác nơi mà Đức Chúa Trời viết bằng ngón tay của Ngài. Và tôi phát hiện ra một bí mật rất lạ lùng. Trong thế gian này Đức Chúa Trời viết bằng ngón tay hai lần. Lần thứ nhất là khi Môi-se nhận hai bảng đá ở trên núi Si-na-i. Kinh Thánh đã nói rằng chính Đức Chúa Trời đã viết Mười điều răn bằng ngón tay. Tôi muốn nói cho các bạn biết sự khác nhau giữa Đức Chúa Trời viết Mười điều răn trên bảng đá bằng ngón tay và những gì mà Chúa Jêsus đã viết bằng ngón tay trên mặt đất.
Chúa Jêsus không viết ở chỗ nào khác nhưng Ngài chỉ viết trước mặt người đàn bà phạm tội tà dâm. Tại sao Chúa Jêsus lại viết trước mặt người đàn bà phạm tội tà dâm trong khi Chúa Jêsus phán xét người đàn bà đó, Ngài đã viết trên đất. Thầy dạy luật và người Pha-ri-si đến và nói rằng: “Người đàn bà này đã phạm tội tà dâm. Bà đã bị bắt quả tang trong lúc đang hành động. Theo luật-pháp của Môi-se thì hạng người như đàn bà này phải bị ném đá chết. Nhưng về phần thầy thì như thế nào? Xin chỉ cho chúng tôi sự phán xét của Ngài.”
Chúa Jêsus bị ép buộc phải đưa ra bản án. Đây là ý nghĩa về sự thật mà Chúa Jêsus đã viết trên mặt đất bằng ngón tay trước khi Ngài phán xét người đàn bà. Người đàn bà này phải bị phán xét bởi luật-pháp. Trước hết luật-pháp phán xét người đàn bà này. Là luật-pháp đã được Đức Chúa Trời viết trên hai bảng đá trên núi Si-na-i khoảng 1500 năm trước khi Chúa Jêsus đến. Nếu người đàn bà này bị phán xét bởi luật-pháp mà Đức Chúa Trời đã viết bằng chính ngón tay của Ngài thì người đàn bà này chỉ có thể chết. Thưa các bạn, nếu Đức Chúa Trời phán xét theo luật-pháp mà Ngài đã viết bằng chính ngón tay Ngài trên núi Si-na-i thì không chỉ một mình người đàn bà này phải chết mà tôi và các bạn cũng chỉ hư mất mà thôi. Bởi vì không có một người trên trái đất có thể giữ luật-pháp cách trọn vẹn nên kết cuộc chỉ có thể bị hư mất.
Những nhà nghiên cứu, nghiên cứu Kinh Thánh bằng máy vi tính. Kết quả là họ phát hiện ra rằng Môi-se nhận hai bảng đá vào năm 1491 trước công nguyên. Trong suốt 1500 từ khi Môi-se nhận luật-pháp cho đến khi Chúa Jêsus đến thì không ai có thể giữ luật-pháp được trọn vẹn. Vì thế bất cứ người nào mà bị phán xét bởi luật-pháp thì chỉ có thể bị hư mất.
Đức Chúa Jêsus đã đến để cứu người đàn bà đã thật sự phạm tội tà dâm, đàn bà này chỉ có thể bị chết, đàn bà này chỉ có thể bị hư mất mà thôi. Đức Chúa Jêsus không phải chỉ đến cứu người đàn bà tà dâm này mà còn đến cứu tôi và các bạn. Nhưng Đức Chúa Jêsus Christ không thể cứu người đàn bà đó và chúng ta bằng luật-pháp đó. Đức Chúa Trời đã quyết định thay đổi luật-pháp bởi vì qua luật-pháp đó mà tất cả mọi người đều bị tử hình mà thôi. Luật-pháp nào? Chúa Jêsus thay đổi bởi luật-pháp nào? Bởi luật-pháp của tình yêu thương, bởi luật-pháp của ân-điển, bởi luật-pháp của đức-tin. Do đó Chúa Jêsus một lần nữa viết bằng ngón tay trên đất.
Chuyện về luật-pháp hơi cứng nhắc nhưng có nhiều chỗ rất thú vị. Kinh Thánh nói rằng Áp-ra-ham là một người công-bình. Kinh Thánh cũng nói cho chúng ta biết rằng Áp-ra-ham trở thành người công-bình bởi chính đức-tin. Áp-ra-ham là một người bạn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, không phải Áp-ra-ham là người không có khuyết điểm. Ông lấy A-ga là con đòi của vợ ông làm vợ lẽ và lừa dối bằng cách gọi vợ là em gái của mình. Áp-ra-ham là một người bình thường như chúng ta. Ông có nhiều lỗi lầm và đã phạm tội. Thế nhưng làm sao ông lại có thể thân cận với Đức Chúa Trời? Bởi vì không có luật-pháp giữa Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham. Lúc đó, con người sống với Đức Chúa Trời mà không có luật-pháp. Những sai lầm của Áp-ra-ham không được công nhận, mặc dù Áp-ra-ham làm rất nhiều điều sai bởi vì không có luật-pháp giữa Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời. Thế nhưng khi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, họ đã không thích nhận ân-điển một cách tự nhiên trước mặt Đức Chúa Trời. Họ nói rằng: “Để được cứu, chúng ta phải giữ lời của Đức Chúa Trời.” Vì lời nói của dân Y-sơ-ra-ên rất kiêu ngạo trước mặt Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời nói rằng: “Được rồi, để ta ban cho các ngươi một luật-pháp. Các ngươi phải cố gắng giữ luật-pháp của ta. Nếu các ngươi gìn giữ luật-pháp ta thì sẽ được phước. Nếu không giữ được các ngươi sẽ bị rủa-sả.” Họ trả lời rằng: “Dạ được, chúng tôi sẽ giữ trọn luật-pháp của Ngài.” Nhưng cuối cùng không ai giữ được cả. Luật-pháp mà chúng ta không giữ được là luật-pháp không có giá trị.
Giả sử tôi hứa rằng tôi sẽ nói cho các bạn biết làm thế nào để tội-lỗi của các bạn có thể được tha-thứ nếu bạn đến nơi này vào lúc hai giờ sáng. Sau đó tôi đã đến đây lúc 2 giờ sáng như đã hứa và các bạn cũng có hứa với tôi rằng sẽ đến đây lúc 2 giờ sáng. Nhưng không có ai đến thì lời hứa trở nên vô ích. Đức Chúa Trời cần thiết lập một luật-pháp mới cho chúng ta bởi vì trong chúng ta không có ai có thể giữ luật-pháp. Kinh Thánh đã nói về điều này ở rất nhiều chỗ.
Kinh Thánh chép: “Vậy thì làm sao có luật-pháp? Luật-pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm-phép cho tới chừng nào người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã hứa cho; luật-pháp được ban ra bởi mấy thiên-sứ và truyền ra bởi một người trung-bảo.” (Ga-la-ti 3:19)
Thế thì bây giờ chúng ta không còn cần thiết luật-pháp nữa thì chúng ta có phải xé Kinh Thánh Cựu-ước không? Không phải như vậy. Bởi vì có luật-pháp mà chúng ta nhận biết mình là tội nhân để đến trước mặt Đấng Christ. Kinh Thánh Ga-la-ti nói luật-pháp là thầy giáo. Nếu không có luật-pháp thì chúng ta không biết mình là một tội nhân nên cứ sống tùy tiện. Kinh Thánh nói rằng qua luật-pháp mà chúng ta nhận ra mình là một tội nhân; một người chỉ có bị chết và cũng chính luật-pháp dẫn dắt chúng ta đến trước mặt Đức Chúa Trời. Luật-pháp được ban ra không phải để làm cho chúng ta được nên thánh, được công-bình mà được ban ra để chúng ta nhận biết tội-lỗi. Các bạn hãy lặp lại theo tôi. “Luật-pháp được ban ra để chúng ta nhận biết tội-lỗi.” Nếu Đức Chúa Trời muốn chúng ta giữ luật-pháp để được sạch tội thì Đức Chúa Trời đã ban ra một luật-pháp mà chúng ta có thể giữ được. Thế nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một luật-pháp mà chúng ta không thể giữ được. Không phải chúng ta thiếu nổ lực mà không giữ luật-pháp được, không phải chúng ta thiếu quyết tâm mà không giữ luật-pháp được. Mà bản chất chúng ta đã không giữ được luật-pháp. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta phải giữ hết tất cả các luật-pháp chứ không phải chỉ giữ một phần hay vài điều của luật-pháp. Thậm chí các bạn giữ trọn các luật-pháp mà chỉ phạm một điều thôi thì cũng giống như là phạm hết thảy. Khi chúng ta cố gắng giữ luật-pháp mà bị vi phạm, lúc đó chúng ta nhận ra rằng: “A ha! Tôi là một người tội nhân.”
Thưa các bạn! Ngày nay có nhiều người không hiểu biết về điều này. Họ cố gắng hết sức để giữ luật-pháp, để đi đến trước mặt Đức Chúa Trời và để vào nước Thiên-đàng. Người đàn bà bị bắt quả tang về tội tà dâm được miêu tả ở đây không phải nói riêng về người đàn bà đã phạm tội tà dâm mà chính là chỉ cho mỗi chúng ta. Nếu có ai trong các bạn đứng trước luật-pháp và bị phán xét thì các bạn chỉ có thể chết thôi. Kinh Thánh nói rằng tiền công của tội-lỗi là sự chết. Bởi vì không có ai mà không phạm tội. Vì vậy, Chúa Jêsus đã phải thay đổi luật-pháp để cứu người đàn bà này. Các bạn có hiểu không? Nên Chúa Jêsus đã bắt đầu viết trên đất bằng ngón tay của Ngài.
Lần thứ nhất, chữ mà Đức Chúa Trời viết là Mười điều răn của luật-pháp. Lần thứ hai chữ mà Chúa Jêsus viết là luật-pháp của sự yêu thương. Chúng ta hãy tìm Kinh Thánh Giê-rê-mi sau sách Ê-sai phần Cựu-ước. Các bạn đã tìm thấy chưa? Chúng ta hãy đọc Giê-rê-mi đoạn 31 câu 31 và 32.

“Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao-ước mới với nhà Y-sơ-ra-ên và với nhà Giu-đa. Giao-ước này sẽ không theo giao-ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Ê-díp-tô. Tức giao-ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giê-hô-va phán vậy.” (Giê-rê-mi 31:31-32)

Điều mà đã được lập ra trong ngày dân Y-sơ-ra-ên được dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Bấây giờ, có một luật-pháp khác đã được thiết lập.

“Đức Giê-hô-va phán: Nầy là giao-ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật-pháp ta vào bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ cũng chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giê-hô-va! Vì chúng nó thảy đều biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.” (Giê-rê-mi 31:33-34)

Một ngày kia, có lẽ hai năm trước đây, vợ tôi nói với tôi rằng: “Anh ơi, anh cần một bộ đồ veston mới.” Tôi không biết bộ đồ của tôi đã cũ và bị rách rồi. Và tôi cùng với vợ tôi đã đi đến nhà may và may một bộ đồ veston mới. Tại sao tôi cần phải may một bộ đồ veston mới? Tôi cần phải may một bộ đồ veston mới bởi vì bộ đồ veston cũ đã sờn và không sử dụng được nữa. Tất nhiên, cũng có nhiều người may đồ veston mới mặc dù họ vẫn còn nhiều đồ veston tốt. Tại sao bạn cần một đôi giày da mới? Bởi vì đôi giày da mà bây giờ các bạn đang mang đã cũ mòn nên các bạn cần đổi đôi giày da mới. Có một luật-pháp giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên, là giao ước Ngài đã hứa:

“Nếu ngươi nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, nầy là mọi phước lành sẽ giáng xuống trên mình ngươi: Ngươi sẽ được phước trong thành, và được phước ngoài đồng ruộng. Bông trái của thân thể ngươi, hoa-quả của đất ruộng ngươi, sản-vật của sinh-súc ngươi, luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ được phước; cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi đều sẽ được phước! Ngươi sẽ được phước trong khi đi ra, và sẽ được phước trong khi vào.” (Phục-truyền Luật-lệ ký 28:2-6)

Thế nhưng không có một người nào trong dân Y-sơ-ra-ên có thể giữ luật-pháp. Không chỉ những người dân Y-sơ-ra-ên mà tất cả mọi người trong thế gian không có ai giữ được luật-pháp một cách trọn vẹn. Vì vậy đối với Đức Chúa Trời có hay không có luật-pháp đều không có ý nghĩa gì hết. Cho nên chúng ta lấy luật-pháp đó thì không bao giờ đi đến trước mặt Đức Chúa Trời được. Do đó Đức Chúa Trời phán rằng hãy lập một giao ước mới và luật-pháp mới. Điều này đã được nói trước trong Kinh Thánh Giê-rê-mi đoạn 31. Ai đã lập nên giao ước mới này? Chính Đức Chúa Trời làm. Mục sư Park có thể thay đổi luật-pháp được không? Hoàn toàn không. Do đó Đức Chúa Jêsus bắt đầu viết trên mặt đất bằng ngón tay của Ngài. Chúng ta không biết Ngài viết cái gì. Người đàn bà này là một tội nhân qua luật-pháp Môi-se nên chỉ có thể chết. Bởi vì Chúa Jêsus đã đến để cứu tội nhân, là người mà chỉ có thể chết. Nên luật-pháp phải được thay đổi bởi một luật-pháp mới. Ngài đã viết luật-pháp của ân-điển, của Đức Thánh Linh nên người đàn bà này không còn bị phán xét bởi luật-pháp cũ nữa. Bây giờ đàn bà này chịu sự phán xét nào? Giờ đây qua Chúa Jêsus mà bà chỉ nhận được luật-pháp của ân-điển và luật-pháp của sự yêu thương.

“Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhứt ném đá vào người.” (Giăng 8:7)

Không ai có thể ném đá vào bà. Tất cả mọi người đều bỏ đi hết. Bấy giờ Đức Chúa Jêsus bắt đầu phán xét người đàn bà.

“Ta cũng không định tội ngươi: hãy đi, đừng phạm tội nữa.” (Giăng 8:11)

Bởi vì Ngài gánh thay tội-lỗi của người đàn bà đó rồi. Nhiều người trong các bạn vẫn còn lẫn lộn giữa hai luật-pháp. Có khi các bạn ở dưới luật-pháp của Môi-se, có khi lại ở dưới luật-pháp của sự yêu thương. Có khi bạn nói bạn đã được tha-thứ hết tội-lỗi qua ân-điển của Chúa Jêsus. Cũng có khi bạn nói rằng các bạn là một tội nhân, bạn chỉ có thể chết… đời sống thuộc linh của các bạn không thể trưởng thành bởi vì các bạn cứ lẫn lộn. Nếu các bạn vẫn ở dưới luật-pháp, bạn phải giữ luật-pháp cách trọn vẹn. Nếu bạn muốn đến với Chúa Jêsus, bạn cần phải quên luật-pháp đi và nhận ân-điển. Bạn phải chọn một trong hai. Tất nhiên luật-pháp không phải là tội-lỗi, luật-pháp là một điều tốt đẹp.
Ngày nay con người không tin Đức Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển. Làm sao một người có thể đi bộ trên mặt biển được? Tỷ trọng của một người nặng hơn tỷ trọng của nước phải không? Không thể đi được mà. Nhưng tôi sẽ không tin Chúa Jêsus nếu Ngài chỉ làm những việc mà con người có thể làm được. Tôi tin Chúa vì Ngài đi bộ trên mặt biển, vì Ngài làm những việc mà tôi không làm được, nếu Ngài chỉ làm được những việc mà tôi cũng có thể làm, thì Ngài cũng giống như tôi. Tại sao tôi phải tin Ngài? Vì Ngài cũng giống như tôi mà, vì cái gì mà tôi phải tin?
Chúa Jêsus đã đi bộ trên mặt biển, đúng không? Tôi cũng biết cách để đi bộ được trên mặt biển. Các bạn ở Busan sống gần biển. Các bạn có muốn tôi chỉ cho cách đi bộ trên mặt biển không? Tất nhiên tôi không phải học điều này trong Kinh Thánh. Đi bộ trên mặt biển thì không quá khó. Đây là quá trình để đi bộ trên mặt nước. Xin hãy lắng nghe kỹ. Từ bờ biển Haeundae bạn hãy chạy thật nhanh xuống biển, trước hết chân trái của bạn phải chạm nước, sau đó bước chân phải lên trước khi chân trái bị chìm. Rồi bước chân trái trước khi chân phải bị chìm, cứ thế bạn bước chân trái trước khi chân phải bị chìm, rồi bước chân phải trước khi chân trái bị chìm. Như vậy thì các bạn có thể đi bộ trên mặt nước đến đảo Deama và thậm chí đến Nhật Bản. Bạn cũng có thể đi đến tận nước Mỹ. Nếu bạn bị chết đuối mặc dù làm rất chính xác theo lời tôi thì tôi sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng nếu bạn bị chìm xuống nước vì bạn không kịp đổi chân thì tôi không chịu trách nhiệm vì là lỗi của bạn. Hãy thử đi trên biển Heaundae đi. Bạn sẽ không bị chết đuối đâu.
Các bạn, đây chỉ là chuyện vui thôi phải không? Luật-pháp cũng như vậy. Luật-pháp thật sự tốt nếu bạn có thể giữ được. Nhưng vấn đề là chúng ta không có sức để thay đổi chân một cách liên tục được. Chúng ta giữ được luật-pháp là điều bất khả thi đối với chúng ta. Tục ngữ có câu “mò kim đáy biển.” Khi chúng ta hết sức cố gắng hoặc kêu lên rằng: “Chúa ôi!” Thì cũng không thể giữ luật-pháp được. Tôi không biết ai đã dạy cho họ điều này. Đức Chúa Trời ban cho các bạn luật-pháp và biết rõ rằng các bạn không thể giữ trọn luật-pháp. Bạn sẽ trở nên một người rất kiêu ngạo nếu bạn có thể giữ trọn luật-pháp. Bởi vì bạn không giữ được luật-pháp nên bạn nói rằng: “Đức Chúa Trời ôi! Con là một tội nhân.” Và bạn trở nên một người hạ thấp.
Đức Chúa Trời biết chúng ta rất rõ ràng. Ngài biết chúng ta có thể làm được gì và không làm được gì. Thật sự Đức Chúa Trời đã làm một luật-pháp mà chúng ta không thể giữ được. Thế nhưng chúng ta đã bị lừa gạt bởi quỷ Satan. Satan nói cho chúng ta rằng hãy cố gắng giữ luật-pháp đi. Và chúng ta lấy hết sức lực của mình để giữ luật-pháp, nên hoàn toàn trở nên một người mù không thể thấy được con đường của ân-điển.
Khi tôi học lái xe, giáo viên nói cho tôi biết về điều này. Nếu một người ngồi trên ghế của tài xế và nhìn lên phía trước thì có thể thấy được tất cả những gì ở hai bên đường với góc nhìn là 1800. Nhưng nếu người đó chạy với vận tốùc 100km/h thì góc nhìn chỉ còn 150. Lần đầu tiên tôi đến Seoul, con đường ở đây rất phức tạp, nhưng tôi phải lái xe nên cùng với vợ tôi mở bản đồ ra và đánh dấu vị trí mà hôm nay tôi phải đi thăm viếng. Mặc dù chúng tôi đã biết trước con đường sẽ đi trước khi ra khỏi nhà. Dù vậy khi tôi lái xe tôi chỉ có thể nhìn thấy phía trước mà không thể nhìn qua hai bên đường. Bởi vì tôi không quen với con đường này. Khi trở về nhà và nói chuyện với vợ tôi. Vợ tôi nói rằng: “W…o…w, hôm nay chúng ta đã đi qua rất nhiều toà cao ốc.” Tôi hỏi rằng: “Cao ốc nào?” Nhiều khi tôi hỏi hoài rằng cao ốc nào. Tôi quá bận rộn để nhìn tín hiệu giao thông ở phía trước, chỉ có nhìn thấy cảnh sát giao thông bởi vì tôi chưa quen con đường này.
Khi một người có thời gian và nghỉ ngơi, lúc đó góc nhìn của họ có thể là 1800 thậm chí 3600 nhưng khi người đó chạy với vận tốc 100km/h thì góc nhìn chỉ còn 150 và mọi vật xung quanh chuyển động rất nhanh. Nếu tôi lái xe từ Seoul đến thì tôi phải đi hơn 400km nên tôi phải chú ý con đường đó. Nếu tôi không chú ý con đường ấy thì tôi không thể lái xe được, vì thế tôi không có dịp để quan sát cảnh vật xung quanh.
Chúng ta rất là bận rộn để cố gắng giữ luật-pháp nên chúng ta không có cơ hội để nhìn ra bên ngoài bởi vì quỷ Satan đã nhốt chúng ta vào trong luật-pháp. Do đó chúng ta không thể nhìn thấy con đường để nhận được sự tha-thứ tội-lỗi, luật-pháp của ân-điển là gì. Chúng ta không thể nhìn thấy tội-lỗi của mình đã được tha-thứ như thế nào. Họ chỉ cố gắng để giữ luật-pháp. Đó là đời sống tín-ngưỡng của hầu hết mọi người.
“A! Con đã một lần nữa phạm tội bởi vì con yếu đuối. Chúa ôi xin tha-thứ tội-lỗi cho con.”
Các bạn à, dù một bài hát rất hay cũng chỉ hay khi các bạn nghe một hai lần đầu. Đức Chúa Trời có vui lòng nghe bạn cứ khóc lóc một cách đáng thương không? Đức Chúa Trời nói rằng: “Ta rất ghê tởm các ngươi, ta rất chán nghe những điều đó, khi các ngươi cười cũng không đẹp.” Đức Chúa Trời muốn gặp chúng ta trong sự vui mừng. Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta sự hoà bình.
Đức Chúa Trời là Chúa của sự bình-an. Khi các bạn bị buộc ở dưới luật-pháp, bạn không thể nếm sự vui mừng, phước hạnh và bình an trong đời sống của bạn. Bạn chỉ có thể khóc lóc và cầu xin rằng: “Chúa ôi, con rất yếu đuối, xin tha-thứ tội-lỗi cho con.” Các bạn ơi! Bởi vì các bạn không có đức-tin là mình có được lên Thiên-đàng hay không nên nói rằng nước Thiên-đàng à, đến thì mới biết. Bởi vì bạn không tin vào sự hứa hẹn rất rõ ràng trong Kinh Thánh. Bạn chỉ có thể nói rằng đến thì mới biết.Ví dụ tôi đã nói với một người nào đó rằng tôi sống trong căn hộ Unma ở số 316 khu vực Daechi, Gangnam. Người đó trả lời rằng đi đến thì mới biết. Như vậy thì người đó là người không tin tôi. Nếu một người tin tôi thì thậm chí người đó chưa có mặt ở đó vẫn tin những gì tôi nói. Chúng ta đã thiếu băng cassette khi đang thu bài giảng và anh em chịu trách nhiệm về điều này đã gọi điện thoại cho công ty sản xuất băng cassette tại Seoul. “Xin hãy gởi cho chúng tôi 1000 băng cassette.” Bởi vì họ tin chúng tôi nên nói rằng: “Hãy gởi tiền thanh toán vào trong ngân hàng của chúng tôi.” Và họ gởi cho chúng tôi 1000 băng cassette trước khi nhận được tiền. Vì những người đó tin chúng tôi nên tôi cảm ơn về điều đó rất nhiều. Người này sống ở Seoul và đã gởi 1000 băng cassette cho người sống ở Busan mà họ chưa từng biết. Đó là đức-tin. Nếu người đó có sự nghi ngờ rằng “Liệu rằng họ có gởi tiền cho tôi không?” thì người đó không bao giờ gởi băng cassette cho chúng tôi. Đức Chúa Trời hứa rất rõ rằng nếu các ngươi làm như thế này và làm như thế kia thì tội-lỗi các ngươi sẽ được tha-thứ. Nếu các ngươi làm như thế này thì sẽ được cứu và nếu các ngươi làm như thế này thì được lên Thiên-đàng.
Nếu các bạn tin sự thật đó mặc dù không đến mà vẫn biết, vì bạn không tin điều đó nên cứ nói rằng đi đến mới biết. Nhưng khi các bạn đi đến trước mặt Đức Chúa Trời mà mới biết thì đã quá trễ rồi. Khi bạn đến đó, đó không phải là Thiên-đàng nhưng là Địa-ngục. Điều này có gì tốt đẹp không? Bạn thật sự ở Địa-ngục? Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Kinh Thánh và sai Đức Chúa Jêsus để chúng ta nhận được sự tha-thứ tội-lỗi và lên Thiên-đàng được. Các bạn lên Thiên-đàng được trước khi gặp Chúa vào ngày đó.
Không có một người nào nói rằng: “Chúa ơi, con không có tin Ngài.” Cũng không có người nào nói rằng: “Con không tin Chúa, Đức Chúa Trời ơi, xin thương xót con.” Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ tin Đức Chúa Trời nhưng nếu họ không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời thì họ cũng không tin Đức Chúa Trời.
Tôi chưa từng lên Thiên-đàng nhưng tôi tin rằng tôi sẽ được lên Thiên-đàng. Bởi vì tôi biết rằng Chúa Jêsus không phải là người nói dối và Kinh Thánh cũng không nói dối. Thế gian này không phải là nhà của tôi. Chúa Jêsus hứa rõ rằng đã ban cho tôi một nước đời đời. Đức Chúa Trời hứa rằng một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại và đem tôi đi. Có lời hứa một cách rõ ràng mà những người không nhận được lời hứa đó thì phải đi đến đó mới biết.
Sứ đồ Phao lô được cứu không phải vì những công việc tốt mà ông đã làm. Tên cướp trên thập tự giá đã được cứu mà không làm gì tốt cả. Họ được cứu không phải vì họ nổ lực hay cố gắng giữ luật-pháp. Đàn bà phạm tội tà dâm này đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi cũng như vậy. Nếu chúng ta giữ luật-pháp để có thể rửa sạch và có thể không phạm tội được thì chúng ta không cần sự tha-thứ tội-lỗi. Bởi vì chúng ta không thể theo luật-pháp được, bởi vì chúng ta chỉ là tội-nhân không giữ luật-pháp được nên chúng ta cần luật-pháp của ân-điển để chúng ta được sự tha-thứ. Luật-pháp của ân-điển thì rất là kỳ lạ. Làm cho một tội-nhân trở thành một tội-nhân là luật-pháp của Môi-se, và làm cho một tội-nhân trở thành người công-bình là luật-pháp của ân-điển.
Các bạn à, tôi không nói với các bạn rằng tôi được lên Thiên-đàng bởi vì tôi không từng phạm tội một lần như là tôi không nói dối, không ăn trộm lần nào…
Cách đây rất lâu có một cuộc thi về nói dối. Mọi người phải nói dối và cuối cùng chọn ra một người nói dối xuất sắc nhất. Thí sinh cuối cùng đứng lên và nói rằng:
“Kính thưa quý ông, quý bà. Tôi tham gia cuộc thi này nhưng tôi không tự tin rằng tôi sẽ đậu bởi vì từ khi mới sanh ra tôi chưa bao giờ nói dối cả. Do đó tôi thật sự không thể nói dối được. Sở dĩ tôi đến đây vì những người xung quanh tôi cứ thúc đẩy tôi đến. Thật sự tôi không thể nói dối được nên thôi, tôi đi xuống.”
Đến lúc trao giải thưởng người này đã đạt giải nhất. Người mà nói rằng tôi không nói dối là người nói dối giỏi nhất. Tất cả chúng ta đều là người vi phạm luật-pháp. Thế nhưng Đức Chúa Trời đã thay đổi luật-pháp mà làm cho chúng ta bị chìm dưới tội-lỗi để được sạch sẽ xứng đáng. Chúa Jêsus đã nói gì sau khi Ngài viết trên mặt đất?
“Ta không định tội ngươi. Ngươi không có tội”.
Các bạn, trước khi tôi nhận ra điều bí mật quý báu này, mỗi khi tôi đọc Kinh Thánh, tôi thèm được như người đàn bà phạm tội tà dâm này. Nếu tôi đang phạm tội nên bị bắt và ở vị trí là bị ném đá thì tôi rất thèm nghe Chúa nói một lần là ngươi không có tội. Một người khác mà tôi thèm được như vậy nữa là tên cướp trên thập tự giá. “Mặc dù ngươi đang bị xử tử nhưng ngươi sẽ ở với ta nơi Ba-ra-đi.” Là rất có phước. Sau đó tôi mới biết rằng đàn bà phạm tội tà dâm chính là tôi. Tên cướp trên thập tự giá chính là tôi. Tôi nhận ra rằng những gì Chúa Jêsus nói với người đàn bà tà dâm thì Ngài cũng nói với chính tôi, những gì Chúa Jêsus nói với tên cướp cũng chính là nói với tôi. Tôi thật sự được mở mắt và nhìn thấy được câu chuyện về Đa-vít, về Phao-lô và nhiều câu chuyện khác trong Kinh Thánh đều nói về tôi. Chúa Jêsus nói với đàn bà phạm tội tà dâm rằng: “Ta cũng không định tội ngươi”. Với những Ngôi-lời này, tôi tin rằng Chúa Jêsus cũng đang nói với tôi. Chúa Jêsus nói rằng Ngài không định tội tôi. Chúa Jêsus nói với tôi rõ ràng rằng tôi là người trong sạch. Chúa Jêsus nói rằng tôi là người công-bình. Halêlugia! Cho nên tôi có thể là người công-bình. Các bạn có nghĩ rằng mục sư Park là người công-bình bởi vì mục sư không có tội không? Nếu một người trở thành người công-bình bằng cách không phạm tội nghĩa là người đó dựa vào chính năng lực của mình. Nếu một người phạm tội rất nhiều giống như tôi được trở nên công-bình qua Chúa Jêsus Christ thì đó là bởi ân-điển. Tôi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi qua ân-điển cách nhưng không, tôi không có làm gì hết. Không có một chút gì là năng lực của tôi.

“Tội-lỗi trong lòng tôi đen hơn mực
Đã được rửa sạch hơn tuyết trắng
Nơi mà huyết của Chúa Jêsus chảy ra
Tôi chạy nhanh đến đó”

Không phải vì tôi không phạm tội. Không phải vì tôi không nói dối. Tôi được sạch tội vì Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá và chịu chết.

“Mọi vật quý của tôi đã chất đống ở Thiên-đàng kia
Tự hào của đời sống tôi
Suốt đời tôi chỉ là thập tự giá
Trên thập tự giá tội-lỗi tôi đã được sạch
Tội-lỗi của tôi đã rửa sạch trên thập tự giá rồi
Nơi mà huyết của Chúa Jêsus chảy ra
Tôi chạy nhanh đến đó
Bây giờ lòng tôi đã được sạch bởi đức-tin.”

Thời gian đã trôi qua nhiều. Tôi sẽ nói thêm một điều nữa và chúng ta sẽ kết thúc tối nay ở đây. Và chúng ta cũng cần nói chuyện cá nhân với nhau.
Chúng ta mở Kinh Thánh Rô-ma đoạn 4 câu 4. Tôi xin đọc.

“Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công-bình, thì đức-tin của kẻ ấy kể là công-bình cho mình.” (Rô-ma 4:4)

Đức Chúa Trời có thể gọi một người có tội là công-bình được không? Không thể được. Người có tội là tội-nhân. Còn người công-bình là người công-bình. Chúng ta là tội-nhân mà Đức Chúa Trời gọi chúng ta là công-bình thì không thể được. Đức Chúa Trời không phán xét chúng ta vì Ngài chờ đợi chúng ta cho đến khi Ngài đã làm cho chúng ta trở nên công-bình. Lúc đó Ngài gọi chúng ta là công-bình. Ngài chờ đợi cho đến khi Chúa Jêsus bị đóng đinh để rửa sạch tội-lỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời nhìn thấy tội-lỗi của chúng ta đã được sạch qua Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá. Sau khi Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta đã được rửa sạch tội-lỗi qua Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá và nói rằng chúng ta là người công-bình. Khi Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta, tất cả những tội-lỗi của chúng ta đã rửa sạch trên thập tự giá của Chúa Jêsus. Nhưng các bạn nhìn thấy như thế nào? Những người trong các bạn có đôi mắt như Đức Chúa Trời và nói rằng tất cả tội-lỗi của chúng ta đã được rửa sạch. Và tin rằng chúng ta là người công-bình bởi đức-tin. Tuy nhiên tôi vẫn là một tội nhân đó là những người nói rằng Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên thập tự giá mà không thể rửa sạch tội-lỗi của mình. Nhiều người cầu nguyện rằng: “Chúa ôi xin tha-thứ tội-lỗi cho con.” Các bạn hãy suy nghĩ kỹ về điều này, khi Chúa Jêsus bị đóng đinh, Ngài đã tha-thứ tội-lỗi của các bạn rồi hay chưa? Nếu đã rửa sạch rồi chúng ta lại cần cầu xin tha-thứ tội-lỗi cho con nữa sao? Chúng ta phạm tội lại mà. Những tội-lỗi chúng ta phạm có được rửa sạch không? Những tội-lỗi mà các bạn phạm có được rửa sạch không?
Ở đây chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa những người có đức-tin và những người không có đức-tin. Những người có đức-tin thì nói rằng: “A ha! Tội-lỗi của tôi đã được sạch trắng như tuyết.” Những người không có đức-tin thì nói rằng: “Tuy nhiên tôi vẫn là một tội nhân.” Cho nên những người không có đức-tin thì không phải dựa vào ân-điển của thập tự giá của Chúa Jêsus Christ mà là chỉ nhờ cậy chính sự nổ lực của họỉ. Họ dựa vào việc làm của mình. Cho nên người không có đức-tin một cách tự nhiên thì chỉ đáng bị ở dưới luật-pháp. Họ chỉ có thể cố gắng hết sức để giữ luật-pháp. Nhưng Kinh Thánh Ga-la-ti nói rằng khi đức-tin đến thì chúng ta không còn là tôi mọi dưới luật-pháp nữa.
Sáng mai, tôi sẽ tiếp tục nói về điều này. Tôi xin lỗi vì tối nay tôi nói nhiều điều cứng nhắc. Dù sao thì trong bài giảng ngày hôm nay Chúa Jêsus không phán xét người đàn bà qua luật-pháp của Môi-se. Nếu Chúa Jêsus phán xét người đàn bà này qua luật-pháp của Môi-se thì đàn bà này chỉ có bị ném đá và chết. Chúa Jêsus phán xét đàn bà này với luật-pháp của sự yêu thương, luật-pháp của ân-điển. Một luật-pháp hoàn toàn khác với luật-pháp của Môi-se.
Tối hôm nay, các bạn chỉ có thể bị hư mất khi đứng trước luật-pháp của Môi-se. Xin đến với luật-pháp ân-điển của Chúa Jêsus thì các bạn sẽ nhận được sự rửa sạch tội-lỗi. Chúng ta hãy cúi đầu xuống và nhắm mắt lại.
Các bạn thân mến! Tối nay chúng ta đã nghe những điều lạ lùng trong Ngôi-lời về sự Chúa Jêsus đến và tha-thứ tất cả tội-lỗi của chúng ta, không phải bởi luật-pháp nhưng bởi sự yêu thương. Tôi biết rằng một buổi nhóm như thế này thì không đủ để chúng ta nói hết về điều này. Nếu có ai trong các bạn cảm thấy rằng: “Đức Chúa Trời ôi, con giống như là người đàn bà phạm tội tà dâm. Đức Chúa Trời ôi, con là một người dơ dáy và bẩn thỉu như người đàn bà tà dâm. Con là một người rất xấu. Giống như người đàn bà phạm tội tà dâm đã đến trước Chúa Jêsus và nhận được lời hứa của sự tha-thứ tội-lỗi. Đức Chúa Trời ôi, con cũng vậy. Tối nay con muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi trước mặt Ngài. Con muốn lòng con được buông tha trước tội-lỗi qua huyết của Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá và bị chết. Đức Chúa Trời ôi, xin thương xót con, xin hãy cứu con.” Nếu có người như vậy hãy giơ tay lên. Có ai trong các bạn muốn chắc chắn rằng tội-lỗi của mình đã được tha-thứ và được sanh lại bởi đức-tin và nhận được sự chuộc tội đời đời? Xin hãy giơ tay phải của các bạn lên. Cảm ơn nhiều.

Comments are closed.