Take a fresh look at your lifestyle.

CHƯƠNG 5: QUAN TỬU-CHÁNH và QUAN THƯỢNG-THIỆN

1,815

 

Chúng ta hãy bắt đầu bằng đọc vài câu Kinh Thánh. Chúng ta sẽ đọc Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40 từ câu 1 đến câu 23.

“Mấy việc nầy qua rồi, xảy có quan tửu-chánh và quan thượng-thiện của vua Ê-díp-tô phạm đến chúa mình. Pha-ra-ôn nổi giận cùng hai quan mình, là tửu-chánh và thượng-thiện, bèn đem họ cầm ngục tại dinh quan thị vệ, là nơi đương cầm Giô-sép. Quan thị-vệ cắt phần Giô-sép hầu việc hai quan đó; họ bị ngồi ngục một ít lâu. Cùng trong một đêm, quan tửu-chánh và quan thượng-thiện của vua Ê-díp-tô đương bị cầm ngục, thấy một điềm chiêm bao, và mỗi người một chiêm bao, và mỗi chiêm bao có ý nghĩa rõ-ràng. Sáng mai, Giô-sép đến cùng họ, nhìn thấy sắc buồn bực, bèn hỏi rằng: Ngày nay sao hai quan có sắc mặt âu-sầu vậy? Đáp rằng: chúng tôi có thấy một điềm chiêm-bao mà không ai bàn giùm. Giô-sép rằng: Sự bàn chiêm-bao há chẳng do nơi Đức Chúa Trời ư? Xin hãy thuật lại điềm chiêm bao của hai quan cho tôi nghe đi. Quan tửu-chánh thuật điềm chiêm-bao mình lại cho Giô-sép mà rằng: Trong chiêm-bao, tôi thấy một gốc nho ở trước mặt tôi; gốc nho đó lại có ba nhành. Dường như thấy nhành nẩy chồi, trổ bông, chùm có trái chín thì phải. Tay tôi đương cầm cái chén của Pha-ra-ôn; tôi hái nho đó ép nước nho vào, rồi dâng tửu-bôi vào tay Pha-ra-ôn. Giô-sép nói: ý nghĩa chiêm-bao đó là thể này; Ba nhành nho tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, Pha-ra-ôn sẽ tha quan ra khỏi ngục, phục chức lại, quan sẽ dâng cái chén của Pha-ra-ôn vào tay người như cũ, như khi còn làm chức tửu-chánh. Song khi quan được hưởng lộc lại rồi, xin nhớ đến tôi, làm ơn tâu cùng Pha-ra-ôn về nỗi tôi, và đem tôi ra khỏi chốn nầy. Vì tôi bị người ta bắt đem ra khỏi xứ của người Hê-bơ-rơ, và tại đây tôi cũng chẳng có làm tội gì mà bị cầm nơi lao lung nầy. Quan thượng-thiện thấy Giô-sép bàn mộng được tốt, bèn nói: Còn trong điềm chiêm-bao của tôi đây, tôi đội ba giỏ bánh trắng trên đầu, trong giỏ cao hơn hết, có đủ món thực vật của thợ làm bánh hấp cho Pha-ra-ôn, chim đáp vào giỏ trên đầu tôi ăn các món đó. Giô-sép đáp rằng: Ý nghĩa chiêm-bao này là, ba giỏ, tức là ba ngày. Trong ba ngày nữa, Pha-ra-ôn sẽ xử trảm quan, sai đem treo lên cây cho chim chóc ăn thịt quan vậy. Đến ngày thứ ba, là ngày sanh-nhựt của Pha-ra-ôn, người bèn bày tiệc đãi cả quần thần, và tha quan tửu-chánh cùng quan thượng-thiện ra khỏi ngục. Pha-ra-ôn phục chức quan tửu-chánh lại như xưa, đặng quan này dâng bửu bôi vào tay mình; nhưng lại hạ lịnh đem treo quan thượng-thiện, y như lời Giô-sép đã bàn ra. Đoạn, quan tửu-chánh chẳng còn nhớ đến Giô-sép nữa: quên người đi.” (Sáng-thế ký 40:1-23)

Các bạn thân mến, đời sống tín-ngưỡng ở thế gian này dường như rất là dễ. Nó dường như rất dễ để mà bạn có thể thực hiện tốt được. Nhưng nhiều người nói rằng tôi có thể sống một đời sống tín-ngưỡng đẹp lòng được nhưng thực tế họ không sống như vậy được. Tất nhiên tôi không phải là người có năng lực để giải quyết tất cả các vấn đề ấy cho bạn. Tối nay một điều kiện duy nhất để khiến tôi đứng đây và chia sẻ cho các bạn. Đó là việc mà tôi đã bị dày vò và đau khổ trong tội-lỗi. Nhưng hôm nọ tôi đã nhận được một kinh nghiệm lạ lùng về sự rửa sạch tội-lỗi trắng như tuyết.
Tối nay trước khi đứng ở đây, tôi đã nhận được một lá thư. Đó là thư của con gái tôi ở Seoul. Tôi có một con gái và một con trai. Đứa lớn là con gái của tôi, đang học lớp 9 còn đứa nhỏ là con trai đang học lớp 6. Bởi vì tôi mới xa chúng có vài ngày nên tôi vô cùng ngạc nhiên và nhanh chóng mở thư ra xem. Tôi sẽ đọc cho các bạn nghe một chút.
“Bố ơi! Bây giờ đã hơn 12 giờ khuya rồi nhưng con muốn viết thư cho bố vì trong lòng con rất vui mừng. Trong khi bố đang nhóm truyền giảng ở Busan thì ở nhà, quỷ Satan đã hành động. Yeong Kook bị sốt cao và khóc rất nhiều cho nên Dì và con đã cầu nguyện tha-thiết trước mặt Đức Chúa Trời. Khi con đã cầu nguyện xong thì đầu của Yeong Kook không còn nóng sốt nữa. Khi con nhìn thấy như vậy, Yeong Kook ngủ rất ngon. Con rất vui mừng đến nỗi viết thư liền cho bố. Bố ơi! Bố đừng lo lắng vì Yeong Kook bị bệnh nữa. Đức Chúa Trời đã chữa lành bệnh cho Yeong Kook rồi.”
Tôi nhớ lại ngày mà con gái tôi nhận được sự cứu. Một hôm con gái tôi đang học ở phòng thí nghiệm hoá-học tại trường. Những học sinh khác sau khi làm thí nghiệm xong đã đặt A-xít hyđrôxit trên đỉnh của cây đèn, nó đã phát nổ và bất ngờ a-xít tràn ra và đổ trên đầu con gái tôi và đầu của con gái tôi bị dính toàn a-xít. Các hộ-lý của trường nhanh chóng đưa con gái tôi vào bệnh viện. Bác sĩ rửa sạch đầu con gái tôi với cồn, lấy gạc băng bó và cho con gái tôi về nhà. Trước khi tôi về đến nhà, tôi đã nghe sự việc xảy đến cho con gái tôi nhưng tôi nghĩ rằng con gái tôi sẽ khoẻ vì tôi biết rằụng con gái tôi đã được chăm sóc rất tốt ở bệnh viện.
Đã 15 ngày trôi qua mà con gái tôi chưa được chữa lành. Vợ tôi nhìn trên đầu con gái. Da trên đầu con gái tôi đang bị rữa ra. Ngay lập tức vợ tôi đưa con gái đến bệnh viện mà chị dâu tôi đang làm việc. Tại bệnh viện đó, các bác sĩ rất ngạc nhiên. Họ nói rằng đáng lẽ a-xít phải được lấy đi hết nhưng tại sao a-xít vẫn còn ở trên đầu con gái tôi. Họ phải thực hiện mổ khẩn cấp trên đầu của con gái tôi. Trong ngày đó, tôi không biết sự việc này đã xảy ra cho đến khi về nhà tôi mới biết.
Sau khi giảng Tin-lành tại nhà tù Uhjungboo, khi đi về một mục sư đi cùng với tôi nói rằng một người trong Hội Thánh của ông cũng đang nhập viện ở đây, chúng ta hãy ghé lại và thăm người đóù một chút rồi về. Tôi đi vào bãi đậu xe và đậu xe. Lúc đó Yeong Kook chạy đến tôi và nói:
“Cha ơi, cha ơi, bây giờ chị phải được giải phẫu.”
Khi tôi đi đến nơi thì bác sĩ đã gây mê cho con gái tôi rồi và đang lấy những miếng da trên đầu của con gái tôi. Là một người cha, điều đó đối với tôi thì không tốt chút nào. Sau đó, họ băng đầu con gái tôi lại với những miếng gạc.
Sau đó con gái tôi phải đi bệnh viện và không thể đi học trong 10 ngày. Tôi phải đến trường của con gái tôi và nói với nhà trường rằng:
“Trong mấy ngày con gái tôi không thể đi học được.” Hiệu trưởng muốn gặp tôi và ôâng nói:
“Tôi thật sự xin lỗi ông vì chuyện này. Phí tổn điều trị mặc dù tốn bao nhiêu, nhà trường chúng tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm chi trả.” Tôi nói với hiệu trưởng rằng:
“Có 67 học sinh trong lớp 2 của Trường Trung Học Geapo, nơi mà con gái tôi đang đi học. Trong tất cả các học sinh đó, khi a-xít nổ ra, tại sao a-xit lại đổ trên đầu của con gái tôi?”
Tôi là một tôi-tớ của Đức Chúa Trời. Đối với tôi, không có chuyện gì xảy ra một cách ngẫu nhiên. Tôi biết chắc rằng phải có ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi nói với hiệu trưởng:
“Tôi không muốn nhận tiền điều trị cho con gái tôi nhưng tôi chỉ muốn biết lí do tại sao Đức Chúa Trời cho phép điều này.”
Tôi nói như vậy và tôi từ chối nhận tiền điềâu trị. Dì của con gái tôi làm việc trong bệnh viện này nên mọi phí tổn đã được giải quyết. Qua 10 ngày sau, Eun Sook phải đi học với những miếng băng trên đầu. Tôi không thể để con gái tôi đi học bằng xe buýt mà nó thường đi vì trên xe buýt rất đông người. Vào buổi sáng, mặc dù tôi rất bận rộn nhưng mỗi ngày tôi phải đưa con gái tôi đi học trong vòng một tháng.
Là một mục sư tôi không có nhiều thời gian với gia đình nên tôi cũng chưa từng nói chuyện với con gái tôi nhiều về tín-ngưỡng một cách sâu sắc. Lần này tôi có đủ cơ hội để nói chuyện với con gái tôi về đời sống thuộc linh của nó. Mỗi buổi sáng khi tôi lái xe đưa con tôi tới trường. Tôi thường nói chuyện với con gái tôi về tín-ngưỡng. Tôi phát hiện ra rằng trong lòng con gái tôi đang đau khổ vì tội-lỗi. Thỉnh thoảng chúng tôi đậu xe trên lề đường và chúng tôi nói chuyện. Cóù lúc tôi đậu xe gần trường học và nói với con gái về sự tha-thứ tội-lỗi. Khi tôi nói: “Eun Sook, đây là những điều mà làm cho tội-lỗi của con được sạch.” Thật lạ lùng, trong ngày đó, trên xe hơi con gái tôi đã nhận được sự tha-thứ tội-lỗi một cách rõ ràng. Cả tôi và con gái đều có thể cảm nhận được sự vui sướng lạ lùng đáng kinh ngạc về tội-lỗi trong lòng con gái tôi đã được rửa sạch trắng như tuyết. Điều lạ là từ ngày đó, con gái tôi đã thay đổi. Cách mà con gái tôi cầu nguyện cũng đã thay đổi, cách mà con gái tôi đọc Kinh Thánh cũng đã thay đổi, cách sống và cách suy nghĩ của con gái tôi cũng đã thay đổi. Tôi thường đi khắp cả nước để tổ chức nhóm truyền giảng cho nên nhiều lúc chỉ hai đứa con tôi ở nhà. Nhưng tôi có lòng biết ơn Đức Chúa Trời khi nhìn thấy con gái tôi trưởng thành trong ân-điển của Ngài. Tôi nghe nhiều người nói rằng chỉ những người khờ dại mới tự hào về vợ và con gái của họ. Nhưng tôi nghĩ rằng là một người khờ dại thì cũng được. Đối với tôi điều đó không thành vấn đề.
Không phải chỉ có con gái của tôi, nhưng bất cứ người nào nhận được sự tha-thứ mọi tội-lỗi và tội-lỗi trong lòng của họ đã được sạch, họ đều sẽ được thay đổi. Khi tôi đi tổ chức nhóm truyền giảng, thỉnh thoảng vợ tôi đi cùng với tôi. Lần này vợ tôi cũng đi chung với tôi. Thật không tốt nếu chúng tôi để hai con ở nhà một mình nên chúng tôi cần một chị em giúp đỡ chúng tôi. Một hôm, có một chị em muốn sống ở nhà của chúng tôi và chúng tôi sống chung với chị em đó. Chị em đó là một người yêu mến Chúa, sau khi chị em vào nhà chúng tôi không khí trong nhà chúng tôi được thay đổi, con cái của chúng tôi trở nên rất thoải mái. Thậm chí hơn thế nữa nếu Chúa Jêsus vào trong lòng của chúng ta, chúng ta luôn luôn không thể không thay đổi được.
Các bạn ơi! Chúa Jêsus không phải là Đấng chỉ ngủ trưa. Nếu Ngài vào trong lòng của các bạn, Ngài sẽ giải quyết tất cả mọi tội-lỗi của các bạn và làm chủ ở trong lòng các bạn thì thật sự là đời sống các bạn sẽ thay đổi. Đời sống của các bạn sẽ không còn làm chủ các bạn nữa. Bạn sẽ không còn cần phải cố gắng để chiến thắng tội-lỗi, sự cám dỗ, đọc Kinh Thánh hay cầu nguyện. Từ lúc đó, khi các bạn không cầu nguyện thì trái lại trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Làm sao để rửa sạch tội-lỗi ở trong lòng tôi đến nỗi Chúa có thể vào trong lòng tôi được? Không có vấn đề gì chỉ bởi tin một cách hoàn toàn. Các bạn ơi, điều đó có thật không? Tất nhiên Đức Chúa Trời ở mọi nơi trong vũ trụ, Đức Chúa Trời không phải là Đấng có thể nghỉ ngơi trong mọi nơi. Khi Ngài vào trong lòng sạch sẽ và không còn tội-lỗi lúc đó Đức Chúa Trời mới có thể nghỉ ngơi được. Các bạn, khi Đức Chúa Trời muốn vào trong lòng của các bạn mà nếu lòng của các bạn đầy những tội-lỗi thì Ngài không thể vào được. Thậm chí Ngài rất khó chịu khi phải vào nơi đầy dơ bẩn và tội-lỗi.
Vậy, làm sao rửa sạch tội-lỗi của chúng ta được như tuyết? Buổi tối hôm nay chúng ta đã đọc Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40. Chúng ta đã đọc được sự việc gì khi Giô-sép bị bắt bỏ tù vì chống lại sự cám dỗ của vợ của Phô-ti-pha? Một hôm, quan tửu-chánh và quan thượng-thiện của vua Pha-ra-ôn, vua Ê-díp-tô, phạm tội và bị bỏ tù cũng là nhà tù mà Giô-sép đang bị giam. Khi tôi đọc những câu này, tôi rất muốn biết một cách chính xác những gì mà Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhận biết qua câu chuyện này. Sau đó, một hôm khi tôi đọc Kinh Thánh này tôi đã phát hiện được một điều lạ lùng.
Chúng ta hãy cùng đọc Kinh Thánh Sáng-thế ký 40:1.

“Mấy việc nầy qua rồi, xảy có quan tửu-chánh và quan thượng-thiện của vua Ê-díp-tô phạm đến chúa mình.” (Sáng-thế ký 40:1)

Xin hãy mở Kinh Thánh của các bạn và nhìn thấy tôi. Có hai người trong Kinh Thánh Sáng-thế ký 40:1 đúng không? Họ là ai? Họ là quan tửu-chánh và quan thượng-thiện. Bởi vì Pha-ra-ôn là một vị vua lớn, đối với ông cần có những người để coi ngó những xe ngựa, chăm sóc những con ngựa, giặt quần áo, giữ rượu, giữ bánh, giữ đồ ăn v.v… Ông có nhiều người thừa hành giữ nhiều loại chức vụ khác nhau. Trong Sáng-thế ký 40:1 nói cho chúng ta biết rằng quan tửu-chánh và quan thượng-thiện đã phạm tội. Ai phạm tội nhiều hơn? Kinh Thánh không nói về điều này. Kinh Thánh chỉ nói rằng cả hai người đều phạm tội. Chúng ta không biết họ phạm tội gì nhưng chỉ biết rằng cả hai người đều phạm tội và đều bị bỏ tù.
Thế nhưng Kinh Thánh không dừng lại ở đây. Cả hai người đều phạm tội nhưng cuối đoạn 40 thì một người nhận được sự cứu còn một người bị hư mất? Người nào nhận được sự cứu còn người nào bị hư mất? Ở đây có nhiều điều rất thú vị. Cả hai người đều phạm tội, nhưng làm sao chỉ có một người được cứu còn người kia lại bị hư mất? Nước Thiên-đàng không phải là nơi dành cho những người có tội đi vào. Mặc dù mọi người đều phạm những tội giống nhau nhưng có người được cứu, có người không được cứu theo cách dự định. Không phải những người đi xuống địa ngục vì họ phạm tội rất nhiều còn những người lên Thiên-đàng vì họ chỉ phạm ít tội. Khi Chúa Jêsus bị đóng đinh, có hai tên cướp cũng bị đóng đinh với Ngài, cả hai đều phạm tội. Một người được cứu và một người bị chết.
Các bạn có thể nói cho tôi biết tại sao Đức Chúa Trời lại ghi chép Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40 cho chúng ta không? Quan tửu-chánh và quan thượng-thiện. Hai người này biểu thị cho tất cả mọi người trên thế gian được chia ra làm hai loại. Mọi người trên thế gian này đều phạm tội nhưng có một số người được cứu còn một số người bị hư mất. Tôi tin rằng Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40 được ghi chép để dạy dỗ chúng ta về điều này.
Tất cả các bạn đều phạm tội đúng không? Vậy thì các bạn đã phạm tội mà làm sao các bạn có thể sẽ được cứu hay bị hư mất? Chúng ta phải đi đến trước mặt Đức Chúa Trời thì mới biết hả? Không phải như vậy. Nhưng Ngôi-lời được viết bởi Đức Chúa Trời cho các bạn phát hiện ra rằng nếu đức-tin của các bạn giống như quan tửu-chánh các bạn sẽ được cứu. Và nếu đức-tin của các bạn giống như quan thượng-thiện các bạn sẽ bị hư mất. Bạn là loại người nào? Các bạn giống như quan tửu-chánh hay các bạn giống như quan thượng-thiện? “Mục sư ơi, trước khi mục sư nói về câu chuyện này, hãy dạy cho chúng tôi làm sao quan tửu-chánh được cứu và làm sao quan thượng-thiện lại bị chết?” Có phải các bạn đang suy nghĩ về điều này không? Chúng ta sẽ nói về điều này. Sự việc mà chúng ta phải biết hết sức là quan trọng, nhận được sự cứu là khi Đức Chúa Trời cứu chúng ta không phải do chính sức lực của chúng ta. Đức Chúa Trời cứu chúng ta qua chính huyết Ngài. Khi Đức Chúa Trời dựng nên trời đất, Ngài đã dựng nên con người trước hay Ngài dựng nên con người sau cùng? Ngài đã dựng nên con người sau cùng. Tại sao Đức Chúa Trời lại dựng nên con người sau cùng? Nếu Đức Chúa Trời dựng nên con người trước rồi sau đó mới dựng nên trời đất thì con người muốn can thiệp vào công việc của Đức Chúa Trời đến nỗi Đức Chúa Trời không thể chịu được.
“Ôi! Đức Chúa Trời ơi, đại dương thì lớn quá và tại sao Ngài làm nên bầu trời lớn như vậy để làm gì? Đức Chúa Trời làm nên sông thì cạn. Chúng tôi có thể đi xuống được. Đức Chúa Trời ơi, đá này thì nặng quá. Tại sao Ngài không làm nhẹ thôi?”
Cách đây rất lâu, một người cảm thấy rất mệt sau khi làm việc, đã nằm dưới góc cây dẻ để ngủ trưa. Trước khi ngủ người này nghĩ rằng:
“Đức Chúa Trời đã làm nên trời đất? Ngài đã làm việc mà không có thông minh. Đức Chúa Trời làm nên trời đất và tại sao trái đất lại quay? Tại sao Đức Chúa Trời làm nên cây dẻ khổng lồ mà sanh hạt dẻ nhỏ xíu? Tại sao Đức Chúa Trời làm nên dây bí nhỏ như ngón tay út của tôi mà sanh ra quả bí rất lớn? Tại sao Đức Chúa Trời làm nên mọi thứ như thế này? Nếu tôi là Đức Chúa Trời, tôi sẽ làm nên quả bí nhỏ như là hạt dẻ mọc trên những sợi dây bí nhỏ như là ngón tay út. Và trên cây dẻ lớn tôi sẽ làm hạt dẻ lớn như là quả bí. Điều đó rất tốt, tôi có thể hái một trái hạt dẻ nấu ăn và chia sẻ với những người hàng xóm của tôi thì tốt biết bao.”
Sau khi phàn nàn như vậy, người đó đi vào giấc ngủ và bắt đầu ngáy khò… khò… Đột nhiên có một chùm hạt dẻ thình lình rơi từ trên cây xuống trúng ngay trán của anh ta. Anh ta liền thức giấc, trước khi anh nhặt chùm hạt dẻ từ trên trán, anh quỳ gối xuống và nói rằng: “Cảm ơn Chúa! Nếu mà Đức Chúa Trời làm những hạt dẻ này lớn bằng trái bí thì đầu của con chắc sẽ bị dập nát. Đức Chúa Trời ơi, cảm ơn Ngài vì đã làm hạt dẻ nhỏ!”
Các bạn, chúng ta chẳng biết gì về sự khôn ngoan rộng lớn của Đức Chúa Trời. Phải không? Chúng ta giống như người đàn ông ngủ dưới gốc cây dẻ, đúng không? Hầu hết mọi người đều không hiểu những gì mà Đức Chúa Trời sẵn sàng cho chúng ta và rất nhiều khi chúng ta nghịch lại với Đức Chúa Trời bởi cách thức suy nghĩ hẹp hòi của mình. Mặc dù ý muốn của Đức Chúa Trời muốn cứu con người ra khỏi tội-lỗi, nhưng vẫn có nhiều người không được cứu bởi vì họ luôn luôn ngăn cản ý muốn của Đức Chúa Trời qua suy nghĩ của mình, cách thức của mình.
Đức Chúa Trời không cần sự giúp đỡ của con người khi Ngài dựng nên trời đất. Khi Đức Chúa Trời dựng nên trời đất trong 6 ngày và cuối cùng Ngài dựng nên con người. Sau khi con người được dựng nên và mở mắt mình ra, Đức Chúa Trời đã làm những gì? Đức Chúa Trời có rất bận rộn đi qua đi lại để dựng nên trời và đất không? Đức Chúa Trời đã làm hoàn thành xong công việc của Ngài và đang nghỉ ngơi. Ngay lúc đó, có sự yên-nghỉ giữa con người và Đức Chúa Trời.
Các bạn, các bạn có biết khi nào thì sự yên-nghỉ hạnh phúc đó bị phá vỡ không? Khi con người không còn được thoả mãn và muốn trở nên tốt hơn. Sự yên nghỉ đã bị phá vỡ khi con người cố gắng để mở mắt mình ra và trở nên như Đức Chúa Trời bằng cách ăn trái của cây biết điều thiện và ác. Từ lúc đó, sự bất hạnh và đau khổ đến, sự yên nghỉ bị phá vỡ. Con người làm việc để trở nên một người tốt hơn, điều đó có ích lợi cho chúng ta không? Thế nhưng chúng ta cũng không phải không làm như vậy, bởi vì chúng ta là con cháu của A-đam và Ê-va. Bây giờ chúng ta không để ý hoặc là chúng ta bận rộn, cố gắng làm nhiều điều nên chúng ta không thể được cứu.
Khi Chúa Jêsus ở tại thế gian, Ngài ban cho chúng ta nhiều ân-điển và nhiều ơn phước. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào cũng có thể đến với Chúa Jêsus và nhận được ân-điển và ơn phước. Những người mà suy nghĩ rằng mình là người làm trổi hơn thì nghịch lại Chúa Jêsus, phản đối lằm bằm và tính giết chết Chúa Jêsus. Nhưng người mà không thể làm một việc gì cả, giống như người đàn bà phạm tội tà dâm, người mà tôi đã nói ngày hôm qua, người đàn bà Sa-ma-ri, người bị bịnh đã được 38 năm, và người giống như những người phung, tất cả những người như vậy điều nhận được ân-điển và ơn phước từ Chúa Jêsus. Các bạn, không phải các bạn không thể nhận được sự tha-thứ tội-lỗi bởi vì các bạn không thể làm được nhiều điều. Lý do mà bạn không thể nhận được sự tha-thứ tội-lỗi vì các bạn làm nhiều điều giỏi. Bởi vì các bạn nghĩ rằng các bạn có thể làm giỏi, nên các bạn không cho Đức Chúa Trời có cơ hội hành động. Hơn nữa các bạn cố gắng làm bởi chính sức mình.
Ở nước Pháp có một phụ nữ, bà ta sống một mình với một con lợn trắng nhỏ. Tôi nghe nói những phụ nữ độc thân ở phương Tây nuôi thú vật như những con vật cưng. Vài phụ nữ nuôi chó, một vài người thì nuôi mèo, thậm chí những phụ nữ khác nuôi rắn. Thỉnh thoảng, những phụ nữ đó để con rắn trong xe hơi của mình và cho con rắn bò xung quanh xe. Nếu có người muốn đi đến xe đó để lấy trộm vài thứ, khi họ thấy con rắn thì họ sợ và bỏ chạy. Tôi nghe nói con rắn thì tốt hơn con chó.
Nói chính xác hơn là phụ nữ này đang sống chung với con lợn chớ không phải là nuôi con lợn. Bà ăn chung với con lợn tại bàn ăn trong bếp, tắm với nó và ngủ chung với nó trên giường. Một hôm là ngày sinh nhật của con lợn, bà ta mua một lọ nước hoa rất đắt tiền gọi là Soir de Pairs, không phải ai cũng có thể nghĩ rằng sẽ mua loại nước hoa đó. Chỉ có những diễn viên, ca sĩ mới sử dụng loại nước hoa này. Tôi không biết tiếng Pháp nên tôi không biết phát âm của tôi như thế nào. Nhưng dù sao thì bà ta cũng đã mua một lọ nước hoa. Mỗi lần bà đều tắm con lợn này trong sữa và xức nước hoa Soir de Paris cho con lợn. Một hôm, bà phải xa con lợn và đi công tác dài ngày.
“Ta rất là buồn. Ta rất là xin lỗi, lợn ơi. Hãy ở nhà và bảo trọng, ta sẽ nhanh chóng trở về.”
Bà để một cái bàn và dọn đồ ăn sẵn cho con lợn, bà chuẩn bị nước nóng cho con lợn tắm, bà chuẩn bị giường với tấm ra sạch. Bà chuẩn bị nhiều thứ khác nữa và đi công tác. Tuy nhiên trước khi đi bà xức nước hoa Soirs de Paris cho con lợn nhiều hơn những lần khác. Trong chuyến đi đó bà luôn luôn nghĩ “Con lợn của tôi đang làm gì?” Bà không thể tập trung vào công việc vì bà yêu con lợn rất nhiều.
Sau khi hoàn tất công việc, bà nhanh chóng trở về nhà và tìm kiếm con lợn. Nhưng bà không thấy con lợn đâu hết. Nó không có ở trong phòng tắm, không có trong bếp, trên giường, trong phòng khách… Bà này đã khóc và nghĩ rằng:
“Ôi! Tôi đã sai lầm khi để con lợn ở nhà một mình. Tất cả là vì tôi sai lầm.”
Bà tìm con lợn khắp mọi nơi, bà tìm con lợn trong vườn. Nó không có dưới những bụi cây, không tìm thấy nó ở đâu hết. Sau đó bà đã tìm thấy nó, nó đang ở dưới ống cống dơ dáy, lòng của bà như thế nào khi thấy con lợn đáng yêu của bà với nước hoa Soirs de Paris đắt tiền đang nằm dưới cống dơ bẩn?
“Con lợn này, hãy nhanh ra khỏi chỗ đó.”
Nhưng đối với con lợn, đây là nơi yên bình và hạnh phúc nhất trên thế giới. Nó không để ý tới việc đi ra ngoài.
Trong Kinh Thánh có nói về chiếc nhẫn vàng trên mũi của con lợn, nhưng ở đây là Soirs de Paris trên da con lợn. Các bạn, con lợn là động vật mà bản chất tự nhiên chỉ thích dơ dáy. Đó là đặc tính của con lợn mà không bao giờ thay đổi. Bất cứ điều gì bạn đặt bên ngoài nó, Soir de Paris, hay bất cứ điều gì tốt khác. Con lợn vẫn luôn luôn đi xuống vũng bùn.
Đối với con người cũng như vậy. Bề trong con người trở nên dơ dáy bởi tội-lỗi. Không thể thay đổi trong lòng, mặc dù con người chỉ có thể trang trí bề ngoài bằng cách uốn tóc quăn, đeo chiếc nhẫn kim cương, đeo vòng chuyền bằng vàng v..v… Nhưng vì bề trong của bạn thì dơ dáy nên bạn chỉ có thể rơi vào trong tội-lỗi và trở nên dơ bẩn. Giống như là cho một con lợn tắm trong dầu và sữa và xức Soir de Paris, mặc tả và ngủ trên giường là việc mệt nhọc đối với con lợn. Cho một con lợn lăn trong những cống nước hoặc trong những vũng nước bùn thì thoải mái cho nó hơn.
Các bạn, nếu trong lòng của các bạn có tội. Thì rất dễ hơn cho các bạn đi ra ngoài và uống rượu, chơi và phạm tội. Và cũng có thể là rất khó khăn cho các bạn ngồi một chỗ ở đây và nghe tôi nói. Vì thế nhiều người cảm thấy chán và không thể chịu nổi trong 1 tiếng thờ phượng mà họ phải tham dự 1 tuần 1 lần. Nếu họ cảm thấy hạnh phúc khi thờ phượng thì tại sao trong 1 giờ thờ phượng lại buồn chán như vậy. Các bài giảng sẽ mỗi ngày một ngắn vì người ta cảm thấy chán khi nghe giảng. Vào ngày đó nhiều người thích những bài giảng ngắn khoảng 15 phút hay 20 phút.
Ở Seoul, nhiều người thích buổi thờ phượng đầu tiên trong ngày. Người ta nói rằng nếu một thành viên trong nhà thờ không đi thờ phượng vào ngày chủ nhật thì người đó sẽ bị tai nạn. Nhiều người rất sợ vì thế họ đi đến nhà thờ. Họ tham dự vào buổi thờ phượng đầu tiên bắt đầu vào lúc 7 giờ và kết thúc lúc 7 giờ 50 phút. Liền trong thùng xe hơi của họ có sẵn bếp ga và thịt bò sẵn sàng để đi.
“Các con ơi, hôm nay chúng ta sẽ đến công viên Yongin Theme.”
“Tuyệt quá bố ơi!”
Bọn trẻ ở trong xe khi bố mẹ chúng thờ phượng. Khi chờ đợi trong xe, bọn trẻ rất là lộn xộn bởi vì buổi thờ phượng không kết thúc sớm.
Các bạn, đối với những người như vậy thì thờ phượng trở nên một gánh nặng. Họ ngồi trong nhà thờ và nghĩ rằng hôm nay mục sư giảng dài quá. Khi buổi thờ phượng kết thúc, họ giống như con chim được tự do khi thoát ra khỏi lồng chúng tung cánh và nhanh chóng bay đi. Họ bắt đầu vào xe hơi và lên đường. Những người đó có quan tâm đến thờ phượng không? Hay là họ quan tâm đến đi chơi nhiều hơn? Họ thích chính mình hơn là thờ phượng Chúa. Những việc làm như vậy phản ánh trong lòng của chúng ta.
Các bạn, khi trong lòng một người dơ dáy bởi vì tội-lỗi mà cầm Kinh Thánh trong tay, mặc một bộ veston, chải tóc với dầu và đi vào nhà thờ, thì như thế nào? Khi một phụ nữ đi vào nhà thờ mà đeo vòng ở cổ hay bất cứ cái gì khác và đi vào nhà thờ thì được không? Không được. Họ phải được thay đổi từ bên trong. Có khi Chúa Jêsus nói với những thầy thông giáo về thời kỳ của Ngài: “Các ngươi như mồ mả tô trắng bề ngoài, Đấng làm nên bề ngoài há chẳng làm nên bề trong sao. Lòng các ngươi đầy những điều dơ dáy.” Đây là những gì mà Chúa Jêsus đã nói trực tiếp với các bạn, những điều này không chỉ nói cho thầy thông giáo và người Pha-ri-si thời bấy giờ. Ngay cả bây giờ, nếu tội-lỗi trong lòng của bạn không được sạch thì bạn cũng giống như những người đó. Bản chất ở trong lòng con người là tội-lỗi mà chịu phép báp-têm thì được hả? Có đầy tội-lỗi mà trở thành chấp sự và trở thành trưởng lão thì được không? Dạ không được.
Điều đó như là xức Soir de Paris trên da của con lợn cho nên bạn là một tín đồ trong nhà thờ khi bạn đi đến nhà thờ và bạn là một người thuộc về thế gian khi bạn ra khỏi nhà thờ đúng không? Sự sáng của cơ đốc nhân đang mờ dần. Thế giới sẽ đi vào một nơi mà không còn nhìn thấy sự sáng của Đấng Christ nữa.
Các bạn, tối hôm nay tôi muốn xin các bạn một điều. Đó là các bạn chưa giải quyết vấn đề tội-lỗi ở trong lòng của các bạn thì đừng có cố gắng tỏ ra bề ngoài bạn là một người tin Chúa giỏi ở bề ngoài, mà tỏ ra những vấn đề tội-lỗi trong lòng của các bạn chưa được giải quyết. Trong nhiều năm, tôi đã làm mục sư ở Daegu, nơi mà tôi được biết như là một mục sư chuộc-tội. Nhiều người nghe tin đồn và đến với tôi vì vấn đề tội-lỗi. Trong số họ, có nhiều người là cơ đốc nhân từ lúc mới sinh, hay là một cơ đốc nhân từ lúc họ nhận được phép báp-têm khi còn nhỏ. Thỉnh thoảng, những người chấp sự, các trưởng lão, thậm chí các mục sư cũng đến. Tôi nói với họ:
“Các trưởng lão, tôi xin lỗi, trưởng lão không thể nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.”
“Tại sao, trưởng lão không nhận được sự tha-thứ tội-lỗi? Kinh Thánh nói như vậy hả?”
“Đúng vậy. Các bạn có biết người nào có thể nhận được sự tha-thứ tội-lỗi không? Người có tội thì nhận được sự tha-thứ tội-lỗi.”
Bạn tìm bất cứ nơi nào trong Kinh Thánh, người có tội là người nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Mặc dù Đức Chúa Trời là đấng rửa sạch tất cả tội-lỗi rất giỏi, nhưng Đức Chúa Trời không thể rửa sạch tội-lỗi của một người mà không có tội. Một người cứu người chết đuối giỏi như thế nào thì cũng không thể cứu một người mà không chết đuối? Đức Chúa Trời thì muốn tha-thứ tội-lỗi nhưng một người nghĩ rằng họ không có tội thì làm sao nhận được sự tha-thứ của Ngài.
Ông là một Trưởng lão hay là một người có tội. Xin hãy chọn 1 trong 2. Trong Kinh Thánh không nói rằng Chúa Jêsus rửa sạch tội-lỗi của trưởng lão. Thậm chí nếu bạn là một chấp sự bạn cũng phải trở nên một tội nhân để tội-lỗi của bạn được tha-thứ. Thậm chí bạn là một trưởng lão bạn cũng phải trở nên một tội nhân nếu bạn muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Thậm chí là một mục sư cũng phải trở nên một tội nhân để nhận được sự tha-thứ. Khi tôi nói: “Hãy giơ tay của bạn lên nếu bạn muốn nhận được sự tha-thứ tội-lỗi của mình.” Thì nhiều người đã giơ tay của họ lên. Tuy nhiên, tôi nói một lần nữa là: “Hãy đứng lên.” Thì họ vẫn ngồi tại chỗ. Tại sao họ lại làm như vậy? Bởi họ không muốn tỏ ra mình là một tội nhân. Khi quan tổng binh Na-a-man được bảo tắm 7 lần dưới sông Giô-đanh ông đã rất bối rối và nói rằng:
“Tại sao? Làm sao tôi có thể bỏ quần áo ra và tôi sẽ bị hổ thẹn như thế nào khi bệnh phung của tôi bị tỏ ra?”
Nếu Na-a-man chỉ ở trong hoàn cảnh đó ông cần phải nghe: “Ngươi không đủ điều kiện để chữa lành bệnh phung. Hãy đi về và làm bất cứ điều gì ngươi muốn.”
Đối với vài người nhận được sự tha-thứ tội-lỗi thì rất dễ, nhưng đối với những người khác lại rất khó. Rất dễ đối với những người ở trong tình trạng tuyệt vọng, đối với những người không có gì để tỏ ra chính mình, và đối với những người biết rằng mình chỉ có thể bị hư mất. Tuy nhiên người mà nghĩ rằng họ có một đời sống tín-ngưỡng tốt. Họ nghĩ rằng họ là một người thông minh, họ tự hào về sự thông minh của họ, họ làm như vậy thì phải biết rằng họ rất cách xa với sự nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Chúng ta chỉ giỏi trang trí bên ngoài như là xức nước hoa trên da con lợn. Chúng ta là một người tốt ở chỗ làm việc tình nguyện trong nhà thờ, chúng ta lau rửa cửa sổ, chúng ta làm kệ để giày cho trẻ em, và tổ chức họp mặt sinh viên trong nhà thờ. Khi họp mặt sinh viên thì rất khó nhưng bạn đã giúp đỡ về tài chính. Khi bạn đi trên đường bạn làm chứng cho các thiếu nhi và dẫn dắt vào trong nhà thờ. Chúng ta rất tốt đối với những điều đó nhưng đối với khi nghe hãy mở lòng của bạn ra, trở nên một tội nhân và nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Chúng ta không thích nghe như vậy.
Các bạn, vào buổi tối khi các bạn ra ngoài ở mỗi thành phố của Hàn Quốc, bạn thấy có nhiều thập tự giá. Có rất nhiều nhà thờ, những người có nhiều tiền, những người nghèo với một tấm lòng yêu mến Chúa đã tích cực dâng hiến để mua những đất đắt tiền, và xây dựng nhà thờ đẹp, đắt tiền. Những nhà thờ sang trọng đó được xây dựng bởi những giọt nước mắt nồng nhiệt và chân thành của các tín đồ trong nhà thờ. Các bạn, khi họ được nói về làm những việc đó họ làm rất tốt. Nhưng khi họ được hỏi tội-lỗi của bạn đã được sạch chưa, họ lặng lẽ tránh né. Sao lại như vậy hả?
Chắc chắn nhiều người trong các bạn ở đây đã dâng hiến cho Đức Chúa Trời cách hết sức mình. Cũng có nhiều người trong các bạn ở đây đã dâng hiến nhiều mà tội-lỗi của họ vẫn chưa được sạch. Cũng có nhiều người kiêng ăn và cầu nguyện suốt đêm dài trong nhà thờ, nhưng mà không có nhiều người được rửa sạch tội-lỗi của mình. Đây là một việc làm cho lòng Đức Chúa Trời của chúng ta đau đớn và rất buồn. Bạn có biết tiên tri Ê-sai nói thế nào không?

“Hỡi các quan trưởng Sô-đôm, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va. Hỡi dân Gô-mô-rơ, hãy để tai vào luật-pháp của Đức Chúa Trời chúng ta! Đức Giê-hô-va phán: Muôn vàn của lễ các ngươi nào có can hệ gì đến ta? Ta đã chán chê của lễ thiêu bằng chiên đực và mỡ của bò con mập. Ta chẳng đẹp lòng về huyết của bò đực, chiên con và dê đực đâu. Khi các ngươi đến chầu trước mặt ta, ai khiến các ngươi giày đạp hành lang ta? Thôi, đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sa bát cùng sự rao nhóm hội; ta chẳng khứng chịu tội ác hội hiệp nơi lễ trọng thể. Thật, lòng ta ghét những ngày trăng mới và kỳ lễ các ngươi, là nặng nề cho ta, ta lấy làm mệt mà gánh lấy. Vậy nên, khi các ngươi giơ tay, thì ta che khuất khỏi các ngươi. Khi các ngươi cầu nguyện rườm rà, ta chẳng thèm nghe. Tay các ngươi đầy những máu.” (Ê-sai 1:10-15)

Ê-sai nói rất mạnh mẽ. Sách Ê-sai nói về sự tha-thứ tội-lỗi rõ ràng hơn những sách khác trong Cựu-ước. Ở những chỗ như là đoạn 44 câu 22 và đoạn 53, thường nói về sự rửa sạch tội-lỗi. Kinh Thánh nói:

“Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời và tội-lỗi các ngươi đã che khuất mặt ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.” (Ê-sai 59:1-2)

Thưa các bạn, trước khi rửa sạch tội-lỗi mà dâng hiến một phần mười, cầu nguyện, làm những việc vì Đức Chúa Trời nhưng Đức Chúa Trời nói rằng ta không nhận những điều đó. Đức Chúa Trời không nhận bất cứ điều gì của người có tội.
Các bạn, như chúng ta đã biết, khi một thầy tế lễ dâng của lễ trước mặt Đức Chúa Trời ở thời Cựu-ước, Đức Chúa Trời có nhận những con sinh tế mà bị tì vít, bị què hay là bị thương không? Không, Ngài không nhận những con đó. Điều này có nghĩa gì? Có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ không nhận sự dâng hiến hay thờ phượng của những người có tội. Ngài nói với chúng ta rằng trước hết tội-lỗi của chúng ta phải được sạch. Nhưng các bạn à, nhiều người trong chúng ta bề ngoài rất sạch sẽ, thế nhưng Đức Chúa Trời không can hệ về bề ngoài, trong khi đó bên trong lại đầy những tội-lỗi. Một người như vậy thật sự có thể lên Thiên-đàng được không? Một người như vậy có thể đứng trước Chúa Jêsus không? Đức Chúa Trời có thể ở trong người đó được không? Thật sự Ngài không thể. Các bạn, tôi đang nói cho các bạn một lần nữa nhưng đó chỉ là xức Soir de Paris trên da con lợn.
Làm sao chúng ta có thể được cứu? Tôi muốn nói cho các bạn về cách mà tội-lỗi của chúng ta được sạch và chúng ta có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời.
Khi các bạn đọc Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40, cả quan tửu-chánh và quan thượng-thiện đều có tội. Nhưng quan tửu-chánh được cứu còn quan thượng-thiện lại bị hư mất. Cho nên, chúng ta cần phải biết nguyên nhân đó để sống một cuộc sống tín-ngưỡng thật. Nếu đời sống tín-ngưỡng của các bạn như là quan tửu-chánh thì các bạn có thể yên tâm được. Nhưng nếu đời sống tín-ngưỡng của các bạn giống như quan thượng-thiện thì các bạn phải chuyển nó giống như quan tửu-chánh.
Kinh Thánh Sáng-thế ký 40:1 ghi chép cả hai quan đều phạm tội. Nhưng nếu bạn đọc xuống câu cuối cùng, một người nhận được sự cứu còn một người bị hư mất. Vì vậy trong Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40 từ câu 1 đến câu cuối cùng phải có tỏ ra giải đáp về tại sao quan tửu-chánh được cứu còn quan thượng-thiện thì bị hư mất hay là không? Dạ có. Đúng rồi, vì không có sách nào khác được sắp xếp có hệ thống như Kinh Thánh. Ở cấp I, những quyển sách toán thì có những khoảng trống. Đó là 30 sau đó khoảng trống và cuối cùng là 50. Con số nào thuộc ô trống đó? Đó là số 40. Đó là cách mà Kinh Thánh đã được sắp xếp. Tôi tin Đức Chúa Trời đã ghi chép Kinh Thánh để muốn rằng các bạn cũng có đức-tin giống như quan tửu-chánh.
Chúng ta hãy cùng đọc Kinh Thánh Sáng-thế ký đoạn 40 câu 2.

“Pha-ra-ôn nổi giận cùng hai quan mình, là tửu-chánh và thượng-thiện.” (Sáng-thế ký 40:2)

Chúng ta phải tìm hiểu lý do mà quan tửu-chánh được cứu. Sau đó chúng ta phải tìm hiểu lý do mà quan thượng-thiện bị hư mất. Các bạn, các bạn có Kinh Thánh không? Chúng ta cùng tìm trong Kinh Thánh. Tại sao quan tửu-chánh lại được cứu? Hãy nhìn trong Kinh Thánh của bạn và trả lời nhanh cho tôi. Có phải Kinh Thánh nói rằng quan tửu-chánh bị bỏ tù và rất ăn-năn và hối-hận không? Có phải Kinh Thánh nói rằng ông rất đau khổ vì tội-lỗi của mình và đã khóc vì tội-lỗi đó? Kinh Thánh không nói như vậy. Đó là một điều lạ lùng. Đức Chúa Trời phải ghi chép phương pháp quan trọng nhất để cứu chúng ta qua cách cứu quan tửu-chánh này, đúng không? Bạn có suy nghĩ về điều này không? Để nhận được sự cứu chúng ta phải siêng năng cầu nguyện, làm chứng và phải làm như thế này, phải làm như thế kia, vừa khóc lóc vừa ăn năn.
Các bạn, nếu đó là cách mà Đức Chúa Trời muốn thì chắc chắn quan tửu-chánh đã thức dậy từ buổi sáng sớm và khóc lóc ăn năn rồi. Những điều đó sẽ được ghi chép ở đây. Đó là một cách hợp lý phải không? Có phải mục sư Park đang cố gắng nhận xét một cách sinh động về điều này không? Điều đáng ngạc nhiên ở đây là không có nói một chút gì về quan tửu-chánh đã ăn năn chút nào.
Ngày nay, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ phải làm điều gì đó để được cứu. Nhưng các bạn ơi, điều này thì không có trong Ngôi-lời của Đức Chúa Trời. Quan tửu-chánh đã làm những gì? Ông đã khóc lóc trong nước mắt và đau đớn à? Tôi rất tiếc nhưng trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói về điều này. Có phải điều này có nghĩa là chúng ta không cần phải ăn năn? Không cần phải khóc lóc, không cần phải cầu nguyện? Không. Các bạn à, đó không phải là những gì mà tôi đang nói. Tôi không nói chúng ta không cần ăn năn và không cần cầu nguyện. Tôi không nói rằng không đọc Kinh Thánh thì cũng được. Tôi không nói không cần phải thờ phượng. Nhưng vấn đề về sự cứu thì cách xa với những điều này. Sự cứu không phải đến từ những cách như vậy.
Trong Kinh Thánh Sáng-thế kýù 40, chúng ta phải tìm thấy sự khác nhau giữa quan thượng-thiện, người bị chết và quan tửu-chánh, người được cứu. Sự khác nhau đó là gì? Các bạn, khi tôi đọc đoạn 40 tôi không thấy sự khác nhau gì ngoài giấc mơ. Có phải đó cũng là những gì mà bạn đọc không? Vào buổi sáng Giô-sép đi đến đó, quan tửu-chánh và quan thượng-thiện rất buồn.
“Tại sao hai quan lại buồn như vậy? Quan đang có gì lo lắng à?”
“Chúng tôi đã nằm mơ màụ không thể giải thích được.”
“Sự giải đáp há chẳng ở nơi Đức Chúa Trời sao? Xin hãy kể cho tôi.”
Quan tửu-chánh kể cho Giô-sép nghe về giấc mơ của ông.
“Tối qua tôi đã nằm mơ. Bởi vì tôi phục vụ đồ uống cho vua. Tôi phải mang rượu đến cho vua và tôi nhìn thấy trong chén của tôi thì trống không nên không thể đi đến trước mặt vua được, vì thế tôi tìm kiếm khắp mọi nơi. Rồi có 3 nhánh nho mọc ra từ cây nho phía trước mặt tôi. Nó nảy chồi và có nụ. Những hoa đã ra trái và những trái nho chín tức thì.”
Quan tửu-chánh rất lo lắng vì ông không có rượu để dâng cho vua. Ông rất hạnh phúc khi nhìn thấy cây nho.
“Tôi nhanh chóng chọn những trái nho đó ép ra và làm rượu dâng cho vua.”
Khi Giô-sép nghe điềm chiêm bao đó. Giô-sép nhận ra rằng đây là một điềm chiêm bao tốt. Quan tửu-chánh và quan thượng-thiện rất bối rối và hỏi tại sao vậy.
“Ba nhánh nho là ba ngày, ba ngày sau ông chắc sẽ được phục chức lại như trước. Ông sẽ được cứu và đi đến trước mặt vua như trước.”
Các bạn, chúng ta phải tìm ra tại làm sao mà giấc mơ này là giấc mơ của sự cứu chuộc. Ông ta ép rượu nhưng chúng ta không biết điều này có ý nghĩa gì. Có lẽ vì mục sư Park không có thông minh. Đôi khi tôi chắc chắn rằng đó là những điều của Đức Chúa Trời nhưng tôi không biết điều đó có ý nghĩa gì. Qua cầu nguyện và đọc Kinh Thánh, trong khi đọc tôi liên hệ với những Kinh Thánh khác qua đó. Đức Chúa Trời ban cho trong lòng tôi hiểu được những điều này.
Cây nho là hình ảnh của Chúa Jêsus. Chúa Jêsus là cây nho thật, là sự sống của chúng ta. Đi đến trước mặt vua là đi đến trước mặt Vua của các vua, là Đức Chúa Trời. Nhưng trong tay quan tửu-chánh không có điều gì để mang đến trước mặt vua hết. Tại sao ông không có gì để mang đến cho vua? Các bạn, điều này có nghĩa là chúng ta cũng không có gì để mang đến cho Đức Chúa Trời. Do đó khi ông tìm kiếm cẩn thận thì có một cây nho. Cây nho có trái và đã chín. Khi ông ép trái nho, những trái nho bể ra và nước nho rơi xuống. Đó là Chúa Jêsus, là cây nho của sự sống. Đã bị đóng đinh trên thập tự giá, thân thể bị xé ra và tuôn dòng huyết. Giấc mơ của quan tửu-chánh là: “Đức Chúa Trời ôi, con cần phải đến trước Ngài nhưng con không có gì để mang đến với Ngài. Con đến chỉ nhờ vào huyết quí báu của Chúa Jêsus, Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vì con. Xin hãy nhìn thấy huyết quí báu ấy và nhận con.” Đó là sự xưng nhận đức-tin của chúng ta.
Vì thế khi bạn đến trước Đức Chúa Trời. Bạn có mang theo điều gì khác ngoài huyết của Chúa Jêsus thì không được. Các bạn có hiểu không? Sự cứu không thể thực hiện qua những điều như dâng hiến một phần mười, 40 ngày kiêng ăn cầu nguyện như bạn đã làm hay giúp đỡ những người khác.
Các bạn ơi! Đức Chúa Trời chỉ nhìn thấy rằng có phải trong lòng ngươi chỉ nhờ vào huyết của Chúa Jêsus không? Nhưng người nào nhờ cậy vào huyết của Chúa mà họ cũng thêm những điều khác của mình, họ trộn 20 hay 40 phần trăm những điều tốt họ đã làm vào huyết của Chúa Jêsus. Vài người quá tốt đến nỗi họ trộn đến 60 phần trăm. Có người chỉ trộn 1 phần trăm những việc họ làm vào huyết của Chúa Jêsus ban cho khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng những điều đó không thể làm được. Làm như vậy thì không thể được cứu, thậm chí chỉ thêm vào một phần nhỏ xíu trong những việc tốt mà mình đã làm. Bạn đến trước Chúa chỉ nhờ vào huyết trên thập tự giá của một người đã chết vì tội-lỗi của bạn là Chúa Jêsus Christ. Đó là giấc mơ của quan tửu-chánh. Ông phải đến trước mặt vua nhưng ly của ông lại trống không. Ông ta phải làm gì? Ông phải lo lắng đến mức nào? Trong khi ông đang bị buộc vào điều đó thì ông nhìn thấy cây nho. Ông rất là hạnh phúc. Những nụ hoa mọc ra và nở hoa rồi kết trái. Những trái nho đã chín.
“Wow…! Rất vui mừng được nhìn thấy bạn.”
Ngay tức khắc ông hái những trái nho đó, ép trái nho và đi đến trước mặt vua.Vì chúng ta tự đi lên nước Đức Chúa Trời nên không có lòng dạn dĩ và chưa biết phải làm điều gì. Đức-tin của quan tửu-chánh là lòng mà nhìn thấy những tội-lỗi của chúng ta đã được sạch qua huyết của Chúa Jêsus đã được đổ ra trên thập tự giá và đi đến trước Đức Chúa Trời với lòng mừng rỡ. Đó là đời sống tín-ngưỡng của quan tửu-chánh.
Các bạn thân mến, chúng ta không thể sống mà không phạm tội. Chúng ta không thể sống theo như Ngôi-lời của Đức Chúa Trời mà không vi phạm luật-pháp. Do đó Đức Chúa Trời đã sai con của Ngài là Chúa Jêsus Christ. Huyết từ trên trán của Ngài, từ trên bàn tay của Ngài, từ bên hông, và trên hai chân của Ngài đã đổ ra trên thập tự giá thì không thiếu gì cảù để rửa sạch những tội-lỗi của chúng ta. Các bạn à, chúng ta chỉ phải nhờ cậy huyết quý báu đó và đi đến với Chúa.

“Những người đó đã đóng đinh Chúa Jêsus
vào thập tự giá với những cây đinh rỉ sét
Tiếng búa đó vang dội trong lòng tôi
Những tội-lỗi của tôi đã được sạch
qua chính huyết đó.”

Nếu huyết của Chúa Jêsus không rửa sạch những tội-lỗi của các bạn thì các bạn phải cố gắng để rửa sạch tội-lỗi của chính mình. Nếu huyết của Chúa Jêsus chỉ rửa sạch một nửa tội-lỗi của bạn, thì bạn phải nổ lực và vất vả để rửa sạch phần còn lại. Nhưng nếu huyết của Chúa Jêsus đã rửa sạch tất cả mọi tội-lỗi của bạn thì bạn không còn là một tội nhân nữa. Đó là lý do mà Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công-bình. Các bạn thân mến, Đức Chúa Trời gọi chúng ta là công-bình không phải qua việc làm của chúng ta là hiền lành hay là vì chúng ta phạm tội ít, cũng không phải vì chúng ta ăn-năn và khóc lóc. Nhưng vì huyết của con Ngài là Chúa Jêsus đã đầy đủ và chắc chắn rửa sạch mọi tội-lỗi của chúng ta cách trọn vẹn nên Ngài xưng chúng ta là người công-bình.
Huyết của Chúa Jêsus trên thập tự giá đã rửa sạch tất cả mọi tội-lỗi của chúng ta. Ngài rửa sạch tội-lỗi của chúng ta cho đến đời đời. Thế nhưng nhiều người không nhờ cậy Đức Chúa Trời và lấy việc làm của chính mình và đi với Đức Chúa Trời. Khi họ làm những điều tốt, họ đi đến với Đức Chúa Trời cách sung sướng. Và khi họ làm những điều xấu họ cảm thấy rất kinh khủng, lòng họ bị chìm xuống. Trong một ngày mà lòng thay đổi mười hai lần là lòng của chúng ta. Chúng ta là người luôn luôn làm những điều sai lầm. Chúng ta lấy việc làm ấy đi đến trước mặt Đức Chúa Trời thì cũng không bao giờ có thể đi đến cách trọn vẹn được. Các bạn có hiểu không? Vào buổi sáng thì bạn vui nhưng đến tối thì bạn lại buồn rồi sau đó bạn vui vào buổi tối nhưng đến sáng bạn lại buồn. Các bạn à, chúng ta không phải như vậy sao? Khi các bạn đang thờ phượng thì lòng của các bạn khác với lòng mà khi các bạn đang trên đường về nhà. Không thật như vậy sao? Một tuần sau khi đến nhà thờ thì lòng mình thì sa sút. Nếu chúng ta cố gắng đi lên Thiên-đàng với một lòng luôn luôn thay đổi, chúng ta đến và đi, đến và đi rồi bất ngờ chúng ta sa sút. Các bạn thân mến, cho nên chúng ta không thể dựa vào chính mình bởi vì những việc làm của chúng ta chắc chắn sẽ bị hư mất. Vì vậy chúng ta phải đi đến với Đức Chúa Trời và nhờ vào ân-điển của Ngài.
Các bạn thân mến, giả sử ngày hôm nay mục sư Park chết. Có người sẽ khóc hu…hu… Mục sư đừng chết mà. Những người khác có thể rất là vui.
Cho dù các bạn có chôn cất tôi ở núi này hay là núi kia, hay là quăng tôi xuống sông. Tôi cũng sẽ đến trước Đức Chúa Trời. Tôi hát rằng con đường mà đi đến Thiên-đàng là sự sáng soi. Tôi sẽ đứng trước sự phán xét của Đức Chúa Trời, thế nhưng quỷ Satan chỉ cho tôi thấy và nói rằng:
“Nầy giờ đây. Tôi rất vui mừng được gặp anh ở đây. Hãy ngồi xuống.”
Quỷ Satan bắt đầu sự khởi tố của nó.
“Đức Chúa Trời, O.S. Park được sinh ra ở phía Bắc tỉnh Kyungsang vào ngày này tháng này năm này. Từ khi sinh ra khả năng phạm tội của ông luôn phát triển. Chúng ta không thể dùng lời nói để nói hết những tội-lỗi mà ông Park đã phạm. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu. Vào ngày này, tháng này, năm này ông đã đi vào cánh đồng đậu phụng, hái trộm và ăn những trái hồng…”
Bảng liệt kê cứ tiếp tục: “Vào ngày này, tháng này, năm này, ông đã đánh nhau, nói dối, rủa sả…”
Cứ tiếp tục như thế, tôi có xấu như vậy hả?
Có lẽ tất cả các bạn cũng sẽ thấy cảnh đó. Dù sao đi nữa cũng phải mất một năm để quỷ Satan nói hết việc kiện cáo của tôi.
“Chúa Trời, Chúa ơi! Chỉ có những điều đó thôi hả, không phải, còn nữa? Tên này là một gã bất lương vì thế đi xuống địa ngục là xứng đáng nhất.”
Đó là những gì mà quỷ Satan nói. Sau đó, Chúa Jêsus bắt đầu bào chữa. Khi nghe những gì mà quỷ Satan nói, tôi mất hết sức lực nhưng khi Chúa Jêsus đến, tôi nhận được sức lại. Chúa Jêsus sẽ nói:
“O.S. Park, đừng có lo. Ta đang ở đây, đừng lo. Thưa Cha, như quỷ Satan nói, cho tới bây giờ, con đã biết tất cả những tội-lỗi mà O.S. Park đã phạm. Nhưng Chúa ơi, xin hãy nhìn vào hông con một lần nữa. Tại sao con lại có dấu của cây mác ở đây? Và những dấu của những gai nhọn trên đầu con. Tại sao trên tay con lại có dấu đinh? Những cái này là bằng chứng hình phạt của mọi tội-lỗi của O.S. Park mà quỷ Satan vừa mới đọc? Khi con bị đóng đinh, con nhận sự đoán phạt không phải vì những điều đó sao? Quỷ Satan hãy lui ra, các thiên sứ, bây giờ hãy tiếp nhận O.S. Park.”
“Bam, Bara Ba…am!”
“Các ngươi có chuẩn bị mão triều thiên cho O.S. Park không?”
“Dạ có.”
Đây chỉ là sự kể lại thôi, các bạn hiểu không? Thật sự tôi cũng không biết liệu rằng các thiên sứ có chuẩn bị mão triều thiên cho tôi hay không. Nhưng giống như mục sư Um làm chứng, bạn có nghĩ rằng bạn có thể so sánh mão triều thiên trong nước Thiên-đàng với những huy chương bằng vàng khác không? Dù sao thì khi ở trong Thiên-đàng tôi sẽ nhận được một mão triều thiên, tôi muốn đội nó chỉ 5 phút thôi.
“Này, máy quay phim hãy mau lên và quay đi.”
Sau khi quay phim xong, tôi sẽ cởi mão triều thiên ra.
“Chúa Jêsus biết gì không? Con nghĩ rằng con phải trả lại cho Ngài. Chúa Jêsus ơi, con đã làm những gì? Chúa Jêsus Ngài đã rửa sạch những tội-lỗi của con. Ngài ban cho con Ngôi-lời, và ban cho con chức vụ. Không có điều gì là do con làm. Con xin trả mão triều thiên cho Ngài. Đức Chúa Trời, xin hãy nhận.”
Tôi sẽ đặt mão triều thiên dưới chân Chúa Jêsus và trở về nhà xem đoạn phim vừa quay.
Các bạn thân mến, huyết nơi thập tự giá của Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta đã thật sự rửa sạch những tội-lỗi của chúng ta cách trọn vẹn đến nỗi quỷ Satan không thể tìm thấy một vết dơ nào. Halêlugia! Nếu huyết của thập tự giá của Chúa Jêsus không rửa sạch những tội-lỗi của chúng ta, thì sự chết của Chúa Jêsus như là sự chết của một con chó. Thì huyết mà đã đổ ra trên thập tự giá để rửa sạch tội-lỗi của chúng ta giống như là huyết dơ bẩn, ô uế. Tuy nhiên, sự thật là sự chết của Chúa Jêsus không phải là sự chết của con chó. Ngài đã rửa sạch tội-lỗi của chúng ta cách hoàn toàn và chúng ta tin Ngài. Bởi vì huyết của Chúa Jêsus là đầy đủ, chúng ta không cần thêm vào những gì tốt đẹp mà chúng ta đã làm. Bởi vì huyết của Chúa Jêsus là đầy đủ nên chúng ta không bị đoán phạt lần nữa. Đức Chúa Trời rất vui lòng vì Chúa Jêsus đã nhận mọi sự đoán phạt cho chúng ta. Vì thế một người dơ dáy và bẩn thỉu giống như tôi cũng sẽ nhờ quyền phép của huyết Chúa Jêsus trong ngày đó và sẽ dạn dĩ đứng trước Đức Chúa Trời. Bây giờ tôi có thể hiện diện như thế này trước các bạn nhưng vào ngày đó thiên sứ là người lính bảo vệ cho tôi.
“Thiên sứ.”
“Dạ.”
“Hãy mang kem đánh răng cho tôi.”
“Hãy mang đến cho tôi trái của nhánh thứ hai từ trên ngọn cây của cây sự sống để tôi nếm thử xem. Tôi thật sự thích ăn vì tôi có miệng lớn.”
Chúng ta đã nhận được ân-điển như vậy chỉ qua huyết quý báu của Chúa Jêsus. Ngày nay lý do mà nhiều người không nhận được ân-điển là vì họ luôn cố gắng cộng thêm vào trong huyết của Chúa Jêsus những việc làm tốt của họ mặc dù họ không học giỏi môn Toán. Bây giờ chúng ta phải trừ tất cả những gì mà chúng ta đã thêm vào. Rồi chúng ta phải chỉ nhờ huyết của Chúa Jêsus và đi đến trước Đức Chúa Trời. Giô-sép đã giải thích giấc mơ của quan tửu-chánh.
“Đây là một giấc mơ rất tốt. Ba nhánh cây nghĩa là ba ngày. Ba ngày sau, quan sẽ được tự do. Và khi quan được cứu xin hãy nhớ đến tôi, xin đừng quên tôi.”
Khi quan thượng-thiện nghe như vậy, ông mỉm cười và nói rằng:
“Tôi cũng có một giấc mơ như vậy.”
“Giấc mơ của quan như thế nào?”
“Giấc mơ cũng gần giống như giấc mơ của quan tửu-chánh. Trong mơ tôi thấy tôi đội ba giỏ bánh trắng trên đầu của tôi.”
Bạn suy nghĩ quan thượng-thiện đã hào-hứng như thế nào?
“Trong giỏ cao hơn hết có đặt đầy đủ các món vật thực, thế nhưng chim trên trời bắt đầu ăn những món đó.”
Đó không phải là một giấc mơ tốt. Như thế nào?
“Ba giỏ bánh ở đây ý nghĩa cho ba ngày. Ba ngày sau, Pha-ra-ôn sẽ cắt đầu quan, quan sẽ bị treo trên cây và chim trên trời sẽ ăn thịt quan.”
Câu chuyện này thật là dễ sợ mà đó là sự thật. Giỏ bánh trắng là hình ảnh của Chúa Jêsus. Khi chúng ta làm Tiệc Thánh, chúng ta đã làm với bánh và rượu nho. Chúa Jêsus là bánh của sự sống. Khi quan thượng-thiện đi chầu vua, đáng lẽ ông chỉ mang theo bánh nhưng vấn đề là ông đã thêm những điều khác trên giỏ bánh. Những con chim là hình ảnh của quỷ Satan. Trong Kinh Thánh có nhiều phần mà có hai ý nghĩa. Ví dụ từ ‘đổ’ có nghĩa là ‘hạt đậu’ ngoài ra còn có nghĩa là ‘làm đổ nước’ hay đổ một cái gì đó và còn có nghĩa là ‘thi đậu’. Trong Kinh Thánh, khi nói về Chúa Jêsus, thì ám chỉ Ngài như là con Chiên, ám chỉ các thánh đồ như là những con chiên. Con chim cũng áp dụng như vậy. Ở vài chỗ, miêu tả con chim là Thánh đồ của Đức Chúa Trời. Nhưng những con chim nói ở đây giống như là những con chim đã ăn hạt giống rơi ra trên đường là ám chỉ về quỷ Satan.
Khi chúng ta đi đến trước Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ phải dựa vào Chúa Jêsus, Ngài là bánh. Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng chúng ta luôn thêm vào những điều mà chúng ta thích nên Đức Chúa Trời không thể nhận được và chúng ta phải bị hư mất.
Đây là những điều mà câu chuyện này đã nói cho chúng ta. Các bạn thân mến, câu chuyện buổi tối hôm nay nói về quan tửu-chánh và quan thượng-thiện. Chúng ta đã xem xét tại sao họ được cứu và tại sao họ bị hư mất. “Con không có gì để mang đến trước mặt Chúa. Đức Chúa Trời ôi, xin chỉ nhìn thấy huyết của Chúa Jêsus trên thập tự giá và tất cả tội-lỗi của con đã được rửa sạch qua huyết đó. Con mong muốn rằng Ngài sẽ nhận con.” Quan tửu-chánh là đại diện cho những người có lòng giống như vậy. Quan thượng-thiện là đại diện cho những người cố gắng làm việc một cách hăng hái hơn, thêm vào những điều khác của mình mặc dù Chúa Jêsus đã bị đóng đinh vì tội-lỗi của họ. Kinh Thánh đang chỉ cho chúng ta hiểu biết về một đời sống tín-ngưỡng giống như quan thượng-thiện thì sẽ bị sự hư mất. Xin hãy lắng nghe lời tôi nói.
Vì thế, những người nghĩ rằng mình có đức-tin tốt, như là thầy thông giáo, người Pha-ri-si, Sa-đu-sê thì chống lại Chúa Jêsus. Những người tiếp nhận Chúa Jêsus đều là những tội nhân. Người đàn bà phạm tội tà dâm, người đàn bà Sa-ma-ri, người bị bệnh phung và nhiều người giống như vậy. Vấn đề không phải là chúng ta không có một đời sống tín-ngưỡng tốt, nhưng vấn đề thường là chúng ta nghĩ rằng chúng ta là một người làm giỏi. Nếu thật sự chúng ta không biết làm gì hết thì Đức Chúa Trời sẽ làm thế cho chúng ta. Nếu chúng ta không thể giải quyết tội-lỗi của chúng ta thì Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta. Nhưng nếu mà tôi đang cố gắng thì Đức Chúa Trời không thể làm gì được cho tôi.
Các bạn thân mến! Phân thú vật thì dơ dáy, nhưng phân bón ở nơi chuồng bò thì không thành vấn đềà bởi vì đó là nơi của nó. Nhưng sẽ là vấn đề nếu phân thú vật ở trên bàn ăn. Đúng không? Những tội nhân trong thế gian này thì đầy những sự phạm tội. Nhưng không thành vấn đề. Nhưng khi chúng ta đến Thiên-đàng mà có mang theo tội-lỗi thì không được vào. Các bạn hiểu không? Đó là lý do mà tội-lỗi của các bạn phải được rửa sạch ở đây, nơi thế gian này trước khi các bạn đến nước Thiên-đàng. Trước khi bạn tình nguyện làm việc trong nhà thờ, dâng hiến cho Đức Chúa Trời trước hết tội-lỗi của bạn phải được rửa sạch.
Một hôm, Leonardo Da Vinci leo lên trên núi đối diện nhà của ông ta. Ở đó ông nhìn thấy một tảng đá khổng lồ. Ông nhìn chằm chằm vào tảng đá đó suốt cả ngày. Khi trời tối ông về nhà và ngủ. Qua ngày sau, ông trở lại tảng đá và nhìn vào tảng đá đó một lần nữa. Trong vài ngày, ông ta chỉ ăn rồi đi đến núi và nhìn tảng đá. Sau đó, một hôm ông ta mang một cây búa và một cây đục và bắt đầu đục tảng đá. Ông ta đục sau khi ăn sáng và sau khi ăn trưa ông ta đục nhiều hơn… Một hôm, một người bạn của ông hỏi ông rằng:
“Này, Lenny!”
“Ô, anh có khoẻ không?”
“Khoẻ. Bây giờ anh đang làm gì vậy?”
“Anh hãy đến và nhìn xem này.”
“Tất cả những gì tôi nhìn thấy là một khối đá lớn.”
“Đối với anh khối đá này giống như cái gì?”
“Tất nhiên nó chỉ là một tảng đá.”
“Không phải. Có một thiên sứ bên trong tảng đá này nhưng tảng đá này đã bao phủ thiên sứ đó. Tôi đang đục lớp đá đang bao trùm thiên sứ đó và tôi sẽ giải phóng thiên sứ này.”
Da Vinci tiếp tục đục tảng đá. Một ngày, hai ngày, một tháng rồi hai tháng trôi qua. Hình ảnh một thiên sứ đủ để nổi lên từ tảng đá. Đối với một người bình thường thì đây chỉ là một tảng đá bình thường. Nhưng Leonardo Da Vinci đã nhìn thấy hình ảnh của thiên sứ bên trong tảng đá. Hình dáng của thiên sứ nổi lên khi ông đục bỏ những phần khác. Có thể bạn là một người nghèo, ngu dốt và thấp hèn trong mắt của những người khác nhưng bạn là một người có hình ảnh của Đức Chúa Trời khi bạn được nhìn qua cặp mắt của Chúa Jêsus. Tất cả các bạn đều mặc hình ảnh quý báu của Đức Chúa Trời, nhưng các bạn bị bao phủ bởi tội-lỗi. Giống như Leonardo đã đục khối đá với búa và đục. Và để lộ ra hình ảnh của thiên sứ. Qua thập tự giá mà Chúa Jêsus đã trừ những tội-lỗi dơ dáy và gian ác bao trùm lấy bạn. Vì thế, giờ đây hình ảnh thánh của Đức Chúa Trời có thể được tỏ ra qua chúng ta. Giống như Leodardo đã đục tảng đá, Đức Chúa Jêsus luôn muốn rửa sạch tội-lỗi trong đời sống của bạn và Ngài muốn loại bỏ những điều bất an trong đời sống của bạn. Ngài muốn trừ bỏ những điều buồn chán và đau khổ. Ngài muốn ban cho chúng ta sự thoả mãn và sự bình an thật chỉ có ở trong Đức Chúa Trời. Hãy tin Chúa Jêsus Christ. Tôi mong muốn rằng các bạn chỉ có đến nhờ cậy vào Chúa Jêsus mà thôi.
Một điều mà tôi muốn nói tiếng lớn đối với người công dân Busan là Chúa Jêsus Christ đã cứu tôi ra khỏi tội-lỗi dơ bẩn là thật. Ngày 7 tháng 10 năm 1962 tôi đã được cứu. Hôm nay là ngày 8 tháng 10 vì thế hôm qua là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 của ngày mà tôi đã được cứu ra khỏi tội-lỗi. Khi tôi nhận được sự tha-thứ tội-lỗi tôi mong muốn rằng tất cả các bạn cũng nhận được sự tha-thứ tội-lỗi như tôi qua huyết của Chúa Jêsus Christ. Tôi chỉ có một lòng như vậy, tôi đã được nếm sự vui mừng lần đầu tiên, đó là ngày Chúa Jêsus ngự vào trong lòng tôi. Hôm nay, sau khi ăn tối tôi đã gội đầu. Trong khi gội, một bài hát ngợi khen bất ngờ ra từ lòng tôi.

“Không có Ngài tôi chỉ sai lầm
Không có Ngài thân thể này không có giá trị
Không có Ngài tôi sẽ bị trôi đi
như một chiếc thuyền không có buồm
Ôi Chúa Jêsus, các bạn biết không,
đừng từ chối Ngài Ôi chúa Jêsus.
Ôi chúa Jêsus không có Chúa
tôi sống làm sao được.”

Đây là làm chứng của tôi. Vào năm 1962, khi tôi suy nghĩ về lúc tôi không có Chúa Jêsus. Lúc đó tôi đắm mình trong tội-lỗi và lún sâu trong tuyệt vọng. Dần dần tôi đã thay đổi một cách lạ lùng sau khi Chúa Jêsus vào trong lòng tôi. Nếu hỏi lý do nào mà tôi có thể đứng trước các bạn tối nay thì chính là vì Chúa Jêsus Christ. Ngài đã bị đóng đinh và rửa sạch tội-lỗi của tôi. Không có lý do nào khác với lý do này. Tôi là một người thật sự không có sự trông cậy gì cả. Tôi muốn chết vì tôi rất đau khổ nên tôi muốn vào bộ đội nhưng tôi đã bị rớt khi khám sức khoẻ. Bởi vì răng cửa của tôi đã bị gãy. Tôi là một người vô dụng, nhưng Chúa Jêsus đã nhận tôi.
Tối nay Đức Chúa Trời muốn cứu các bạn. Ngài muốn ôm bạn vào lòng. Các bạn thân mến, hãy nhận được sự tha-thứ tội-lỗi. Hãy đi đến trước Ngài vì tất cả những tội-lỗi của bạn đã được sạch. Tôi tin rằng các bạn sẽ được thay đổi. Chúng ta sẽ kết thúc bài giảng ở đây. Sáng mai, tôi sẽ nói cách chi tiết về tội-lỗi của chúng ta được sạch như thếù nào.

Comments are closed.