Take a fresh look at your lifestyle.

Bài Phỏng Vấn Với Mục Sư Park, Chính Là Tác Giả của Một Quyển Sách Bán Đến 500,000 Quyển

1,002

“Mục sư O.S.Park là người làm cho ngọn gió mới của Cơ đốc nhân xuất hiện, bây giờ ông đang là chủ toạ tại Hội Thánh Trung Tâm Hanbat ở Taejon và đang dẫn dắt Hội Truyền Giáo. Trong hội truyền giáo này, có khoảng 300 Hội Thánh và 350 mục sư giảng Tin lành trong khu vực của họ. Hơn nữa, có khoảng 100 giáo sĩ đã được sai đi đến Châu Phi, Trung Mỹ, và 40 nước khác với mục đích, “Rao Giảng Tin Lành Cho Đến Cuối Cùng Trái Đất Này”, đó cũng là khẩu hiệu của Hội Truyền Giáo.

Mục sư Park nhận được sự cứu rỗi lúc mười-tám tuổi, và đã giảng Tin lành trong các nhà thờ, trại tù, quân đội, và những làng người phung trong bốn mươi năm qua. Ông cũng tập trung hàng ngàn người ở Nhà Thi Đấu Jamsil của Sinh Viên ở thành phố Seoul và đã đem đến nhiều tác động trong công việc của Tin lành mùa thu và mùa xuân vừa qua.

Hơn thế nữa, ông được mời đi giảng ở vô số nước trên thế giới như: nước Mỹ, nước Nhật, nước Trung Quốc, nước Nga, nước Argentina, nước Peru, Ấn độ, và Kenya. Bây giờ ông đang phát thanh bài giảng trên đài truyền hình và trên radio ở Los Angeles, New York, và Anchorage ở nước Mỹ với thời gian cũng giống như mục sư Jo Young Gi của Nhà Thờ Đầy Dẫy Tin Lành. Qua phát thanh trên mạng Internet, bài giảng của mục luôn được thông dịch qua tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, và Tây Ban Nha; bài giảng được giảng trên cả thế giới.

Vào tháng 10 năm 1986, Mục sư Park đã được mời đến làm diễn giả của một buổi đại hội truyền giảng cho những người ở Miền Nam Pusan. Ông đã giảng trong năm ngày, lời giảng đã được viết lại và đã được làm thành sách, “Bí Mật của sự Tha Thứ Tội Lỗi và sự Tái Sanh”. 500 trăm ngàn quyển đã được bán.

Ở Taejon, Trung Tâm Hội Truyền Giáo và Hội Thánh Trung Tâm Hanbat nằm cạnh nhau. Mục sư Park sống ở lầu thứ 7 của toà nhà Trung Tâm Hội Truyền Giáo. Ông nói rằng mục sư không cần phải có một căn nhà riêng cho chính mình, cho nên tất cả các mục sư trong hội truyền giáo của ông đều sống trong Hội Thánh của họ.

Mục sư Park đi ra đón tôi từ trong một cái phòng thoáng mát. Không cao lắm, khuôn mặt mỉm cười, tóc trên đầu trắng hơn tuổi của mình; vừa mới gặp ông thì tôi suy nghĩ ngay về những người thấp thì luôn hoàn thành những công việc vĩ đại.

In October 1986, Pastor Park was invited as a guest speaker at the South Pusan Church for the bible conference prepared for the citizens in Pusan. He preached sermons for five days, and his words were written and published in the book called, The Secret of Forgiveness and Being Born Again 1, which 500 thousand copies were sold respectively.

In Taejon, the Good News Mission Center and Hanbat Central Church are standing side by side. Pastor Park lives on the 7th floor of the Good News Mission Center. He said there is no need to have the pastor’s house separated from the church, so each pastor in his mission lives in a room within their own church.

Pastor Park was sitting in a spacious living room when he greeted me. Short height, smiling face, and hair that grew whiter than its age; the first sight of him arose the thought that short people accomplish great works.

Cơ Đốc Giáo là Một Tôn Giáo của Niềm Vui

– Thưa mục sư, ông có có nói rằng những nhà thờ Hàn Quốc thì chỉ dẫn người ta đi con đường sai lạc. Một cách cụ thể thì họ đã làm cái gì sai?

Tất cả các tín đồ tin và nói rằng: “Nếu bạn tin Chúa Jêsus, thì sẽ được cứu rỗi và đi lên thiêng đàng”. Nhưng, không có nhiều người thật sự tin Chúa Jêsus và nhận sự cứu rỗi và sống một cách trong sạch và sáng sủa. Mặc dầu hầu hết mọi người đi nhà thờ, nhưng họ khóc trong sự đau đớn vì tội lỗi trong lòng họ.

– Tôi nghĩ mục sư đúng rồi. Nếu họ đã được cứu rỗi thì chắc họ vui vẻ hơn bao giờ hết phải không?

Tất nhiên rồi; nhưng người ta vẫn là tội nhân mặc dầu họ đang đi nhà thờ. Trong bài thánh ca, có những bài hát như vầy: “Ngày vui hơn hết, ngày tôi tin Chúa. Khi Chúa rửa tôi sạch sẽ mọi đường!” và “Huyết Ngài rửa sạch tội lỗi tôi rồi”. Hơn nữa trong Kinh Thánh có chép rằng: “Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết.” Cơ đốc nhân thì phải là một tôn giáo vui vẻ, nhưng nay đã trở thành một tôn giáo của đau khổ và thất vọng.
Nói cách khác, mục sư đang muốn nói về “Nhận sự tha thứ của tội lỗi và tái sanh”. Mục sư Park  tin rằng nhận sự cứu rỗi sẽ đem niềm vui đến cho người ta. Với suy nghĩ này, mục sư đã tạo nên một làn gió mới ở Hàn Quốc và cả thế giới.

– Làm sao chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi mình?

Khi đọc Kinh Thánh thì người ta được chia ra làm hai nhóm: 1)Vài người nói, “Ồ, tôi giữ mười điều răn”. Họ nghĩ rằng mình có thể làm được và tự tin trong lòng rằng mình sẽ giữ luật pháp. Họ cố gắng giữ mười điều răn, lễ Chúa nhật, dâng hiến, và những việc khác. 2)Nhưng nhóm khác thì nhận thức rằng họ là yếu đuối và vô dụng, nên nói rằng: “Tôi không thể làm được. Đức Chúa Trời phải làm việc nầy; làm sao một người như tôi đây có thể làm được? Và trong lòng họ bỏ cuộc. Đây là khi họ dính díu với Đức Chúa Trời.

Trong Luca đoạn 10, một người bị cướp trên đường đi đến Giê-ri-cô. Bọn cướp đánh cho người nầy nửa sống nửa chết trên mặt đất. Khi người nầy thấy một thầy tế lễ và người Lêvi đã tránh khỏi mình, thì người bị cướp nầy không còn hy vọng gì. Nhưng Chúa Jêsus đến và cứu người nầy khỏi hoàn cảnh đó.

Cho nên, khi bạn nhìn những người nhận được ơn điển trong Kinh Thánh thì họ là: người đàn bà phạm tội tà dâm, người bị bệnh đã được 38 năm, và những người khác không thể làm gì được cho mình. Những người nầy dính díu với Chúa Jêsus; và đây là khi lẽ thật của Chúa Jêsus vào lòng họ.

[Khi tôi tiếp tục nghe Mục sư Park, trong lòng tôi bắt đầu lo lắng.]

– Tôi không phải là một tín đồ. Nhưng nếu những gì mục sư nói là đúng, thì chúng ta có một vấn đề lớn! Bởi vì Đức Chúa Trời chỉ cứu những người ở trong khốn khổ trong xác thịt hay ý tưởng bởi vì họ không thể làm gì cho chính mình, và Ngài bỏ những người có khả năng trong thế gian và nghĩ rằng họ có thể nâng mình lên.

Không, không phải vậy. Mặc dầu những người giàu có, nếu họ thấy chính mình thì sẽ nhận thức được họ không thể tự làm gì cho chính mình. Nếu có thể được, thì tự nhiên trong lòng họ sẽ có một ý tưởng: “Đức Chúa Trời ơi, tôi là một người thật hổ thẹn. Tôi là một tội nhân.” Đây là khi Lời của Chúa Jêsus vào trong lòng họ.

– Làm sao mục sư chắc chắn được Chúa Jêsus đã vào lòng chúng ta?

Đây là một câu hỏi rất thú vị. Khi một người nhận thức chính mình là một người vô dụng và yếu đuối, họ bắt đầu cảm thấy thất vọng. Sau đó họ nhận thức được một điều gì đó trong Kinh Thánh; đây là con đường của sự cứu rỗi qua Chúa Jêsus vào trong lòng của một người.

– Có phải chúng ta nhận thức điều nầy bằng lòng mình?

Đúng rồi, sự buông tha thật sự vào lòng của họ.
Một đời sống mới trở nên vô cùng vui vẻ khi không còn thích đời sống dơ bẩn của quá khứ.
[Một câu hỏi khác nổi dậy trong lòng tôi]

– Thưa mục sư, có bao giờ mục sư nhận thức mình là một người tội nhân trong khi cầu nguyện hay sống mỗi ngày không?

Việc tôi là một người dơ bẩn là phải rồi, mà tôi trở nên thánh khiết qua huyết của Chúa Jêsus Christ. Cho nên, tôi có lòng cảm ơn Đức Chúa Trời vì đã rửa sạch tội lỗi tôi.

– Mọi tín đồ trong Hội Thánh mục sư đều nhận sự cứu rỗi?

Hầu hết mọi người đều được cứu, chỉ trừ ra những người mới đến tham dự.

– Xin hãy nói cụ thể làm sao người công bình kinh nghiệm được sự thay đổi trên đời sống họ? Có phải họ luôn vui vẻ? Hay là họ có trở nên khỏe mạnh không?

Sau khi nhận sự cứu rỗi, một đời sống mới trở nên vui vẻ và đời sống cũ trở nên không còn vui thích. Kinh Thánh nói cho chúng ta chớ nên ăn cướp, nhưng chúng ta cứ tiếp tục ăn trộm khi chúng ta sống. Nhưng một khi chúng ta nhận sự tha thứ tội lỗi và được tái sanh, những việc làm đó trở nên chán nản. Cho nên một khi Chúa Jêsus vào lòng chúng ta thì chúng ta sống theo ý muốn của Chúa Jêsus, không phải của chúng ta.
Hiện nay, trong Hội Thánh chúng tôi có một giáo sĩ đã được sai đến Ukraine. Ông đã giảng Lời Chúa cho vô số người nghiện ma tuý, và khi họ bắt đầu dự Hội Thánh chúng tôi thì bắt đầu không còn sử dụng ma tuý nữa. Hơn nữa, nhiều người mafia được thay đổi trong đời sống của họ.
Tôi đã thăm viếng những người trong tù và giảng Tin lành cho vô số người sẽ bị tử hình. Khi Lời Chúa vào lòng họ, thì họ được sự thay đổi trên đời sống mình.

– Nếu có hai máy chụp hình, một thì giá là một trăm đô la và cái khác là một ngàn, những người đi nhà thờ của ông sẽ chọn cái nào?

Chắc là họ sẽ chọn cái trị giá một ngàn đô la.
[chúng tôi cười]
Trong lòng chúng tôi có tham vọng. Chúng tôi cũng có dục vọng khi thấy những người nữ. Tôi nói là chúng ta phải nhận Chúa Jêsus vào lòng mình.

– Mỗi tháng ông nhận được bao nhiêu tiền lương?

Thật ra thì một mục sư không cần tiền. Khi tôi đi đến nước Mỹ, thì các anh em đến sân bay đón tôi và chuẩn bị một nơi cho tôi ngủ. Hơn nữa một mục sư thì rất ít khi trả tiền ăn. Cho đến khi tôi quay về Hàn Quốc, tôi rất ít khi đã sử dụng 10 đô la. Tôi chỉ sử dụng tiền khi tôi đi cắt tóc, đi nhà tắm tập thể, hay là mua nước uống khi đi trên đường. Tôi nhận mỗi tháng $400 đô, nhưng rất ít khi tôi sử dụng tiền đó.

– Những mục sư khác của nhận chỉ $400 đô thôi?

Có lẽ tôi là người nhận tiền nhiều nhất. Tôi biết vài ông mục sư chỉ có $300 đô thôi.

– Nếu một bộ đồ là $300 đô, thì làm sao các mục sư mua được?

Tôi viết cuốn sách “Bí Mật của sự Tha Thứ Tội Lỗi và sự Tái sanh”, và đã bán khoảng 500 ngàn quyển. Nếu một cuốn chỉ là $1 thì tổng cộng tiền là năm triệu đôla. Nhưng tôi không có nhận một xu nào và cho Hội Thánh sử dụng tất cả số tiền đó. Tôi tin rằng vì tôi là một mục sư và Hội Thánh trợ giúp tôi về tài chánh, tôi phải sống mặc dầu tiền ít hay nhiều. Tôi cũng không có ý kiến chúng tôi sống làm sao. Các anh chị em đem gạo hay là những thứ khác khi lòng họ có ý muốn.

– Thưa mục sư Park, có thể có người đem đến đồ nầy đồ kia cho ông, nhưng tôi nghĩ rằng những mục sư khác thì chắc là không có gì.

Hầu hết các mục sư không có thiếu thốn gì. Các thành viên trong Hội Thánh rất là tốt. Cho nên chúng tôi sống không có gì thiếu thốn. Hội Thánh cũng giúp đỡ những Hội Thánh nhỏ mà chỉ có mười hay là hai mươi người.

– Dường như là việc truyền giáo nầy đang phát triển; làm sao họ có thể làm được những việc lớn như vậy?

Các thành viên dâng hiến rất nhiều. Công việc Tin lành cần rất nhiều tài chánh. Vài tuần trước, một Hội Thánh ở Nairobi, Kenya phải mua đất. Một Hội Thánh khác ở Nhật phải mua một căn nhà.
Mỗi khi chúng tôi gặp những hoàn cảnh cần nhiều sở phí, chúng tôi nhận những tiền dâng hiến từ những anh chị em mà không biết họ là ai. Tổng cộng số tiền chúng tôi có thì nhiều hơn những nhà thờ khác. Chúng tôi không có giờ dâng hiến trong giờ nhóm. Chúng tôi để thùng dâng hiến một góc ở cánh cửa ra vào và các anh chị em theo ý muốn của họ mà dâng hiến. Chúng tôi cũng không có thông báo ai dâng bao nhiêu.

– Tôi nghe rằng có khoảng 500 người dự nhà thờ của mục sư. Mục sư nghĩ sao khi có khoảng hàng trăm thành viên trong Hội Thánh mình?

Tôi không nghĩ rằng đó là một điều tốt. Bởi vì tôi không có đủ thời gian cho từng cá nhân.
[Đây, tôi bắt được điểm yếu rồi]

– Tôi tin rằng mục sư sai 100 giáo sĩ và đến 40 nước và chi phí nhiều tiền cho họ. Vậy thì dường như!

Tôi không có suy nghĩ như vậy. Mục đích chúng tôi là làm cho việc truyền giáo lan rộng ra, cũng giảng cho vô số nước nghèo khó. Chúng tôi hy vọng rằng đời sống của những người đó sẽ được ích lợi.

– Khi người Châu Âu mới đến Châu Phi, thì họ có Kinh Thánh trong tay mình còn người dân bản xứ thì có đất. Nhưng vài thập kỷ trôi qua, người Châu Phi cầm Kinh Thánh còn người Châu Âu thì nắm giữ đất. Khi Hội Thánh nầy chăm chỉ làm việc cho hội của mình, thì có thể nào trở thành như vậy không?
Chúng tôi cũng cần đất. Chúng tôi cần đất để cất chỗ nhóm, trung tâm truyền giáo, hay là những văn phòng giống như những trường học. Chúng tôi không có ý muốn gì lấy đất đó cho chính mình.

– Tôi có thấy vài giáo sĩ làm việc ở Châu Phi qua ti vi và tạp chí. Họ tập chung nhau giúp đở người Châu Phi và giảng Tin lành cho họ. Nhưng tôi cảm thấy rằng những giáo sĩ đó cũng giống như khi người Mỹ ép buộc người Hàn Quốc vào nhà thờ họ bằng các cung cấp vật chất.
Vì lý do đó chúng tôi hết sức giúp đỡ các nước khác. Nếu tiền vào lòng họ trước rồi thì việc truyền giáo kết thúc rồi. Tin lành phải vào lòng họ trước tiên, và tiền thì phải cung cấp cho Tin lành. Nếu họ nếm tiền trước khi nếm Chúa Jêsus, thì họ sẽ không còn hứng thú về Chúa nữa.

– Tôi muốn biết rõ khi nói chuyện với mục sư. Khi truyền giáo như vầy, nếu mục sư xây một cung điện cho mình, hay bắt đầu làm ăn vì tiền, thì Hội Thánh nầy sẽ bị hư hoại không?

Tôi cũng đồng ý rằng điều nầy có khả năng xảy ra. Tôi có thấy vài người trước kia cũng làm việc chung với tôi nhưng đã đi con đường sai lạc. Tôi cũng không tin chính mình. Nhưng tôi nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã bảo vệ tôi đến bây giờ. Chúng tôi không thích sự phát triển nhanh lẹ.

Ở Chung Với Những Người Phung

– Tất cả những mục đích của tôn giáo là làm ích cho đời sống con người. Nếu đời sống chúng ta bị lìa khỏi tôn giáo thì không còn ý nghĩa nữa.

Tôn giáo thì có gì tốt đẹp? Khi chúng ta nhìn Công giáo, họ không những chỉ dính díu với việc rao giảng Tin lành, nhưng khi chế độ dân chủ bị khó khăn, thì họ biết làm sao để bày tỏ đúng lời và bị tra tấn trong tù. Hơn nữa, họ giúp đở người nghèo bị đau khổ vì bịnh hoạn và đói kém.
Tôi sẽ thí dụ về hoàn cảnh của tôi. Khi tôi phải đi thăm làng của những người phung, một mục sư hỏi rằng một người phung trong tay mình cầm và đưa cho tôi một trứng gà luột đã bóc rồi thì tôi sẽ ăn hay không?

– Thật sợ hãi!

Cho nên tôi trả lời cùng mục sư đó: “Vô lý. Sẽ thật xảy ra như vậy à?” Nhưng khi ngồi một mình thì tôi hỏi chính mình: “Tôi sẽ ăn một trứng gà mà họ bóc cho tôi không?” tôi không có câu trả lời. Tôi phải quyết định phải đi ở đó nhóm truyền giảng một tuần hay là không đi.

– Nơi đó ở đâu?

Nhóm truyền giảng tổ chức ở Hội Thánh Suh-Kwang của Mục sư Lee II Hyang, là nơi gần làng người phung tên Young Chun Taejon. Mục sư Lee nài xin tôi đến để tổ chức nhóm truyền giảng vì ông mục sư đó đã đình chuyến đi của mình một tuần trước buỗi nhóm. Nhiều người trong lòng cảm thấy chán nản vì ông mục sư sợ không dám đến vì họ là người phung. Cho nên Mục sư Lee nói rằng tôi phải thăm viếng nhà thờ của ông.
Ba ngày trước buổi nhóm, tôi thức dậy lúc ba giờ sáng để cầu nguyện trong phòng nhóm. Tôi cầu nguyện về việc đi đến làng người phung , lúc đó Ngôi Lời nổi dậy trong lòng tôi. Đó là lời về Chúa Jêsus vào trong nhà của một người phung là Simôn.
“Nếu một người quí báu như Chúa Jêsus vào nhà của một người phung, thì một người như tôi tại sao lại không chịu?” Sau đó Đức Chúa Trời cho tôi một ý tưởng khác: “Những người phung cũng đâu có khác gì và khi tôi bị phung thì cũng trở thành một người giống như họ.”
Tấm lòng đó nổi dậy, tôi cảm thấy ngạc nhiên và suy nghĩ: “À, đúng rồi!” ngày đó, Chúa Jêsus cho tôi mạnh dạn biết rằng tôi sẽ không sao mặc dầu tôi ôm và hôn những người phung. Cho nên tôi quyết định đến làng đó và truyền giảng Tin lành. Khi đến làng thì tôi gặp nhiều người và trở thành bạn của họ.

– Họ có lấy trứng gà luộc cho mục sư không?

Không, họ không có.

– May mắn quá!

Tôi thành bạn tốt với họ. Tôi ngủ chung với họ trong một cái mền chung phòng. Khi họ thăm viếng nhà tôi thì chúng tôi ăn và ngủ chung mà không ngần ngại gì.

– Họ có mủ trên da không?

Có vài người có, và cũng có vài người không có mủ. Mục sư Lee cũng là một người phung. Khi thăm viếng ông, tôi tắm chung với ông. Khi tắm thì tôi lấy quần lót của ông và tôi mà giặt chung với nhau. Khi thấy vậy thì ông khóc và nói rằng: “Mục sư Park ơi, đến nay chưa ai xem tôi như là một con người cả,” và lòng ông rất cảm động.
Tôi không suy nghĩ rằng tôi đã làm một việc lớn bởi vì tôi biết rằng đó là lòng của Chúa Jêsus, không phải là lòng của tôi. Những người chấp nhận Chúa Jêsus trong lòng mình thì không có sống theo cái suy nghĩ hay là cái tiêu chuẩn của mình.
Thời gian trôi qua thì có vài người phung bắt đầu nghi ngờ tôi và nói rằng: “Mục sư Park ơi, xin hãy nói thật. Mục sư nói điều gì với chúng tôi cũng được”. Tôi trả lời, “Cái gì?” “Mục sư cũng là một người phung phải không?”
Vì tôi ở chung với họ nên họ suy nghĩ rằng tôi là một người phung. Nên tôi trả lời cùng họ: “Có phải rằng phải đợi ba năm để cho triệu chứng của một người bị phung xuất hiện trên mình người ấy không? Tôi thì không nói được tôi là người phung hay không. Tôi sẽ trả lời cho ba năm sau. Nhưng đến nay tôi vẫn không phải là một người phung.”

Một Người đã Dâng Mình Cho Đức Chúa Trời Từ Lúc 18 Tuổi

– Khi nào Đức Chúa Trời tha tội cho mục sư?

Khi tôi mười tám tuổi. Tôi bắt đầu đi nhà thờ từ lúc còn trẻ. Tôi luôn khóc, cố gắng để ăn năn và xưng tội lỗi mình. Khi đang học ở trường học kỹ thuật thì phải trở về nhà mà không có bằng tốt nghiệp, và tôi rất là xấu hổ.

Cũng trong lúc đó, tôi cố tìm một con đường để rửa sạch tội mình. Mỗi sáng, tôi xin Đức Chúa Trời tha thứ tội tôi, nhưng không có gì xảy ra. Một ngày nọ, tôi đến gặp ông mục sư và nói, “Tôi là một người gian ác. Tôi phải là sao để rửa sạch tội lỗi mình và có đức tin?”

Mục sư trả lời, “Anh Park ơi, lý do là vì anh còn trẻ. Tôi sai hai con gái tôi đến thành phố khác để đi học, và tôi không biết chúng nó đang làm gì. Từ bây giờ, hãy cố gắng vượt qua cám dỗ bằng đức tin. Anh sẽ được ơn phước.”

Cuối cùng tôi quyết định không đến nhà thờ nữa, vì suy nghĩ rằng tôi không phải là một người được chọn, tôi và Chúa Jêsus không có gì liên hệ với nhau. Nhưng khi chuông nhà thờ đổ thì tôi đi dự. Lòng tôi đã bị vấn đề như vậy trong một năm.

Một buổi sáng nọ trong năm 1962, tôi đi nhà thờ như thường xuyên và khóc lớn tiếng, “Đức Chúa Trời ơi, con là một tội nhân. Xin hãy tha tội con”. Sau khi cầu nguyện xong, tôi bắt đầu suy nghĩ rằng tội lỗi tôi đã được tha. Tôi có sự bình an.

Sau đó, tôi muốn đọc Kinh Thánh, nhưng không thể được. Kinh Thánh trở nên mới lạ và không giống như trước nữa, “Chúa Jêsus đã rửa sạch tội lỗi tôi rồi. Thật sung sướng quá!” Lòng tôi đã được thay đổi.

[Mục sư ngưng và nghe điện thoại.]

Một tháng sau, tôi muốn dâng cho Chúa một cái gì đó để cảm ơn những gì Chúa đã cho tôi. Đầu tiên thì tôi định dâng tiền, nhưng bố mẹ ở thôn quê không có cho con cái tiền dằn túi nên tôi không có tiền. Trước khi được cứu, tôi có ăn cắp mấy bao lúa của bố tôi và bán để lấy tiền xài.

– Mình có thể ăn cắp tiền và dâng lên cho Chúa không?

Tôi không muốn dâng cho Đức Chúa Trời tiền như vậy. Một ngày nọ, tôi quỳ xuống và cầu nguyện trong nhà thờ, “Thưa Chúa, rất cảm ơn Ngài, nhưng con không có gì để dâng lên cho Ngài. Con chỉ có thân thể nầy, nhưng làm sao con được sử dụng trong bắt cứ công việc gì? Con biết mình là vô dụng, nhưng nếu không sao thì con muốn dâng chính mình cho Ngài.”

Lúc đó, tôi chưa hề suy nghĩ rằng tôi sẽ thành một mục sư. Tôi chỉ muốn lấy cuộc đời mình để giúp các trẻ em và giúp đỡ ca đoàn trong nhà thờ. Trong miền quê thì có nhiều nhà chỉ có người nữ ở. Dầu chỉ giúp họ làm việc nhà và làm hàng rào cho họ thì tôi cũng vui rồi.

Một tháng sau qua ơn của Chúa, tôi có cơ hội để đi vào trường đào tạo. Trong các giáo sĩ thì có mội số đã được sanh lại. Họ nhận thức rằng các nhà thờ Hàn Quốc chỉ có bên ngoài thôi. “Thật là tai hại. Chúng ta hãy bắt đầu lập nên các tôi tớ của Chúa mà là người đã được sanh lại”. Trường đào tạo bắt đầu với bảy hay tám người, và tôi là một người trong vòng họ.

Một Thanh Niên Làm Nghề Giao Hàng Bất Hạnh

[Mục sư Park được sanh ra ở Limoon-dong, Sunsan-eoup, Kyungsangbukdo, vào ngày 2 tháng 6 năm 1944. Bố của ông là Park Jea Deoup (đã qua đời năm 1975), vào có ba con trai và hai con gái; Mục sư Park là đứa con thứ tư. Mẹ của mục sư đã qua đời khi ông còn ở lớp một, và bố của ông đã ở một mình. Bố của mục sư lo sợ rằng các con mình sẽ gặp khó khăn nếu chúng sống với mẹ kế của chúng.
Sau khi tốt nghiệp Trường Tiểu Học Sunsan, mục sư đã đi đến Seoul để học trường kỹ thuật. Khi đang đi học thì ông phải đi phát báo vì thiếu tiền. Điều nầy tạo lên một vấn đề khác.

Những người làm việc thật rất khó khăn. Họ hút máu của những nhân nhiên giao hàng. Tôi phải đi thu tiền và đưa hầu hết số tiền đó cho văn phòng. Chỉ chừa lại một chút ít tiền cho tôi. Mỗi tháng tôi giao 300 tờ báo, và khi thu tiền thì người ta không muốn trả và la lối ngược lại tôi.
Văn phòng sai tôi giao 300 tờ báo, nhưng tôi chỉ có góp 250 người trả tiền. Khi bắt đầu làm việc, thì tôi phải đưa tiền đặt cọc cho họ là $10 đôla, và tờ hợp đồng có viết rằng nếu tôi nghỉ trước 3 tháng thì họ sẽ không trả tiền đặt cọc lại cho tôi. Mặc dầu tôi làm sắp chết trong một tháng nhưng không có nhận được tiền gì cả.

[Đó là sao ông mục sư đã ngã vào sự cám dỗ.]

– Chúa có thưởng gì cho mục sư trong việc đó không?

Việc đó xảy ra trước khi tôi được cứu. Khi đi giao hàng, tôi thấy có vài người mua sẵn sàng trả tiền, nhưng cũng có những người không muốn trả tiền còn thiếu từ tháng trước. Ngày cuối cùng tôi chạy trốn với số tiền mà tôi đã thâu được. Nhưng số tiền đó không bằng số tiền tôi đã đặt cọc.

– Mục sư chạy trốn có thành công không?

Không, tôi đã bị bắt. Cho nên tôi đã đi về quê mình. Trường học của tôi là trường học quốc gia ở thành phố Seoul, cho nên chính quyền phải cung cấp tài chính cho những người tốt nghiệp. Nhưng tôi sợ không dám quay về Seoul. Trường học gửi thư cho tôi nhiều lần về tiền học bổng của tôi. Lúc đó số tiền khoảng $100 đôla. Tôi không thể quay trở về Seoul vì tôi đã ăn trộm $10 đô la thừ một văn phòng báo.

-Mục sư học nghề gì?

Thợ mộc.

– Mục sư có giỏi về làm nghề thợ mộc không? Chúa Jêsus cũng là một thợ mộc phải không?

[Bởi vì đã ăn trộm $10, mục sư đã mất cơ hội trở thành một người thợ mộc. Thay vì làm nghề thợ mộc, mục sư làm thợ phụ cho một Người thợ mộc thánh khiết nhất.
Để trở thành một thợ mộc đặc biệt, mục sư đã đi vào trường đào tạo ở Taegu.]

– Mục sư có hài lòng khi mình ở trong trường đào tạo không?

Tôi rất là vui. Bài giảng thì không giống trước. Có nhiều mục sư trên thế gian và họ cũng sử dụng một cuốn Kinh Thánh giống nhau. Nhưng những mục sư chưa được cứu thì chỉ nói lý thuyết và kiến thức nhưng những mục sư đã tái sanh rồi thì giảng về tấm lòng. Các giáo sĩ dạy tôi là đến từ nước Mỹ và các nước Châu Âu, nhưng họ cũng nghèo như chúng tôi. Họ không có đem tiền đến Hàn Quốc.
Đầu tiên thì họ dạy chúng tôi sống bằng đức tin. Họ thường nói rằng, “Hãy giải quyết vấn đề tài chính của mình qua trông cậy nơi Đức Chúa Trời. Khi cần tiền thì đừng xin ai để giải quyết nó. Cũng đừng cho họ biết rằng mình đang cần tiền. Chỉ cầu nguyện với Chúa. Đức Chúa Trời là hằng sống, và nếu các anh là tôi tớ Ngài thì Ngài sẽ chuẩn bị cho mình.”

– Nếu cần thức ăn, thì chúng ta phải làm việc.

Tôi không có con đường nào ngoài cầu nguyện, và tôi đã bị đói nhiều lần.
[Sau khi tốt nghiệp trường đào tạo, thì Mục sư Park đến Apgok-dong, Hapcheon, Kyungsangnam-do. Ở đó ông được đào tạo để trở thành mục sư và bắt đầu sống đời sống của một mục sư ở Jangpal-lee, Geochang.]
Tôi đã nhận đào tạo hai lần. Đầu tiên bắt đầu vào năm 1962, và lần thứ hai đã thêm vào. Trong Hội Thánh chúng tôi, chúng tôi không có gọi những người tốt nghiệp trường đào tạo là mục sư. Nhưng chúng tôi gọi họ là thầy. Khi chúng tôi thấy họ đã nhận được Ta-lâng của Đức Chúa Trời rồi thì chúng tôi phong chức họ làm mục sư. Chúng tôi xem người đó là ở với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời dẫn dắt người đó.
Đâu phải có bằng thì thành mục sư. Đức Chúa Trời chọn ai thì người đó làm mục sư. Mặc dầu vài người là thông minh và có học thức, nhưng những điều đó không làm cho họ là tôi tớ của Chúa. Thay vì cần kiến thức, mà họ cần đức tin.
Đây là một trong những vấn đề nguy hiểm ở các nhà thờ Hàn Quốc. Mặc dầu chưa được cứu và không có lòng của Chúa Jêsus, nhưng chỉ cần đậu bài thi, thì họ được phong chức.

– Tất nhiên rồi, không phải ai cũng là môn đồ của Chúa. Thí dụ như có nhiều sinh viên vào ngành y học, nhưng không có nhiều người trrở thành bác sĩ giỏi. Do đó tôi suy nghĩ rằng phải điều chỉnh và sửa chữa lại.

Chúng tôi tất nhiên cũng có quá trình đào tạo và tiếp tục sống đời sống thiêng liêng, nhưng điều tôi nói là đó không phải là tất cả.

[Năm 1964, Mục sư Park bắt đầu hầu việc Chúa ở Jangpal-lee, Geochang, và tiếp tục khoảng một năm rưỡi trước khi vào quân đội vào ngày 30 tháng 10, 1965. Mặc dầu khi ở trong quân đội, mục sư vẫn cứ tiếp tục công việc mình. Khi còn là chức vụ binh nhì, mục sư đã dẫn dắt người khác và bắt đầu một Hội Thánh trong quân đội.
Sau khi xuất ngũ vào ngày 8 tháng 6, 1968, mục sư quay trở về Kimcheon, Kyungsangbuk-do. Ở đó đào tạo nhiều thầy cô trường Chúa nhật và sai họ đi vào những nhà thờ khác. Khi hầu việc Chúa, không có ai giúp đỡ mục sư về tài chính. Nên mục sư rất nhiều lần không có gì ăn. 
Năm 1971, mục sư đã lập gia đình với vợ mình là Myung-Soon Kim. Vợ mục sư thì lớn hơn hai tuổi. Giáo sĩ John Anderson đã giới thiệu họ, và khi họ làm việc chung với nhau thì đã trở nên gần gũi.]

– Vợ của mục sư cũng bị đói như mục sư?

Khi chúng tôi đến Kimcheon, chúng tôi thường hết gạo. Mỗi khi chúng tôi hết gạo thì lúc đó có khách đến thăm. Lúc đó có khó khăn, nhưng mỗi lần có khách đến nhà thì chúng tôi lại có thức ăn để đãi họ. Mặc dầu họ không đem thức ăn đến nhà tôi, nhưng mỗi lần hết gạo thì chúng tôi bắt đầu xem coi có ai đến thăm không. Chúng tôi chưa bao giờ suy nghĩ rằng họ ăn thức ăn của chúng tôi là bởi vì khi có họ thì chúng tôi ăn nhiều hơn.

– Tại sao không đi làm mà lại ở nhà chịu đói?

Trước kia cũng có. Khi sống ở Kimcheon, tôi có làm một việc là dán giấy lên tường. Có lúc chúng tôi đến một tiệm bán giấy dán tường, và một người làm việc ở đó nhờ chúng tôi tìm vào người dán giấy giỏi. Cho nên chúng tôi nói rằng có thể giúp cho bà ta được. Đó là cách mà chúng tôi bắt đầy làm nghề dán giấy. Lúc đó thì chúng tôi đã không ăn nhiều bữa cơm rồi.

– Có nghĩa là ông đã đi rao giảng mà chịu đói sắp chết phải không?

Đi rao giảng cho chúng tôi thêm sức lực, cho nên mặc dầu đói mà chúng tôi đi rao giảng. Khi sống ở Apgok-dong, chúng tôi bị đói nhiều lần. Một ngày nọ, chúng tôi nhớ bữa cơm mà lần cuối cùng chúng tôi đã ăn là khoảng mười ngày trước rồi. Chúng tôi đã không có ăn gì trong mười ngày.

– Vậy thì mục sư đã ăn gì? Có ăn cây cỏ không?

Khi no thì thấy trên núi không có gì. Nhưng khi bạn đói, thì ăn gì cũng được trừ ra đá, đất, và gỗ cây.

– Bất cứ ai có đức tin lớn như vậy vào một nơi nào thì sẽ gặp may mắn. Mặc dầu là tin đá. Làm công việc dán giấy thì có được nhiều tiền không?

Ông chủ trả tôi $2 đôla. Tôi và bạn tôi chia đôi. Chúng tôi cảm thấy mình thật giàu có. Đó là lần đầu tiên chúng tôi đi làm lấy tiền. Đó là một số tiền rất lớn. Chúng tôi mua khoai tây, gạo, và cá thu. “Chà, tốt quá. Bây giờ chúng ta có thể vừa rao giảng và vừa đi làm.” Chúng tôi nghĩ như vậy. Chúng tôi nói với người bán tiệm rằng khi nào có ai cần dán giấy thì hãy cho chúng tôi biết. Một ngày nọ, người làm ở tiệm gọi tôi và chúng tôi chuẩn bị đi. Lúc đó có một người đến thăm để nghe lời Chúa. Chúng tôi suy nghĩ, “Phải làm gì đây? Nên đi làm hay rao giảng?

– Đức Chúa Trời đang thử mục sư.

“Mục sư đến đây để rao giảng hay là để dán giấy?” Tôi không thể đi theo ý của tôi nữa. Ngày đó tôi đã thông công với người đó. Sau đó, mỗi lần định đi dán giấy thì có người thăm tôi. Mặc dầu không thông minh lắm, nhưng tôi có thể đọc được ý của Đức Chúa Trời.
“Đức Chúa Trời không muốn tôi đi làm. Ngài muốn tôi quan tâm hầu việc Chúa.” Tôi suy nghĩ vậy. Cho nên, tôi không bao giờ đi kiếm tiền để sống nữa.

– Mục sư có gây g với ai chưa?

Tôi luôn luôn gây gổ. Tôi gây với vợ tôi, chính tôi, và những anh chị em trong Hội Thánh tôi. Mỗi lần thấy sự không tin của họ. Tôi luôn luôn tranh đấu với họ.
[Mục sư Park có một con gái (30) và một con trai (28). Con gái sống gần ông còn con trai thì đang được đào tạo trở thành một giáo sĩ.
Giáo sĩ Dick York phong chức ông năm 1971. Hai năm sau đó, mục sư bắt đầu dẫn dắt một Hội Thánh ở Taegu. Năm 1976, Trường Đào Giáo Sĩ Cho Tin Lành ở Hàn Quốc (Nguồn gốc của Hội Truyền Giáo Tin Lành) được thành lập. Trường nầy là nguồn gốc của Hội Truyền Giáo Tin Lành và Nhà Thờ Jêsus Báptít của Hàn Quốc, là những nhà thờ phát triển rất nhanh.]
Từ khi tôi bắt đầu trường đào tạo, có nhiều tôi tớ Chúa được thành lập. Họ rao giảng nhiều nơi và vô số người được cứu rỗi. Nhiều Hội Thánh được thành lập ở thành phố Seoul và trong cả nước. Tôi hầu việc Chúa ở Hội Thánh Trung Tâm ở Taegu từ năm 1973 đến 1984. Khoảng vào năm 1984, chúng tôi chỉ có khoảng 50 người hầu việc Chúa, và bây giờ có khoảng 350 người. Năm 1984, tôi chuyển đến thành phố Seoul và hầu việc Chúa ở Hội Thánh Đầu Tiên Seoul ở Daechi-dong ở Gangnam-gu.

– Hội Truyền Giáo được thành lập như thế nào?

Ở Seoul, tôi đã phát thanh bài giảng mình ở Đài Phát Thanh Á Châu. Bắt đầu là 15 phút phát thanh trong ba tháng đầu tiên, và sau khi đã xem xét sự hưởng ứng của khán giả, thì chủ nhiệm của đài phát thanh muốn một chương trình mới. Khi phát thanh thì tôi nhận được nhiều thư của khán giả muốn yêu cầu băng giảng.
Ba tháng sau khi đã phát thanh, tôi lại có một chương trình mới. Giờ của tôi rất là nổi tiếng, cho nên đài Rađiô tự gọi đài phát thanh của mình là “Đài Phát Thanh Đông Nam Á Giải Bày Tin Lành.” Từ đó tên của Hội Thánh chúng tôi đã được gọi. Lúc đó có hai chương trình phát thanh bài giảng: một là 15 phút giảng bởi Mục sư Jo Yong-Gi, và một giờ khác là bài giảng 30 phút của tôi. Lúc đó là năm 1985.
Phát Thanh Bài Giảng Chung Một Đài Với Mục sư Jo Yong-Gi.

– Điều gì đã dẫn mục sư đến Taejon?

Khi trường đào tạo trở nên to lớn hơn, thành phố Seoul thì đông người quá. Và vì Taejon thì cũng rộng lớn, nên những mục sư khác đề nghị tôi dời đi, cho nên tôi đến đây năm 1990.

[Dưới tầng hầm của toà nhà Hội Truyền Giáo thì có phòng phát thanh trên Internet. Các giáo sĩ trong 40 nước có thể liên lạc về qua văn phòng nầy.]

Mỗi tối thứ 7 vào lúc10 giờ cho đến 11 giờ, “Thông Công Với Mục sư Park Trên Mạng,” được phát thanh. Chương trình nầy đưa tin tức về những công việc truyền giáo. Sáng Chúa nhật thì có phát thanh buổi nhóm. Vài Hội Thánh dự nhóm qua mạng Internet. Những người không có thời gian trong ngày Chủ nhật thì có thể tải bài giảng từ trên mạng và nghe. Hơn nữa, cũng có thâu lại nhiều bài giảng của những buổi nhóm bồi linh và truyền giảng; chương trình nầy chỉ có tám giờ một ngày thôi.

– Mục sư cũng có phát thanh ở nước Mỹ nữa.

Ở Los Angeles và New York, bạn có thể nghe bài giảng của tôi trên đài KTV. Ở Los Angeles thì tôi phát thanh từ 8 giờ đến 8:30 giờ, Mục sư Jo Yong-Gi thì từ 8:30 giờ đến 9:00 giờ. Ở New York, tôi chỉ phát thanh một mình. Ở Anchorage ở Alaska thì tôi giảng trên truyền hình và ở Nam Mỹ thì tôi giảng trên Rađiô.

[Mục sư Park nghĩ rằng Kenya là trung tâm cho công việc truyền giáo ở Châu Phi. Tại sao?]

Năm 1993, ở Taejon có tổ chứa Triển Lãm, và các anh em trong Hội Thánh có gặp và làm bạn với vài người Kenya. Một anh em nói rằng: “Tôi cảm thấy tội nghiệp cho họ vì họ không thể mua đồ ăn Hàn Quốc được. Nên mỗi ngày họ ăn khoai tây và mì gói.”
Sau khi nghe vậy, tôi mời khoảng 20 người Kenya đến nhà tôi, và họ rất là cảm ơn và hát những bài ca Châu Phi để tặng tôi.

Sau khi ăn xong, tôi hỏi họ muốn làm gì nhất khi ở nước Hàn Quốc. Họ trả lời “du lịch.”
Tôi trả lời, “Trong xe tôi có ba cái ghế trống ở đằng sau. Mỗi khi đi đến những Hội Thánh khác thì các bạn có thể đi theo tôi cũng được.” Họ chia ra và đi với tôi.

Vài ngày sau, có một dịp là “Ngày Kenya,” và Bộ Trưởng Ngoại Giao của nước Kenya đã đến Taejon. Một ngày nọ, ông gọi điện thoại cho tôi vì những người Kenya đã nói với họ rằng tôi lo lắng cho họ. Tôi mời ông đến nhà và chúng tôi kết bạn với nhau.

Một năm sau đó, ông mời tôi đến Kenya, và tôi đã giảng hai giờ đồng hồ ở Nhà Thi Đấu Nairobi trong buổi truyền giảng “Tiến Lên.” Từ đó, có vài giáo sĩ được sai đến các nước Châu Phi như: Kenya, Uganda, Ethiopia, Tanzania, Cộng Hòa Nam Phi, Ghana, Nigeria, Benin, Togo, và Cote d’lvoire.

– Mục sư sai giáo sĩ đến các nước nào ở Nam Mỹ?

Buenos Aires ở Argentina; San Paulo và Brasilia ở Braxin; Asuncion ở Paraguay; Lima ở Peru; Colombia; Bolvivia; và Uruguay.

– Mục sư có mơ về một thế giới như thế nào?

Thới giới của Chúa Jêsus. Nhưng rất buồn, nhiều tín đồ gọi họ là tội nhân và khóc lóc vì tội lỗi họ. Họ biết một chút về Chúa Jêsus. Tín đồ thật thì có niềm vui và thoả mãn.

– Tôi suy nghĩ điều đó rất vô lý. Nếu ai cũng có Chúa Jêsus trong lòng và sống như Chúa Jêsus thì đời sống không còn gì vui. Có khi cũng cần phải có những người xấu xa và những người trộm cướp.

Không phải, nếu bạn có lòng của Chúa Jêsus, thì đời sống rất là thú vị.
[Ông mục sư không đồng ý với tôi.]

Comments are closed.