Take a fresh look at your lifestyle.

[Sách]Trước tiên! Hãy chứng thực.

661

Trước tiên! Hãy chứng thực.

Mục lục

  1. Nguyên nhân và giải pháp việc nghi ngờ sự cứu rỗi

Sự nghi ngờ bỗng nảy nở trong lòng rất mạnh – 8

Uống thuốc độc không thể không chết – 11

Nhện độc phát ra độc – 13

Nếu Satan đánh lạc hướng nhìn của chúng ta – 17

Đừng nghe những lời nói của Satan – 21

 

  1. Ý nghĩa sự nhận được công bình

Củ cải bị xốp, người truyền giảng bị xốp – 26

Để không cho Đức Chúa Trời hành động – 31

Loại người không thể đạt đến đức tin thực sự – 34

Sự khác biệt giữa người đi trên con đường sự sống và người đi trên con đường sự hủy hoại – 36

Nên thánh như Chúa Jêsus – 39

Tin thế nào cũng không có vấn đề – 44

Kẻ được xưng công bình – 46

 

  1. Sự xưng công bình không bởi luật pháp

Cuộc sống sống theo lòng riêng của mình và cuộc sống sống theo lòng Chúa Jêsus – 52

Sự hiểu lầm ngu dại – 55

Cuộc sống thoải mái khi không đứng đắn – 59

Vậy, 1 USD mất ở đâu ? – 62

Sự được xưng công bình khi không có luật pháp – 65

Cậu mà lên thiên đàng? Vậy thì tôi lên … – 70

Đức tin dễ thế này mà được củng cố – 73

 

  1. Luật của Đức Thánh Linh của sự sống

Chúa ơi, Ngài cũng hành động lên con người như con sao! – 78

Trờ thành một với Chúa Jêsus như thế nào? – 83

Thoát khỏi thân thể chết để liên kết với thân thể mới – 88

Cơ đốc nhân từ chối Đức Chúa Trời – 93

Chúa Jêsus là Chúa Jêsus, tôi là tôi? – 96

Luật pháp của Thánh Linh sự sống – 99

Hãy sống với tấm lòng của Chúa Jêsus – 101

 

|Lời nói đầu|

 

Đời sống tín ngưỡng rất dễ. Nhưng có người cho rằng đời sống tín ngưỡng quá khó. Lý do rất đơn giản. Không biết chính xác mà muốn tin thì khó thôi. Việc thế gian cũng vậy. Để đặt niềm tin vào một người mình không biết chính xác không chỉ khó mà điều đó là không thể. Nhưng nếu biết chính xác, đời sống tín ngưỡng rất dễ.

Việc chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi vì tội của chúng ta đã được rửa, những việc này không phải do chúng ta cảm giác hoặc cảm nhận thấy vậy mà chúng ta phải tìm ở trong ngôi lời Kinh Thánh. Vậy thì chúng ta sẽ biết chính xác ngôi lời nói gì, như thế nào. Ngôi lời nói rằng tội lỗi của chúng ta đã được rửa sạch trên thập tự giá. Chúng ta chỉ việc tin ngôi lời đó chứ không phải tin vào suy nghĩ của mình.

Khi tôi đào tạo các tôi tớ Chúa, tôi luôn nói với họ rằng đời sống tín ngưỡng rất dễ. Một khi chúng ta biết chính xác rồi thì không thể không dễ được. Nhưng con người ngày hôm nay không biết chính xác về Kinh Thánh, họ chỉ biết sơ qua mà tin nên đời sống tín ngưỡng đối với họ là một việc rất khó.

Tôi mong đời sống tín ngưỡng của chúng ta sẽ gần với Chúa hơn. Khi chúng ta tin sự thật chính xác là khi đời sống tín ngưỡng trở nên dễ. Chúng ta chỉ có thể ra trước mặt Đức Chúa Trời khi nhận sự cứu rỗi nhờ ân điển của Chúa Jêsus, không phải bởi nỗ lực của mình. Trước tiên, hãy đọc Kinh Thánh, để chứng thực những điều Kinh Thánh nói về vấn đề tội lỗi cùng với mọi vấn đề khác của mình thế nào, sau đó có đức tin thì chúng ta sẽ sống được cuộc sống đức tin bình an và đầy ơn phước.

 

Mục sư hội thánh tin lành Gangnam

O.S.Park

  1. Nguyên nhân và giải pháp việc nghi ngờ sự cứu rỗi

 

Sự nghi ngờ bỗng nảy nở trong lòng rất mạnh

Có lẽ các anh chị em khó tin nhưng tôi từng nghi ngờ liệu mình đã nhận được sự cứu rỗi thật sự sau khi tôi nhận được sự cứu rỗi.

Năm 1962, tôi rất đau khổ vì không thoát được khỏi tội lỗi. Mọi việc đang làm thì không có kết quả tốt, thậm chí tôi đăng ký vào sĩ quan kỹ thuật quân sự nhưng họ loại tôi sau khi khám sức khỏe với lý do răng cửa của tôi bị gãy. Tôi thật sự cảm thấy tuyệt vọng. Trước đó, tôi cứ tưởng mình giỏi và thông minh. Nhưng Đức Chúa Trời cho tôi thấy con người thật của tôi, đó là lần đầu tiên tôi nhận biết bản thân tôi là người thiếu suy nghĩ, thấp hèn, thô bỉ, và dơ bẩn. Hồi đó, thường xuyên tôi đứng trước cái gương, tự hét với bản thân tôi rằng: “O.S.Park, đồ dơ bẩn! Thằng thô bỉ! Thằng mất nết!”

Sau khi hy vọng vào bản thân tôi sụp đổ, một hôm tôi đang cầu nguyện thì tự nhiên đức tin tội lỗi của tôi đã được rửa sạch hết trên cây thập tự vào trong lòng tôi. Tôi vô cùng súc động và cảm tạ Chúa. Chưa đầy 1 tháng sau đó, tôi nhập vào trường đào tạo tại Dae-gu. Trường đào tạo đó đã được thành lập bởi các người giáo sỹ đã được tái sanh lại tới Hàn Quốc và vô cùng buồn khi không tìm thấy tin lành ở nơi này. Tôi chuyển từ nhà thờ trưởng lão sang trường đào tạo và bắt đầu loay hoay vì mọi thứ đều khác so với nhà thờ trước đây tôi đi, đặc biệt nhất là phần nghi ngờ về sự cứu rỗi của mình.

Tôi nghe những lời làm chứng về sự cứu rỗi của các anh em trong trường đào tạo, nào thì người cảm giác như bay bổng trên trời trong vài tháng sau khi nhận sự cứu, nào thì châm lửa vào mười ngón tay mà bay lên trời cũng sẽ không bị nóng… . Nếu so sánh với nhứng lời làm chứng đó, tôi chắc chắn chưa nhận được sự cứu rỗi. Tôi chỉ biết mỗi một thông tin, đó là Chúa Jêsus đã cất đi tội lỗi của tôi thôi.

‘Mình đã thật sự nhận sự cứu này chưa?’ tôi rất nghi ngờ. Một hôm, tôi chịu không nổi nữa, tôi đã nói hết những gì trong lòng mình suy nghĩ với các an hem.

“Tôi không có lời làm chứng như các an hem. Tôi cảm giác như mình vẫn chưa được sự cứu.”

Các an hem nghe xong, lập tức ngôi lại quanh tôi và bắt đầu cầu nguyện “Lạy Đức Chúa Trời, Giu đa Ích-ca-ri-ốt đã xâm nhập vào chúng con”. Sau đó họ bắt ép tôi với nhiều lời nói. Một lúc sau họ nói “Bây giờ anh em hãy nhận sự cứu đi” và họ bắt đầu kể cho tôi biết phải làm thế nào để nhận được sự cứu, nhưng nội dung thì tôi biết hết. Thời đó, khi giảng tin lành, không ai biết đến “sự chuộc tội đời đời” mà cũng chẳng ai biết đến độ sâu của sự cứu rỗi. Chúng tôi chỉ được sử dụng một số câu trong Kinh thánh như: Giăng 1:12, 5:24, Rô-ma 10:9-10, Ê-phê-sô 2:8.

Tôi không nhận được ngôi lời kinh thánh được dạy tại trường đào tạo vì lòng tôi nghi ngờ về sự cứu rỗi. Tôi thường xuyên nổi tấm lòng muốn bỏ đi vào trong hang trên núi trong vòng 100 ngày, kiêng ăn, chết hay sống thì mặc kệ, cứ làm như vậy sẽ cảm giác được sự rõ rang của sự cứu. Tất nhiên tôi không hề hay biết đó là âm thanh của Sa-tan. Nếu hồi đó tôi dũng cảm hơn thì sẽ làm, nhưng vì thiếu dũng cảm, tôi không thể thực hiện được nó.

Chúa Jêsus chết vì mình thì quá rõ ràng, nhờ đó Ngài chuộc hết tội lỗi của tôi cũng là chuyện rất rõ, nhưng vấn đề là tôi không chắc chắn tự tin về việc “mình tin đúng hay tin sai”.

Bây giờ vẫn có những người nghi ngờ về sự cứu rỗi của mình như tôi ngày xưa. Mỗi khi tôi nói về phần đó, tôi thấy được họ bất chợt rất quan tâm và có đầy sự tò mò trong ánh mắt. Họ không thể hiện cho ai biết về việc đó, nhưng trong lòng rất lấy làm khó.

 

Uống thuốc độc không thể không chết

Con rắn nói với người nữ trong Sáng Thế Ký đoạn 3 rằng:
“Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sau?”

Ê-va đáp:
“Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng.”

Rắn nói với người nữ:
“Hai ngươi chẳng chết đâu. Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình sẽ mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.”

Ở đây, ta tạm thời lấy ví dụ: Một người mẹ nuôi con khỏe mạnh có thể nuôi nó khỏe đến thế nào? Có nuôi được khỏe đến mức uống một bát thuốc độc mà không chết không? Không thể nào. Sao lại thế nhỉ. Mình cho con ăn uống đồ tốt trong suốt 10 năm như vậy mà chết chỉ với 1 thìa chất độc kali xyanua… Tuy không hiểu được nhưng đó là sự thật.

Thế giới linh hồn cũng như vậy. Nghe bao nhiêu ngôi lời quý báu như vậy mà khi nhận 1 âm thanh của Sa-tan đủ để làm tấm lòng chúng ta lung lay. Lời phán của Đức Chúa Trời ‘một khi ăn tới trái của cây biết điều thiện và điều ác chắc sẽ chết’ bị lung lay trong tấm lòng của họ khi nghe âm thanh của Sa-tan.

“Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu. Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình sẽ mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.”

Bản thân lời nói của Sa-tan chính là sự bất tin. Trong lời nói Sa-tan chứa sự bất tin. Vì vậy, không thể nào chấp nhận lời nói của Sa-tan mà không có sự bất tin nẩy lên trong lòng. Nhận được sự cứu rỗi và mình biết rõ thế nào đi chăng nữa, nghe âm thanh của Sa-tan và có lòng lung lay là điều hết sức bình thường.

Loài người có lòng riêng về sự cứu rỗi thì mình muốn chắc chắn, đảm bảo hoàn toàn rõ ràng. Nhưng mặc dù rõ thế nào đi chăng nữa, nghe âm thanh của Sa-tan nói và bị lung lay là điều đương nhiên. Chắc vì loài người muốn có một đức tin vững chắc đến mức nghe âm thanh của Sa-tan thế nào cũng không bị lung lay. Điều đó chẳng khác gì mình nói muốn nuôi con khỏe đến mức uống bao nhiêu thuốc độc cũng không chết.

 

Nhện độc phát ra độc

Hồi tôi còn nhỏ tôi nhớ có rất nhiều con đom đóm. Dạo này khó tìm chúng, nhưng thời xưa, vào mùa hè sau khi ăn tối xong, nhiều con đom đóm bay khắp nơi. Tôi bắt những con đom đóm để làm hoa bí đỏ lấp lánh. Trước tiên, hái một hoa bí đỏ đực, nếu hái hoa bí đỏ cái chúng tôi sẽ bị cha mắng, bắt khoảng năm con đom đóm, cho vào hoa và buộc các cành hoa với nhau là thành hoa bí đỏ lấp lánh. Thời ngày nay đi đâu cũng đèn sáng, nhưng thời đó không có điện, tối đến thì đen thui, đường xá cũng nguy hiểm vì chưa làm đường nên đi đường hay qua suối có hoa bí đỏ lấp lánh ấy sẽ an toàn hơn.

Điều kì diệu là con đom đóm ăn gì cũng có thể phát sáng. Uống nước cũng phát sáng mà ăn mồi cũng phát sáng. Ngược lại, nhện độc thì ăn gì cũng phát ra độc. Nhện độc không phải phát ra độc vì ăn chất độc kali xyanua. Tương tự như vậy, Chúa trong mọi hoàn cảnh luôn làm ra đức tin, và Sa-tan trong mọi hoàn cảnh luôn làm ra sự bất tin. Trong một sự việc khi được Chúa dẫn dắt thì chỉ có thể tin, nhưng khi Sa-tan dẫn dắt thì chỉ có nghi ngờ. Không chỉ nghi ngờ về sự cứu rỗi, mà nghi ngờ về Chúa Jêsus, nghi ngờ về cả Đức Chúa Trời nữa. Chúng ta không phải nghi ngờ về những điều đó vì những điều đó đáng nghi ngờ, nhưng vì Sa-tan là đối tượng khiến cho mọi điều thành điều nghi ngờ.

Nếu chúng ta không nghe âm thanh của Đức Chúa Trời, không được sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời thì sẽ nghe được rõ âm thanh của Sa-tan. Sa-tan lừa gạt loài người buộc họ phải thừa nhận mình là tội nhân trong khi Chúa Jêsus đã cất hết tội lỗi nhân loài. Bất cứ ai nghe âm thanh của Sa-tan thì sự cứu rỗi của họ sẽ lung lay. Khi sự cứu rỗi lung lay, chúng ta không chạy về hướng đức tin bởi không có lòng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ hành động trên cuộc sống của mình.

Sau khi tôi nhận được sự cứu rỗi, nghĩ lại những thời gian tôi ở trong trường đào tạo, ở Apkok-dong, Jangpalli, quân đội, Kimcheon, Daegu, Đức Chúa Trời đã làm những điều kì diệu đến mức không diễn tả được bằng lời nói trong đời sống của tôi. Nhưng có những lúc tôi cảm giác như Đức Chúa Trời đang không có hành động gì trên đời sống của tôi. Sa-tan che mắt tôi để tôi cảm giác như mình chưa nhận được sự cứu rỗi, như Đức Chúa Trời không yêu mình, như Ngài đã bỏ mình. Khi nghe âm thanh của Sa-tan, chúng ta dần không thấy thế giới của Đức Chúa Trời đâu cả, chỉ toàn những lòng bất tin, nghi ngờ đến với mình.

Chúng ta khỏe đến thế nào đi chăng nữa nếu bị con nhện độc cắn và độc lan vào cơ thể thì ta chỉ có thể chết mà thôi. Sa-tan thổi vào chúng ta sự nghi ngờ vào trong lòng, sự bất tin thì sự cứu rỗi cũng đáng nghi, Đức Chúa Trời cũng đáng nghi, đến người dẫn dắt là mục sư trong hội thánh cũng muốn nghi ngờ. Mình đang ăn suy nghĩ của Sa-tan mà không nghi ngờ mới là chuyện lạ.

Tôi nói đến đây thì anh chị em sẽ tự cảm nhận được ‘Hóa ra lúc đó, chính Sa-tan đã làm lòng mình bị lung lay’. Đúng. Sa-tan không quên đi thăm từng người một. Mục sư O.S.Park muốn đi thăm nhà các anh chị em trong hội thánh mà vẫn chỉ đi được có một vài nhà, nhưng Sa-tan đi thăm từng nhà một, không bỏ sót ai, và thì thầm với họ.

“Vô lý quá.”

“Mình chắc chẳng bao giờ sống được cuộc sống tín ngưỡng đâu.”

Nghe những lời đó và có lòng nghi ngờ nổi lên là chuyện hết sức bình thường.

Vấn đề là con người muốn nhận sự cứu rỗi không bị lung lay ngay cả khi nghe những âm thanh lời nói của Sa-tan. Tất cả những người nghi ngờ đều vậy. Bố mẹ nuôi con khỏe thế nào đi nữa cũng không thể nuôi con khỏe đến mức uống thuốc độc mà không chết. Vì thế, khi Sa-tan cho chúng ta những sự bất tin hoặc nghi ngờ trong lòng, chúng ta không nên để vào lòng những âm thanh đó mà nghĩ ‘Suy nghĩ này có giống ngôi lời trong Kinh Thánh không? Có giống đường của Đ Đức Chúa Trời không ? Đức Chúa Trời thì bảo rằng tội lỗi mình đã được rửa sạch nhưng nếu có âm thanh nói rằng không phải, thì điều đó khác với lời của Đức Chúa Trời. Đó là âm thanh của Sa-tan rồi.’

Chúng ta nói “Sa-tan, ngươi hãy lui đi. Ta sẽ nghe âm thanh của ngươi hoàn toàn ngược lại” thì sẽ không có vấn đề gì.

 

Nếu Satan đánh lạc hướng nhìn của chúng ta

Những năm đầu 30 tuổi, tôi sống tại Pa-dong, Daegu. Lúc đó chúng tôi rất nghèo. Thi thoảng vợ tôi nói về những lúc khổ sở vì quá nghèo, tôi đáp ‘ừ, thời đó mình khổ lắm nhỉ’ nhưng thật sự thì tôi không nhớ thời khổ đó lắm. Tôi chỉ cảm thấy tạ ơn Chúa mỗi khi nhớ đến việc bắt đầu học kinh thánh tại sở đúc tiền Gyeongsan, hoặc bắt đầu trường đào tạo tại Pa-dong. Hồi đó, nhiều mục sư tự tìm đến và nghe ngôi lời, nhận sự cứu rỗi. Mục sư Bae Chang Deok, mục sư Woo Byung Seok, mục sư Choi Dong Kwon, mục sư Yoon Nae Ui… Hàng ngày, nhiều mục sư ngồi trong phòng nhóm trên tầng 2 rộng khoảng 60m2, sàn tấm ép cứng để học kinh thánh.

Hồi đó tôi đọc sâu về ngũ kinh Môi-se. Và khi tôi đọc “Bài giảng Sáng Thế Ký”, “bài giảng Xuất Ê-díp-tô ký” của tác giả C.H.Mackintosh tôi rất vui và mình cũng muốn viết những bài giảng Sáng Thế Ký và Xuất Ê-díp-tô ký. Khi đó, tôi có thể truyền tin lành lần đầu tiên bắt đầu bằng câu chuyện bắt cừu trong sách Lê-vi-ký, dẫn đến sách Hê-bơ-rơ khi đặt tay lên đầu cừu và tội lỗi cũng được truyền sang, và quay trở lại Xuất Ê-díp-tô ký nói về nắp thi ân và lễ sinh tế chuộc tội trong Lê-vi-ký. Trước đó tôi chỉ truyền giảng tin lành bằng Giăng 1:12, 5:24, Rô-ma 10:9-10, Ê-phê-sô 2:8-9, mà khi tôi giảng bằng nắp thi ân, lễ sinh tế chuộc tội, tôi thấy được người người khắp nơi đến và nhận sự cứu rỗi. Tôi thật sự là con người chẳng ra gì, và mọi việc tôi làm đều không ra gì nhưng tôi thấy Đức Chúa Trời ở cùng tôi.

Ở Pa-dong, ngày mà con trai tôi, Young-guk, sinh ra, vợ tôi bắt đầu có cơn đau thì chúng tôi không hề có một đồng xu nào. Tối hôm đó có người đến nghe ngôi lời và nhận được sự cứu rỗi, tôi rất vui. Nhưng sau khi tiễn người đó về xong, vợ tôi tức giận với tôi.

“Anh làm sao thế? Sao tin lành không giảng đơn giản, ngắn gọn mà nói nhiều kéo dài thời gian làm gì?”

Cơn đau vợ tôi bắt đầu. Vì chúng tôi chỉ có 1 phòng nên tất cả chúng tôi ngồi cùng phòng trong khi tôi đang giảng, vì là vợ của người truyền đạo (thầy) nên cơn đau đến nhưng vợ tôi cố chịu đựng không dám làm phiền.

Chúng tôi lo một khi vợ tôi bị đau. Gần hội thánh Pa-dong không có taxi đi lại nên nếu muốn bắt taxi thì phải đi ra đến đường lớn, mà đúng lúc đó tôi nghe tiếng xe taxi đi vào đằng sau nhà chúng tôi. Tôi đang băn khoăn ‘liệu có nên bắt taxi đó đi bệnh viện không… tiền thì không có…’. Nhưng tôi thấy chị em Choi Gwang Ja vừa mới nhận sự cứu vài hôm trước đến hội thánh. Chị em đến hội thánh không có việc gì mà lại bắt gặp thấy vợ tôi đang bị đau đẻ, ngạc nhiên và chạy lại nói rằng “samonim, tôi từng là y tá ở khoa phụ sản ở bệnh viện Il-shin tại Busan” và cho chúng tôi biết chị em có bằng thai sản. Chị em này mới nhận được sự cứu, và tôi biết được Đức Chúa Trời đã chuẩn bị chị em cho chúng tôi. Chị em giúp vợ tôi đẻ con, vào bếp tìm đồ ăn và không có gì để ăn thì chị em đi mua rong biển, gạo, thịt bò ….

Tôi chỉ nhìn thấy khó khăn khi tôi ở trong hoàn cảnh, nhưng sau rồi tôi thấy Đức Chúa Trời đã giúp tôi vì Ngài yêu tôi thế nào … tôi không thể tả được bằng lời. Tuy nhiên, vào thời đó tôi lại không thấy được điều này. Cho dù Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta thế nào đi chăng nữa, nếu Sa-tan che mắt chúng ta và làm cho ta tập trung vào hoàn cảnh tuyệt vọng thì tấm lòng chúng ta bị chìm vào trong sự tuyệt vọng. Cho dù chúng ta ở giữa ơn phước to lớn thế nào đi chăng nữa, nếu Sa-tan nắm lấy mắt trong lòng để quay sang phía không được thì tất cả chúng ta ai nấy đều thất vọng.

Khi tôi còn nhỏ, ở quê, bố mẹ thường để trẻ con ở nhà và họ đi làm việc. Có những nhà buộc con lại bằng dây chằng rồi buộc vào cửa. Như vậy, trẻ con đó đi khắp nhà nhặt cứt gà cho vào miệng, nhặt đủ thứ để ăn. Sau này đi vệ sinh, trong phân của nó ra đủ thứ, nào là bi… Chúng ta cũng thế. Chúng ta không chỉ ăn những gì chúng ta cần ăn, mà ta ăn những gì Đức Chúa Trời cho và cũng ăn những gì Sa-tan cho, ai cho gì thì ăn hết. Như vậy chúng ta chỉ có thể bị lừa.

Tin lành thì quá rõ ràng nhưng nếu mình nghi ngờ về sự cứu rỗi, đó không phải là sự nghi ngờ mà là bị lừa. Chỉ đọc 1 quyển sách Ma-thi-ơ, không nhận suy nghĩ Sa-tan cho, cũng sẽ nhận được sự cứu. Sách Mác cũng vậy. Nhưng đúng lúc đến phần nhận sự cứu, Sa-tan luôn khiến loài người nghĩ linh tinh.

Có một mục sư tên là Jung Haegyu, sinh viên tốt nghiệp khóa 03 trường thần học Pyeong-yang, nhận được sự cứu khi tôi ở Pa-dong, Daegu. Một hôm, người này mang cho tôi quyển sách giáo khoa của nhà trường. Đó là sách được khắc bằng bút sắt và được in vào năm 1934. Tôi bắt đầu đọc bài giảng sách Rô-ma và Ê-phê-sô, tò mò không biết họ dạy kinh thánh như thế nào vào thời đó. Rất kì lạ, tôi thấy họ bỏ qua đúng phần tin lành trong khi những phần khác họ giải thích rất đúng. Cố tình làm thế cũng không dễ….

 

Đừng nghe những lời nói của Sa-tan

Chúng ta hãy chia sẻ về câu chuyện ở Rô-ma đoạn 3.

“Thế nào! Chúng ta có điều gì hơn chăng? Chẳng có, vì chúng ta đã tỏ ra rằng người Giu-đa và người Gờ-réc thảy đều phục dưới quyền tội lỗi,” (Rô-ma 3:9)

Rô-ma đoạn 3 từ câu 9 đến câu 18 nói cho chúng ta rằng ‘loài người làm thì không được’. Nói về kết quả của việc con người làm. Đức Chúa Trời đã ra kết luận trước khi xem con người làm. Kể từ câu 19 đến câu 31 là những việc Đức Chúa Jêsus làm.

Đức Chúa Trời không hề mong chờ chúng ta làm tốt. Ngài không nói chúng ta làm tốt khi chúng ta dâng hiến 1/10, không nói chúng ta làm không tốt khi không dâng hiến 1/10. Chúng ta vốn đã sai lầm và Ngài đã ra kết luận với việc làm của chúng ta rồi. Vì vậy, chúng ta làm giỏi đến thế nào đi nữa thì Ngài cũng nói không, mà làm không giỏi đến thế nào Ngài cũng nói không. Chúng ta làm tốt và không làm tốt chẳng hề liên quan gì. Vì sự cứu rỗi là do Chúa Jêsus làm!

Không phải là chúng ta làm tốt thì sự cứu rõ ràng hơn, mà cũng không phải là chúng ta làm không tốt mà sự cứu rỗi bị mờ đi. Đó là suy nghĩ Sa-tan cho vào. Chúng ta xấu thì có liên quan gì với sự cứu rỗi của chúng ta, mà hành vi chúng ta xấu xa thì có liên quan gì tới sự cứu rỗi của chúng ta? Đấng rửa đi tội lỗi của chúng ta là Đức Chúa Jêsus, và chính Ngài là Đấng làm việc. Nếu sự cứu rỗi của chúng ta có lỗi lầm thì trách nhiệm đó thuộc về Chúa, không phải là chúng ta. Vì thế, bản thân chúng ta không cần phải kiểm tra xem tội của mình đã được rửa hết chưa. Chúa Jêsus đã rửa sạch hết mọi tội lỗi của chúng ta và làm chúng ta trở thành những người công bình.

Nếu anh chị em muốn nghi ngờ thì hãy tiếp tục nghe âm thanh của Sa-tan. Như vậy sự nghi ngờ sẽ nổi lên trong lòng. Tin lành thì rõ ràng nhưng mình lại nghi ngờ sự cứu rỗi, điều này có nghĩa rằng người đó đang chắc chắn nghe âm thanh của Sa-tan. Vậy thì làm sao người đang nghi ngờ về sự cứu có thể chắc chắn rõ ràng về sự cứu rỗi? Không cần làm gì khác ngoài việc bỏ đi âm thanh của Sa-tan. Tại sao? Vì việc Chúa rửa tội lỗi của chúng ta không hề sai.

Luật sư biện hộ tốt tại tòa án rất quan trọng. Luận cứ của người khởi tố cũng quan trọng. Nhưng một khi thẩm phán đã quyết định, mọi việc sẽ phải theo như sự quyết định đó. Vậy ai là người quyết định cho sự cứu rỗi? Đức Chúa Trời. Suy nghĩ của mình không là gì. Đức Chúa Trời nói rằng công bình thì ta công bình. Nghi ngờ là vì mình không nghe Đức Chúa Trời mà nghe theo âm thanh của Sa-tan và muốn mò đường trong lòng của mình. Nhưng làm như vậy sẽ không bao giờ có được đức tin. Nghe âm thanh của Sa-tan làm ra sự nghi ngờ, nghe âm thanh của Chúa sẽ làm ra đức tin. Có đức tin không liên quan tới việc mình tin tốt hay mình tin không tốt, mà là mình nghe âm thanh của ai? Chỉ có sự khác biệt đó thôi. Bất kể ai đi chăng nữa, sau khi tiếp nhận tin lành mà có sự nghi ngờ, họ chỉ cần nhận biết ‘Mình đang nghe âm thanh của Sa-tan’. ‘Nghe âm thanh của nó thì ai cũng sẽ có sự nghi ngờ thôi. Sa-tan luôn làm ra sự nghi ngờ bằng những lời tào lao. Chuyện này rất vớ vẩn. Bây giờ mình cần phải nghe ngôi lời của Đức Chúa Trời.’. Điều này rất đơn giản. Sự chắc chắn về sự cứu rỗi cảm giác như rất phức tạp và khó hiểu là vì Sa-tan làm như thế, thực tế là nó không hề phức tạp. Ngược lại, sự cứu rỗi rất đơn giản.

Đừng nghe âm thanh của Sa-tan. Hãy biết rõ rằng đó là âm thanh của Sa-tan. Khi thoát khỏi được âm thanh đó, đức tin về ngôi lời của Chúa sẽ được thêm.

Sự cứu rỗi là tin vào Đức Chúa Trời chứ không phải tin vào bản thân mình. Bản thân mình là ai đi chăng nữa, cho dù mình là người tin dễ hay không dễ, tin Đức Chúa Trời là ‘Đức Chúa Jêsus Christ chết vì tội lỗi của tôi và điều này là chắc chắn. Huyết của Chúa Jêsus ở trên cây thập tự đã rửa tội lỗi của tôi trắng như tuyết và điều này cũng chắc chắn.’

 

 

 

 

 

 

 

  1. Ý nghĩa sự nhận được công bình

 

Củ cải bị xốp, người truyền giảng bị xốp

Hồi xưa người ta thường lấy củ cải đã trồng để dưới lòng đất, làm cái lỗ và chặn lại với rơm, mỗi khi cần dùng đến họ lấy từ lỗ đó để dùng. Vì nếu không làm như vậy củ cải bị xốp, không dùng được. Nấu lên cho lơn ăn cũng không ăn loại củ cải xốp.

Đôi lúc những người sống cuộc sống tín ngưỡng cũng bị xốp. Không những những người sống cuộc sống tín ngưỡng, cả những tôi tớ Chúa cũng bị xốp. Họ bị xốp thế nào? Có những lúc khi mình giảng tin lành cho 1 người đối địch và họ nhận được sự cứu, hay khi làm việc hội thánh, giảng ngôi lời mà nhận được nhiều ơn điển thì có lòng ‘những việc mình làm đều tốt cả’. Và chính lúc đó, bắt buộc sẽ có 1 kẻ tìm đến, tên là Sa-tan.

“Ngươi, giỏi lắm. Này, hôm nay ngươi giảng ngôi lời đầy ân điển lắm. Cái người đó có lòng cứng thế mà ngươi đã giảng được tin lành đó. Khi ngươi dẫn dắt hội thánh, mọi việc đều đâu vào đấy cả.”

Sa-tan chắc chắn sẽ thì thầm với chúng ta những lời xui giục. Tất nhiên không chỉ các tôi tớ Chúa mà tất cả các tín đồ khác cũng đều bị Sa-tan nói như vậy. Tất cả những người nào nghe âm thanh của Sa-tan và chấp nhận đó là thật và đồng ý với Sa-tan thì từ lúc đó người đó bắt đầu bị xốp.

Thỉnh thoảng tôi phỏng vấn với phóng viên tạp chí, sau khi phỏng vấn xong chúng tôi chụp ảnh lưu niệm. Bình thường các phóng viên dí ca-me-ra vào mặt tôi và yêu cầu tôi làm bộ mặt nhân từ hiền lành và mỉm cười một chút, nhưng khi họ làm như vậy, tôi cảm thấy hồi hộp và sợ sợ nên mặt tôi cứng lại. Người chụp ảnh tốt là người chụp bộ mặt cứng của tôi thành không cứng. Mặt tôi cứng lại khi nhìn thấy ca-me-ra có nghĩa là tôi đang để ý tới nó. Nếu tôi thấy cây gậy thì mặt tôi có cứng lại không? Cầm điện thoại đến thì việc gì tôi phải cứng mặt lại? Nhưng mỗi khi cầm ca-me-ra lên mà mặt tôi cứng đơ lại có nghĩa là tôi để ý tới nó.

Các mục sư làm việc của tin lành khi để ý rằng mình làm tốt thì điều đó được thể hiện qua một lời nói của họ. Đó là điều rất thú vị. Một khi họ để ý rằng mình đang làm tốt tư thế/thái độ giảng tin lành khác, thái độ làm giáo sĩ khác đi. Để làm tốt công việc mục sư, việc giảng tin lành, việc giảng ngôi lời thì dễ nhưng khi lòng cho rằng mình làm tốt công việc này vào trong tấm lòng, để lấy lòng đó ra là việc cực kỳ khó. Đó là cái khó nhất đối với các mục sư. Vì khi đã có lòng cho rằng mình làm tốt rồi thì khó để quay lại lòng trước đó.

Việc đầu tiên làm khi có lòng mình làm tốt là tin vào bản thân. Khi có lòng tin vào bản thân rồi thì sẽ không thể nào trông cậy vào Chúa được. Chúng ta tin cậy vào Đức Chúa Trời không phải do chúng ta yêu mến Ngài. Không ai như vậy cả. Nhưng vì tự mình làm không được, nỗ lực của mình, cách thức của mình không làm được nên chúng ta tin cậy vào Chúa. Chính vì thế nên khi chúng ta có lòng cho rằng mình đang làm tốt thì từ lúc đó trở đi, việc tin cậy vào Chúa chỉ là một lý thuyết và hình thức chứ trong lòng đã mất đi sự tin cậy rồi.

Đã như vậy thì tấm lòng tha thiết tìm Chúa cũng bị mất đi. Chúa cũng không hành động vì chúng ta không tìm Chúa. Các tín đồ có thể không biết rõ điều này, nhưng những người Chúa không hành động trên họ thì ta biết được ngay. Ở Lu-ca đoạn 18 có ghi chép ngôi lời về ‘kẻ tự cho mình là công bình mà khinh bỉ những người khác’, ta thay từ ‘công bình’ ở đây bằng ‘tốt’, ‘hiền lành’, ‘thành thật’, ‘trung thực’, ‘đức tin tốt’ v.v. thay bằng từ gì cũng vậy, khi họ tin rằng họ như vậy thì đức tin vào Chúa cũng mất tức thì nên trong những con người như vậy Chúa không hành động. 99% các vấn đề ở nơi các tôi tớ giảng tin lành của Chúa là do đây. Tôi cũng thế. Tôi không giỏi, không trí thức gì, nhưng đôi lúc sau khi làm được một việc gì đó thì Sa-tan đến thì thầm bên tai tôi ‘Này, hôm nay mày giảng ngôi lời hay lắm. Mày làm việc hiệu quả lắm.’

Việc giữ gìn tấm lòng không đơn giản. Đấng duy nhất chúng ta nên tin cậy là Đức Chúa Trời. Nhưng Sa-tan muốn làm cho chúng ta được nâng lên để chúng ta tin vào mình chứ không đặt niềm tin cậy vào Chúa.

Nguyên nhân người giảng tin lành của Chúa từ bỏ việc mục sư rất đơn giản. Ban đầu khi họ hầu việc Chúa được việc thì Sa-tan cho một chút lòng ‘mình làm tốt quá’ vào bên trong. Lúc đó ta không cảm nhận được, thời gian trôi qua. Lần sau khi mình so sánh bản thân với các tôi tớ khác, mình hơn được phần nào thì Sa-tan lại cho một chút lòng ‘Ừ, mình làm hơi được việc’. Những việc đó xảy ra một, hai, vài ba lần thì rất kỳ lạ là chúng ta không cầu nguyện được. Mình làm giỏi rồi cần gì phải gọi sự giúp đỡ của Chúa. Lời cầu nguyện của người đó từ lúc đó chỉ là một hình thức chứ không phải lời cầu nguyện của đức tin.

Khi mắc bệnh đó, mục sư đó không làm được việc của Chúa. Khi thấy không làm được thì phải thay đổi lòng mới đúng, nhưng họ không thay đổi lòng vì cho rằng mình làm tốt mà việc không được thì mình phải cố gắng hơn nữa. Nhưng cố gắng bao nhiêu cũng không được. Vì Đức Chúa Trời không làm cùng người đó. Khi thấy không làm được nữa Sa-tan cho lòng thất vọng ‘chắc mình làm mãi cũng sẽ không được đâu, thế thì thà bỏ đi còn hơn..’ và dọn dẹp đồ đạc để bỏ cuộc.

Trường hợp Sau-lơ và Đa-vít, Sau-lơ là một người cao hơn cả dân sự từ vai trở lên và lịch sự, còn Đa-vít là người thiếu thốn, khi Sa-mu-ên đến nhà chọn 1 người con làm vua thì cha Đa-vít sai đi rằng “đằng nào con không được thì con ra chăn chiên đi”. Vì vậy sau khi Sau-lơ lên làm vua và chiến thắng dân Am-môn, Sau-lơ tự tin hơn và bắt đầu làm theo ý muốn của mình. Gia cốp và Ê sau cũng vậy. Ê sau là người chuyên săn, một người tài giỏi. Khi mình biết mình làm tốt/giỏi thì mình sẽ càng cố gắng hơn không phải trông cậy vào Chúa nữa.

 

Để không cho Đức Chúa Trời hành động

Tôi thường xuyên nói về ngôi lời này. Ví dụ điển hình nhất, tốt nhất khi chúng ta làm việc và khi Chúa làm việc là câu chuyện của con trai hoang đàng. Kết quả của làm việc chăm chỉ, siêng năng của con trai hoang đàng là vào chuồng heo để rồi đói chết. Khi con trai hoang đàng trở thành ăn mày quay trở về với cha, lúc đó cha mới bắt đầu làm việc. Khi cha làm việc, con trai hoang đàng trở nên sạch ngay tức thì, được ăn thịt bò con…

Vậy từ khi nào cha bắt đầu hành động? Cha không làm được việc của ông khi con trai hoang đàng tự sức làm sạch cho mình. Cha bắt đầu làm việc khi tấm lòng tin vào bản thân mình của con trai hoang đàng bị sụp đổ hoàn toàn: ‘Mọi việc mình làm đều thất bại cả. Đều ác cả. Mình mà cố thêm ở đây nữa thì chỉ có chết thôi.’ Giống vậy, Đức Chúa Trời hành động trong tấm lòng chúng ta chỉ khi nào tấm lòng chúng ta bị sụp đổ hoàn toàn. Đó là vì sao Sa-tan luôn làm cho chúng ta tin vào bản thân mình để không cho Chúa cơ hội làm việc.

Trong khi sống trong Chúa sau khi nhận sự cứu rỗi, Đức Chúa Trời dạy cho tôi biết điều này. Ngay cả bây giờ Sa-tan vẫn nói với tôi.

“Mày làm tốt lắm. Bài phỏng vấn của mày đã được lên báo. Sách của mày bán chạy lắm. Càng ngày càng nhiều người nghe bài giảng truyền hình ở Nam Mỹ kìa. Sách của mày được nhiều người Nam Mỹ đọc lắm.”

Sa-tan nói những lời này cho tôi nghe, làm tôi tưởng rằng tôi giỏi lắm, để Đức Chúa Trời không hành động được trong lòng tôi. Nhưng tôi biết tôi là một con người không thế nào làm được những việc như vậy. Tôi làm được hết là do ân điển của Đức Chúa Trời. Và mỗi khi tôi có lòng cho rằng tôi làm tốt, Chúa luôn cho tôi gặp sự khó khăn. ‘Ngươi giỏi thì ngươi giải quyết cái này thử xem.’ Tôi làm được gì? Cuối cùng không làm được nên phải trông cậy vào Chúa. Nếu Chúa không can thiệp tôi như vậy tôi không biết tôi sống cuộc sống tin vào mình như thế nào, nhưng vì Chúa rất ghét khi tôi có lòng mình làm tốt nên mỗi khi lòng đó nổi lên, Ngài luôn can thiệp tôi.

Hồi xưa, khi Se-ra, con gái của mục sư Kwon Oh Sun, hiện nay hầu việc Chúa tại Đức, sinh ra, nó phải phẫu thuật tại bệnh viện trường đại học Han-Yang vì ruột nó đã bị thụt ruột non. Lúc đó mục sư Kwon đang hầu việc Chúa tại Seong Nam nên tôi đến bệnh viện, họ làm thủ tục ra viện, tôi đưa 2 vợ chồng mục sư và con gái lên xe của tôi và đưa họ về Seong Nam, trên đường đi từ Segokdong đến sở cảnh sát Seong Nam có rất nhiều đèn giao thông. Đang đi, tôi thấy đèn đỏ nên dừng xe lại trong khi các xe khác cứ đi. Lần thứ hai cũng thế, các xe khác không bận tâm dừng xe ở đèn đỏ, chỉ mình tôi dừng. Lần thứ ba đứng trước đèn đỏ, các xe khác vẫn đi qua thì trong lòng tôi có lòng ‘Vì mình là mục sư nên vẫn giữ luật giao thông tốt’.

Ở gần sở cảnh sát Seong Nam, tôi đã đi lên dốc, đang xuống dốc thì thấy đèn vàng, tôi đi ngang qua và bị cảnh sát giao thông gọi dừng xe. Tôi giải thích rằng khi tôi đi qua vạch dừng thì đèn vẫn là màu xanh và sau đó đổi thành màu vàng, đây không phải phạm luật giao thông, nhưng cảnh sát giao thông bảo tôi là tôi đã phạm luật giao thông rõ ràng. Mỗi khi tôi nhìn thấy ai đó cãi với cảnh sát giao thông tôi luôn tự nghĩ ‘sao người ta lại trẻ con thế’, nhưng hôm đó, chính tôi đứng cãi nhau với cảnh sát giao thông. Một vài cảnh sát giao thông đến và nói là “nếu ông xin tha thì chúng tôi cũng có thể tha cho ông mà…” thì tôi cãi lại rằng “tôi làm gì sai mà phải xin tha ?”

Một cảnh sát giao thông viết đơn cho tôi mức phạt nặng nhất ‘tạm dừng bằng lái 25 ngày và nộp tiền phạt bao nhiêu’ đó, rồi lên xe buýt và đi về. Vì tôi bị dừng bằng lái trong 25 ngày nên tôi không lái được xe. Đức Chúa Trời lấy làm phiền về lòng tôi cho rằng tôi giỏi mặc dù việc đó là việc cực kỳ nhỏ, không đáng kể. Sau một vài lần kinh nghiệm như vậy, tôi là một người chẳng có gì nhưng những lúc tôi cảm thấy ‘mình làm tốt lắm’ vì Sa-tan xúi giục tôi nghĩ như vậy, và mỗi lần có lòng đó tôi rất sợ.

 

Loại người không thể đạt đến đức tin thực sự

Chúng ta không thể tin được Đức Chúa Trời và tin vào bản thân mình. Vì thế, những người nghĩ mình chỉ cần cầu nguyện là sẽ được là những người không sinh hoạt tín ngưỡng. Những người nghĩ đọc kinh thánh thì được việc, hoặc giảng tin lành thì sẽ được việc, hoặc giữ luật pháp sẽ được việc là những người không thể đạt đến được đức tin thực sự. Việc phân biệt người nhận sự cứu và người chưa nhận rất dễ. Những người thể hiện những việc làm tốt của mình là những người chưa nhận được sự cứu. Sự cứu rỗi không phải là tin cậy vào bản thân mình mà là sự bắt đầu của việc tin cậy vào Chúa. Để nhận được sự cứu rỗi, ta phải trở nên tội nhân dơ bẩn thật sự chứ không phải một người tội nhân theo lý thuyết.

Sa-ra, vợ Áp-ra-ham đã sai đầy tớ gái của mình vào trong trại của chồng mình. Vì sao Sa-ra làm như vậy? Một người phụ nữ có hy vọng 0.1% là mình sẽ sinh được con sẽ không bao giờ đưa một người phụ nữ khác vào phòng chồng mình. Sa-ra sai đầy tớ gái vào vì hy vọng của Sa-ra hoàn toàn bị sụp đổ. Cũng như vậy, chúng ta sẽ tìm kiếm một cái khác khi biết bản thân mình không làm được bất cứ việc gì và không hề còn hy vọng gì về bản thân nữa. Lúc đó đức tin hướng tới Chúa nổi lên trong tấm lòng.

‘Ừ thì bỏ rượu, ừ thì bỏ thuốc lá, ừ thì sẽ không phạm tội, ừ thì sẽ đến hội thánh vào chủ nhật…’

Có bao giờ anh chị em có lòng này chưa? Chắc hẳn Sa-tan đã nói những lời này rất nhiều trong lòng các anh chị em. Trong tình trạng đó, các anh chị em có thể là một tín đồ theo hình thức nhưng sẽ không thể nào có được đức tin.

 

Sự khác biệt giữa người đi trên con đường sự sống và người đi trên con đường sự hủy hoại

Kinh thánh nói gì với chúng ta?

Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời;

‘Những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp’ có nghĩa gì? Ta không nói với người chẳng làm gì rằng “bạn đừng nói dối”. Đã nói đừng nói dối với người đó có nghĩa là người đó đang nói dối. Nói đừng ăn cắp cũng có nghĩa là người đó đang ăn cắp. Xem trong kinh thánh Galati 3:19 sẽ làm rõ hơn.
Vậy thì làm sao có luật pháp? Luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm phép,
Nếu loài người chúng ta không phạm phép thì Đức Chúa Trời cũng sẽ không cho chúng ta luật pháp. Vì thế mọi luật pháp đã đặt thêm là vì những sự phạm phép của chúng ta. Nếu luật nói rằng đừng ăn cắp có nghĩa rằng mình là người đã ăn cắp.

Chúng ta đã phạm phép rồi nên cho dù từ bây giờ ta sống không hề phạm pháp lần nào thì ta vẫn phải bị hủy diệt. Loài người bị Sa-tan lừa gạt nghĩ rằng luật pháp chỉ cần giữ sơ sơ qua là được nhưng luật pháp là phải luôn giữ hết mọi luật pháp đã được đặt. Nhưng không có ai giữ được luật như vậy. Theo đó, mục đích của luật pháp là để cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời.

hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời;” (Rô-ma 3:19)
“Vì chằng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.” (Rô-ma 3:20)

Không có một người nào sinh ra trên đời mà được Đức Chúa Trời nói rằng ‘thế là đủ rồi, ngươi công bình rồi’ vì đã giữ được luật pháp. Người hiền nhất trong chúng ta, không, cho dù là người tốt nhất và hiền nhất trái đất đi chăng nữa thì cũng không thể nào giữ được hết tất cả luật pháp của Đức Chúa Trời được. Vì Đức Chúa Trời đã đặt hạn chế cho con người, nếu con người cao thì cũng chỉ cao được hơn 2 mét, nhưng không thể cao 30 mét được. Béo thì cũng có thể nặng được 500kg nhưng không tài nào nặng được 100 tấn. Ý tôi đang nói loài người không có gì khác nhau lắm. Loài người hiền hay ác cũng thế. Cực ác cũng không khác gì mấy mà cực hiền cũng chỉ hiền với con người nhưng trong mắt Đức Chúa Trời thì nó cũng chỉ thường thường thôi.

Vì vậy mà với sự làm tốt của con người chúng ta sẽ không bao giờ làm nên được sự cứu rỗi. Để nhận được sự cứu bằng cách siêng năng cầu nguyện, truyền giảng và giữ luật pháp là điều sai lầm hoàn toàn về sự cứu rỗi. Vì không nhận biết được điều đó, vẫn có rất nhiều người cố gắng sống thiện, giữ luạt pháp để vào thiên đàng. Trước đây, khi chúng ta không biết về điều này, chúng ta cũng sống như vậy.

Sự khác biệt giữa người sống cuộc sống tín ngưỡng và người không sống được cuộc sống tín ngưỡng rất đơn giản. Những người không sống được là do họ cố gắng đạt được điều đó. Những người sống được cuộc sống tín ngưỡng là do họ phó cho Chúa Jêsus làm cho vì mình làm không được.Chỉ có mỗi sự khác biệt đó. Trong kinh thánh có 2 loại đường; đường đến sự sống và đường đến sự hủy diệt; đường đến sự sống là con đường bỏ đi bản thân mình và tin cậy vào Chúa Jêsus, còn đường đến sự hủy diệt là đường có sự cố gắng nỗ lực bản thân. Sau khi tôi biết được sự thật này cuộc sống tín ngưỡng trở nên vô cùng đơn giản và dễ dang. Lý do chúng ta không có được đức tin không phải bởi vì ta không cố gắng mà là vì quá cố gắng và làm giỏi quá.

 

Nên thánh như Chúa Jêsus

“Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra ngoài luật pháp”
(Rô-ma 3:21)

Có hai con đường để con người nên công bình. Một là sự công bình luật pháp, giữ toàn bộ luật pháp đến khi Đức Chúa Trời cho rằng ‘như vậy được rồi’. Hai là sự công bình chúng ta nhận được khi biết ta làm không được và phó cho Chúa ‘Chúa Jêsus cho con công bình của Ngài vì con không làm được’. Nhưng ngay từ đầu Đức Chúa Trời đã biết chúng ta không nhận được sự công bình bằng cách giữ toàn bộ luật pháp. Vì thế nên Ngài đã cho chúng ta, những người không có sự công bình, công bình của Chúa Jêsus.

Ta cho rằng có một anh em. Anh em này không có kinh thánh. Nếu tôi cho anh em kinh thánh của tôi thì anh em cũng có kinh thánh đúng không? Nếu anh em này không có đồng hồ nhưng tôi cho của tôi thì anh em này cũng có đồng hồ phải không? Công bình cũng vậy. Anh em này không công bình, nhưng công bình của Chúa Jêsus sống trong 33 năm mà không hề phạm tội đã được giao cho anh em này. Vậy thì anh em này cũng có sự công bình phải không!

Vấn đề là chúng ta sẽ dễ dàng biết được chúng ta có công bình nếu công bình là một vật mà chúng ta trao nhau được, nhưng vì không phải là vật nên ta không thể kiểm tra được như vậy. Sự công bình là xảy ra trong tấm lòng. Vì thế, nhận sự công bình là chỉ cần tin trong lòng sự công bình của Chúa đã cho chúng ta: ‘Chúa Jêsus đã cho mình sự công bình rồi! Chúa đã làm cho mình được công bình rồi!’

Anh em này đang cầm kinh thánh. Tôi đòi kinh thánh đó.
“Anh cho tôi kinh thánh này đi.”

Và anh em truyền cho tôi kinh thánh nhưng tôi không nhận mà tiếp tục nói.

“Cho tôi quyển kinh thánh đó đi!”

Anh em lại đưa cho tôi, nhưng tôi vẫn không nhận mà thậm chí nói lớn.

“Ơ kìa, sao không đưa cho tôi? Tôi xin anh cho tôi kinh thánh!”

Những người không nhận được sự cứu đều giống như vậy. Họ cầu nguyện với Chúa “Chúa ơi, xin Chúa thứ ta tội lỗi của con!” Tôi cũng đã từng cầu nguyện như vậy một cách siêng năng. Nhưng đó là do chúng ta không chấp nhận sự thật là Chúa đã rửa hết tội lỗi của chúng ta, cứ thế mà xin tha thứ thôi. Không nhận mà cứ đòi. Chúa cho sự công bình rồi nhưng không ta chịu nhận lấy: “Làm sao tôi công bình được? Tôi là người có bao nhiêu tội lỗi”. Những người như vậy đảm bảo họ cố gắng có sự công bình riêng của mình. Họ muốn sống công bình để được trở nên công bình.

Loại người như vậy cũng có trong kinh thánh. Người Pha-ri-si cầu nguyện như sau:

“Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi.”

Chẳng lẽ người Pha-ri-si này không phạm tội? Người này cũng là người phạm tội. Nhưng người có lòng ‘Ít ra tôi là người sạch hơn người kia. Tôi khác với người thâu thuế đó.’ Vì sao người này có lòng như vậy? Vì người đó tỏ ra sự công bình riêng của mình.

Người thâu thuế thì cầu nguyện thế nào? “Tôi là kẻ có tội. Tôi không có sự công bình”. Vì vậy Chúa Jêsus nói với người thâu thuế rằng ‘Ta sẽ cho ngươi sự công bình của ta’, và người thâu thuế đó nhận lấy sự công bình của Chúa cho. Bất kể người nào có sự công bình, sự công bình đó không nhờ sức nỗ lực của họ sống thiện và giữ toàn bộ luật pháp mà có. Sự công bình đó họ đã nhận từ Chúa Jêsus cho mình. Chúa Jêsus cho chúng ta sự công bình của Ngài mà Ngài sống trong 33 năm không phạm tội.

Đồ vật thì ta nhận qua tay, nhưng điều nhận bằng lòng là chỉ cần tin trong lòng khi được biết đã cho. Khi Chúa nói Ngài đã cho chúng ta công bình của Ngài thì ta chỉ cần tin rằng ta đã nhận được công bình của Chúa Jêsus. Cuộc sống nên thánh Chúa sống giờ đây trở thành của chúng ta. Ngược lại, cuộc sống đầy tội lỗi chúng ta phạm thì Chúa đã cất đi hết. Chúa Jêsus thành người có tội vì chúng ta, và chúng ta lại thành người công bình vì Chúa. Chúa Jêsus bị đóng đinh và chết trên thập tự giá vì tội lỗi của chúng ta, còn chúng ta thì được lên thiên đàng nhờ sự công bình của Chúa.

“Nhưng hiện bây giờ, sự công bình của Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra ngoài luật pháp”
Sự công bình của ai? Sự công bình của Chúa Jêsus.

“mà luật pháp và các đấng tiên tri đều làm chứng cho”

Trong kinh thánh cựu ước, các đấng tiên tri đã làm chứng hết việc Chúa Jêsus đến thế gian để chết vì tội lỗi chúng ta. Sách Ê-sai có ghi chép:

“Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. (Ê-sai 53:5-6)

Những tội lỗi ta phạm đã được chất hết không để sót một cái nào trên Chúa Jêsus, và mọi điều thiện Ngài đã làm được truyền qua cho chúng ta. Vì thế khi Đức Chúa Trời nhìn chúng ta, Ngài thấy chúng ta nên thánh bằng Chúa Jêsus.

“Trời, sao dám nói thế? Vậy ý anh là anh sống không hề phạm tội như Chúa Jêsus ư?”

“Không phải, tôi không có sự công bình của tôi. Tôi chỉ có sự công bình của Chúa Jêsus thôi.”

Nếu tôi nói tôi sống không phạm tội lỗi thì đó là sự kiêu ngạo, nhưng nếu tôi nói tôi công bình vì sự công bình của Chúa Jêsus, con của Đức Chúa Trời cho tôi thì đó không hề là sự kiêu ngạo.

“tức là sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi sự tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, cho mọi người nào tin, chẳng có phán biệt chi hết,” (Rô-ma 3:22)

Sự công bình của Đức Chúa Trời cho mọi người nào tin, sự công bình của Chúa Jêsus không hề phạm tội đã được Đức Chúa Trời cho tất cả chúng ta.

 

Tin thế nào cũng không thành vấn đề

Một lần, tôi đi nhóm truyền giảng ở Mỹ xong về thì các anh em trong hội thánh đã đổi xe hơi của tôi bằng xe khác. Một hôm tôi đang đi xe, tôi chợt thấy chữ “ABS” ở kính sau. ABS là chữ viết tắt cho ‘Anti-lock Brake System’, hệ thống chống trơn khi phanh trên đường tuyết hoặc trên đường bị đóng băng. Vào thời đó, xe có hệ thống này khá đắt nên tôi hỏi anh em mua xe.

“Anh em, xe này có hệ thống ABS à?”

“Vâng, mục sư ạ. Khi tôi đặt mua xe, tôi không đăng ký hệ thống ABS nhưng vì nhân viên nhầm lẫn và mang đến xe đã cài hệ thống ABS. Vì không thể tháo hệ thống đó ra, nhân viên đề xuất là mua nó với giá 50%, tôi nghĩ đây là ý của Chúa nên tôi đã mua xe với giá được giảm.”

Vì đó là lần đầu tiên tôi đi xe với hệ thống ABS, tôi đã thử xem hệ thống này tốt đến thế nào ở đường dốc bị đóng băng phía sau tòa căn hộ. Tôi cho xe đi xuống dốc và đạp phanh đột xuất và rất mạnh. Bình thường trong tình huống đó cả chiếc xe sẽ xoay nhưng tôi thấy rất lạ khi xe dừng tại chỗ. Một lần thử chưa đủ nên tôi thử lại lần nữa và nó vẫn dừng. Từ hôm đó tôi tin vào ABS.

Năm đó, sáng ngày đầu tiên nhóm bồi linh mùa đông tuyết rơi là bao nhiêu, ở trước cổng trung tâm nhóm bồi linh, các anh em dọn tuyết và xịt canxi clorua. Tôi và mục sư Oh Sung Kyoon, hội thánh Nam Incheon, đi qua đi lại bằng xe ô-tô để kiểm tra những chỗ cần xịt canxi clorua. Đi được một lúc thì thấy bên kia đang có xe tiến tới rất chậm. Tôi nhận biết đó là xe mục sư Oh, và xe mục sư không có hệ thống ABS.

Xe tôi rõ ràng có hệ thống ABS nhưng khi tôi chưa biết, tôi lo lắng khi đi đường trơn vì tuyết. Một hôm, tôi vô tình nhìn thấy chữ ABS được dán rất nhỏ và mờ ở đằng sau xe nên tôi đi kiểm tra thì họ nói xe này đã lắp hệ thống ABS. Nhưng vì tôi không tin được chức năng của nó nên phải tận tay thử ở phía sau tòa nhà căn hộ rồi mới tin. Kể từ sau đó, tôi đi với tâm lý thoải mái trên đường tuyết. Tuy nhiên, trên giấy hướng dẫn sử dụng có đề chú ý: ‘Hệ thống ABS rất tốt nhưng đừng quá tin vào hệ thống’.

Kinh Thánh không ghi chú ý nào như vậy. Tin thế nào cũng không thành vấn đề. Vấn đề là vì tin quá ít. Điều đáng tiếc là chúng ta không thể thử xem ta có sự công bình thật hay không như thử hệ thống ABS ở xe. Giá như ta biết ta không còn tội nếu tội là một cái gì đó phình to và khi nhận được sự cứu thì tội xẹp đi như người phụ nữ có thai đang bụng to mà một hôm ta gặp thấy không còn bụng to nữa thì biết được cô ta đã sinh, nhưng nó không như vậy. Tội lỗi hoặc sự công bình là những thứ chúng ta không nhìn thấy bằng mắt và sờ bằng tay được. Vì thế nên chỉ có thể tin vào ngôi lời hứa của Đức Chúa Trời mà thôi. Lí do con người không nhận được sự cứu rỗi là do họ muốn tự kiểm tra và nhận sự cứu. Không một ai có thể làm được như vậy. ‘Tại sao có người bảo nhận được sự cứu rỗi thì họ vui mừng lắm mà mình thì không thấy vui?’ Đừng cố gắng kiểm tra xem mình đã nhận được sự cứu chưa và tin, chúng ta phải tin y nguyên ngôi lời hứa của Đức Chúa Trời.

 

Kẻ được xưng công bình

“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không, bởi sự chuộc tội đã làm trọn trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rô ma 3:23-24)

Tôi nói với người này ‘Cháu gầy nhỉ’ thì người đó là người được mục sư Park xưng là gầy, nói với người nọ ‘cháu béo nhỉ’ thì người đó là người được mục sư Park xưng là béo. Đức Chúa Trời phán ‘Ngươi công bình’ thì người đó là người được Đức Chúa Trời xưng là công bình. “Không phải ngươi, mà người này công bình” thì người này được xưng công bình. “Ngươi trong sạch” thì người đó được xưng là trong sạch.

Ngôi lời ở Rô-ma đoạn 3:24, nói với chúng ta là chúng ta công bình. Sự công bình này đã được cho bằng ân điển, miễn phí.

“Ngươi, công bình!”

“Ngươi, công bình!”

“Ngươi, công bình!”

Cái này gọi là ‘kẻ được xưng công bình’. Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công bình thì được rồi, Ngài xưng chúng ta là kẻ không có tội và nên thánh thì được rồi chứ cần gì ngoài đó nữa?

‘Đức Chúa Trời xưng mình là công bình. Vậy thì mình là người công bình!’

Đó là sự cứu rỗi. Ngoài cái đó ra, nếu gắn thêm các thứ khác vào nó sẽ làm sự cứu rỗi chúng ta phai mờ đi. Nhận được sự cứu rỗi xong cảm giác như mình đang bay bổng trên không gian, hoặc châm lửa trên đầu ngón tay bay lên trời sẽ không thấy nóng, những lời đó hoàn toàn vô dụng. Hôm nay ta cảm thấy bức xúc nhưng Đức Chúa Trời xưng ta công bình thì ta là người công bình, ta ác nhưng Đức Chúa Trời xưng ta công bình thì ta là người công bình.

Đức Chúa Trời xưng ta công bình rồi nhưng Ngài vẫn lo chúng ta không thể nhận biết được nên Ngài nói đi nói lại nhiều lần trong Kinh Thánh.

“và họ nhờ ân điển Ngài mà được xưng công bình nhưng không” (Rô-ma 3:24)

“còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (Rô-ma 4:5)

Cho dù chúng ta không biết gì, chúng ta là những người công bình khi nhận biết ‘Đức Chúa Trời gọi mình là công bình thì mình là người công bình!”. Việc quá đơn giản như vậy, Sa-tan làm nó thành rất phức tạp. Vì thế nên trẻ em cũng nhận biết được tin lành nhưng vì nó quá dễ nên những người phức tạp không thể nhận biết được.

Hồi xưa, khi tôi dẫn dắt hội thánh Seoul Jaeil, các học sinh đi ra đi vào để cửa hội thánh mở toang vào mùa đông. Tiền dầu thì đắt, nhưng để cửa mở như thế thì bật máy sưởi ấm bao nhiêu vẫn không thể giữ ấm nên tôi mắng chúng nó “Này, các cháu tưởng gà đi chân đất nên bây giờ vẫn là mùa hè hay sao? Có đóng cửa mỗi khi đi vào đi ra không?” thì chúng vẫn trả lời “dạ dạ, vâng vâng” nhưng quên không đóng cửa. Tôi gọi một anh em và bảo anh em đó làm cửa đóng tự động. Anh em cài thiết bị cửa tự động đóng sau khi mở. ‘Tốt rồi. Giờ mình không cẩn bảo chúng nó đóng cửa thì cửa cũng tự đóng.’

Nhưng vấn đề lại là các chị em phụ nữ. Trong giờ nhóm tôi đang giảng, một chị em phụ nữ đến muộn. Trẻ con đi lại để cửa mở nhưng các chị em phụ nữ thì không, họ luôn đóng cửa khi ra vào. Nhưng vì cài thiết bị nên không đóng được ngay thì họ lại kéo cửa mạnh để đóng nó vào. Làm như vậy khiến cho cửa kêu tiếng “ầm!” to và làm các anh chị em khác giật mình quay lại nhìn, và chị em đó thì xấu hổ đỏ mặt… Một lúc sau, đang giảng tiếp thì một chị em khác lại vào. Tôi muốn nói cho họ “Chị em cứ vào đi. Chị em chỉ cần vào thôi” nhưng chị em đó cũng quay lại kéo đóng cửa.

Cửa này đã cài thiết bị đóng cửa tự động vì các trẻ em nghịch ngợm đi lại cho nên các chị em phụ nữ đàng hoàng cũng phải để cửa mở khi đi lại mới đúng. Cũng như vậy, sự cứu rỗi đã được chuẩn bị cho những người phạm rất nhiều tội lỗi nên những người hiền lành cần phải trở nên tội nhân lớn mới nhận được sự cứu rỗi. Ý tôi không phải là cần phạm nhiều tội, nhưng bản thân người đó cần biết mình là tội nhân lớn. Bất kể ai, khi họ trở thành tội nhân lớn với rất nhiều tội thì họ sẽ nhận được sự cứu dễ dàng.

 

  1. Sự xưng công bình không bởi luật pháp

 

Cuộc sống sống theo lòng riêng của mình
và cuộc sống sống theo lòng Chúa Jêsus

Thỉnh thoảng tôi phỏng vấn với các phóng viên các tạp chí. Khi phỏng vấn, tôi nghĩ ‘họ đến để biết về mình, mà họ không thể biết mình là ai nếu họ không biết Chúa Jêsus’ nên tôi không thể không nói về Chúa Jêsus được. Một lần tôi nói về ‘sống theo lòng riêng của mình’ và ‘sống theo lòng Chúa Jêsus’ khi phỏng vấn với một phóng viên không tin Chúa Jêsus. Tôi nói tấm lòng Chúa Jêsus rất đẹp và cao quý nhưng lòng tôi thì quá ác và dữ dội.

Trước tiên, tôi nói về tiệc cưới thành Ca-na. Khi nhà tổ chức tiệc cưới hết rượu nho, Chúa Jêsus phán với các đầy tớ rằng đổ đầy nước vào bình. Khi các đầy tớ đã đổ đầy xong, Chúa Jêsus phán với họ hãy múc nước đem cho kẻ coi tiệc. Nếu lúc đó các đầy tớ có tấm lòng của Chúa Jêsus họ có thể múc nước đó để đem cho kẻ coi tiệc, nhưng với tấm lòng của họ, họ chỉ có thể nói ‘cái này là nước lọc chứ có phải là rượu đâu mà múc để đem cho người?’

Tôi đang nói thì quay ra hỏi phóng viên.

“Phóng viên Kim, có khi nào ông tự ý làm một việc nào đó và hối hận không?”

“Tôi có, nhiều là khác.”

“Tôi cũng nhiều lần tự ý tôi làm và sau đó hối hận. Nhưng kể từ khi tôi làm bằng tấm lòng của Chúa Jêsus, tôi chưa lần nào hối hận. Tôi rất thỏa mãn. Khi biết về thế giới đó thì tôi không sống theo lòng của mình nữa mà sống theo lòng của Chúa.”

Tôi muốn ngày nào cũng phỏng vấn. Khi tôi nói về kinh thánh cho những người không tin thì họ không chịu nghe, nhưng đối với các phóng viên, họ cần phải biết lòng của tôi nên họ bật máy ghi âm, lấy quyển vở ra để ghi chép lại và họ nghe rất nghiêm túc.

Tôi lại nói về người đàn bà bị bắt vì phạm tội tà dâm. Tôi nói về tấm lòng khi bị kéo đi để bị ném đá giết chết và tấm lòng sau khi gặp Chúa Jêsus. Khi bị kéo đi như vậy, trong lòng chỉ có những thứ sợ hãi, xấu hổ, và tuyệt vọng, nhưng sau khi Chúa Jêsus phán “ta cũng không định tội ngươi. Hãy đi và đừng phạm tội nữa” và được quay về với sự tự do thì lòng sợ hãi, xấu hổ và tuyệt vọng biến đâu mất, chỉ còn sự khuây khỏa ‘mình sống’, sự cảm tạ Chúa Jêsus, và lòng ‘giờ mình sẽ không sống như thế này nữa’ đầy dẫy. Chúa Jêsus đã thay đổi hoàn toàn tấm lòng của người phụ nữ này thành tấm lòng khác.

Điều mà khiến tôi rất xấu hổ trước mặt Chúa là Chúa đã thay đổi tấm lòng của người đàn bà phạm tội tà dâm trong một khoảng thời gian cực ngắn, nhưng tấm lòng tôi thì mất hàng chục năm để thay đổi.

‘Tại sao hồi xưa mình không có tấm lòng này? Tại sao mình sống không hề suy nghĩ như vậy? Mình đã vì cái gì mà trở thành nô lệ sự tham vọng của xác thịt mình mà sống theo sự tham vọng đó?’

Nghĩ lại, tôi không hiểu nổi. Tấm lòng mới Chúa cho tôi, tấm lòng này rất tốt đẹp, bình an và cảm tạ đến thế cơ mà…

 

Sự hiểu lầm ngu dại

Đức Chúa Trời hành động để thay đổi lòng của tôi. Nhưng tôi không nhận biết được vì tôi ngu dại.

“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có,” (Phi-líp 2:5)

Tôi sẽ được phước đến thế nào nếu tôi có đồng một tâm tình như Đấng Christ? Nhưng tôi không được như vậy trong một thời gian khá lâu.

Tôi nhớ Đức Chúa Trời thay đổi tấm lòng tôi qua nhiều giai đoạn. Một lần, tôi đang đọc Kinh Thánh thì đọc qua đoạn Chúa Jêsus phán “khi được mời, hãy ngồi chỗ chót”. “Trong những khác mời có ai tôn trọng hơn ngươi, người đứng mời sẽ đến nói cùng ngươi rằng: Hãy nhường chỗ cho người nầy ngồi mà ngươi xấu hổ vì phải xuống chỗ chót; nhưng khi ngươi được mời, hãy ngồi chỗ chót, người đứng mời sẽ đến nói cùng ngươi rằng: Hỡi bạn, xin ngồi lên cao hơn. Vậy thì điều đó sẽ làm cho ngươi được kính trọng trước mặt những người đồng bàn mình.”

Đó là tấm lòng Chúa Jêsus. Lòng đó của Chúa được truyền vào tấm lòng của tôi, từ hôm đó trở đi, tôi không nghĩ tới việc ngồi chỗ cao nhất. Trong lòng tôi luôn ngồi ở chỗ chót nhất. Tôi không cố gắng để tự mình được cao, được chấp nhận, được tôn trọng, được mời đãi. Nhiều lúc tôi bị người ta coi thường, ngược đãi tôi nhưng điều tôi thấy vui những lúc đó là ‘những người này khinh và coi thường mình có nghĩa là mình đang ngồi ở chỗ chót’ và cứ nghĩ rằng Chúa nhìn thấy tôi đang ngồi chỗ chót và Ngài sẽ gọi tôi lên chỗ cao ngồi. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc.

‘Tại sao trước đây mình không nghĩ được như vậy? Tại sao mình cố gắng lên chỗ cao? Tại sao mình bày tỏ mình giỏi?’

Kể từ sau đó, mỗi khi tôi thấy người nào cố gắng tỏ vẻ, tự khoe mình, tôi nghĩ ‘người kia ngu dại quá, người đó dốt quá’. Trước khi ngôi lời ngồi ở chỗ chót vào lòng tôi, tôi cũng từng là người sống cuộc sống đó. Sau khi tôi nhận được sự cứu rỗi, trong khoảng thời gian rất lâu tôi muốn tôi là mục sư giảng hay, muốn là người được mọi người công nhận, muốn trở thành người vĩ đại.

‘Chúa đã khó chịu biết mấy trong khi thấy mình có tấm lòng như vậy? Sao mình lại nghĩ dại dột như vậy nhỉ? Tại sao mình có tấm lòng ngu dại đó?’

Nhưng lúc tôi có lòng đó, tôi không cho rằng lòng đó ngu dại hoặc sai. Những thời gian tôi cố gắng làm mình tự cao, Chúa không thể làm được việc gì cho tôi cả. Ngược lại, khi tôi có lòng muốn ngồi chỗ chót thì Chúa lại cứ bảo tôi lên chỗ cao ngồi.

Con trai tôi là thầy ở trong hội thánh chúng ta, thỉnh thoảng các phóng viên đến phỏng vấn hỏi tôi câu hỏi sau.

“Mục sư không có ý định truyền hội thánh này cho con trai sao?”

Họ muốn hỏi rằng tôi có ý định ‘cha truyền con nối’ trong lòng hay không. Tôi trả lời như thế này.

“Tôi thật sự rất muốn truyền hội thánh này lại cho con trai tôi. Nếu được như vậy thì còn gì hơn. Nhưng hội thánh chúng tôi có truyền lại thì cũng không được bao lâu. Vì chúng tôi hay sai phái và di chuyển sang các địa điểm khác.”

Tôi có làm gì được cho con trai mình? Nếu tôi bất chấp mọi thứ, bỏ hết tất cả và ép buộc để truyền hội thánh này cho con trai của tôi thì tôi cũng có thể làm được như vậy. Nhưng nếu Đức Chúa Trời không sử dụng con trai tôi thì nó sẽ ở đó được mấy tháng? Tôi tưởng như có thể làm hết mọi việc cho con trai nhưng về kết luận là tôi không làm được gì cho nó. Ban đầu tôi tưởng tôi có thể làm được gì đó cho hội thánh hoặc cho các tín đồ. Nhưng nghĩ lại, tôi quả là quá ngu dại.

Chúa Jêsus phán ‘nếu Cha ta không dẫn dắt thì không ai có thể đến với ta’. Chúa Jêsus cũng nói rằng nếu Đức Chúa Trời không làm thì không thể làm được. Nhưng chúng ta nghĩ sai, chúng ta cảm giác như nếu ta làm, ta có thể làm được gì đó.

Khi một việc nào đó có kết quả tốt khoảng 4 – 5 lần, con người hay tưởng việc đó sẽ luôn được tốt. Khi nào người tham gia giao thông bị tai nạn giao thông? Người ta vi phạm luật giao thông 1 lần và không bị tai nạn. Lần 2 vi phạm, lần 3 vi phạm cũng không bị tai nạn thì người đó cho rằng mình vi phạm luật này sẽ không bị tai nạn. Chính người đó là người phù hợp để gặp tai nạn. Có thể 99 lần vi phạm và không gặp tai nạn nhưng đến lần 100 hoặc lần 105 người ta gặp tai nạn. Để không phạm lỗi lầm đó nên chúng ta giữ luật giao thông ngay từ đầu. Vì chúng ta hoàn toàn an toàn 100% đến 1 giây trước khi bị tai nạn. Chúng ta chết dần từ giây phút bị tai nạn.

Con người ta không biết điều đó. Vì vậy mà họ vi phạm luật giao thông, đi quá tốc độ quy định… Vì lái xe ẩu như vậy vẫn không sao nên lái như vậy hai lần, ba lần, bốn lần, đến lần thứ bao nhiêu thì họ gặp tai nạn. Con người tự tin vào bản thân. Cuối cùng họ chỉ có thể bị sụp đổ nhưng khi thấy ngay bây giờ được việc và tốt thì họ tự tin mình.

 

Cuộc sống thoải mái khi không đứng đắn

Chuyện là lúc lần đầu tôi đi nhóm truyền giảng tại làng người bệnh phong. Có một mục sư tự nhiên hỏi đùa tôi “Mục sư Park, nếu mục sư đi vào làng người bệnh phong và một người bị bệnh bóc cho mục sư một quả trứng luộc bằng tay chảy đầy mủ, mục sư có nhận lấy ăn không hay là không nhận?”. Tôi trả lời “Vớ vẩn, làm gì có chuyện!” và quên đi, đến một buổi sáng sớm, tự nhiên tôi tỉnh dậy, lo lắng ‘nhỡ đâu họ làm như vậy thật, mình phải làm sao? Họ cho thì mình có nên ăn hay không?’

Hôm đó, tôi cầu nguyện với Chúa trong nỗi lo lắng. Tôi nhớ tới ngôi lời Chúa Jêsus đi thăm nhà Si-môn, người phong tại làng Bê-tha-ni. ‘Chúa cao quý ấy cũng vào nhà người phong, mà mình là cái gì mà lại băn khoăn’. Sau đó Chúa cho tôi tấm lòng ‘ngươi bị bệnh phong thì ngươi cũng là người phong thôi’. Bị cảm thì thành bệnh nhân cảm, bị bệnh sốt xuất huyết thì thành bệnh nhân sốt xuất huyết. Trước đây tôi tưởng người bệnh phong là những người riêng biệt, nhưng sự khác biệt giữa tôi và người phong chỉ là bị và không bị bệnh phong. Chúa thay đổi lòng của tôi. Sáng sớm hôm đó tôi có lòng rằng cho dù tôi ôm lấy họ và hôn vào má họ thì cũng không có gì thành vấn đề.

Chúa Jêsus cho vào trong lòng tôi rất nhiều lòng mới trước đây tôi từng không có. Trước khi có tấm lòng mới của Chúa Jêsus cho, tôi không hề hay rằng tấm lòng tôi có trước đó là sai. Thậm chí tôi còn cho rằng nó hay và thông minh. Nhưng sau khi nhận lấy tấm lòng mới của Chúa Jêsus, tôi mới biết được tôi đã sống cuộc sống ngu dốt, dại dột như kẻ đần độn…

Hút thuốc lá lâu sẽ bị nghiện nicôtin. Lúc đầu khi nicôtin vào trong cơ thể, nó khiến cho cơ thể ta bị đau và khó chịu, nhưng hút thuốc lâu thì cơ thể bị nghiện nicôtin và phải có sự đau đó cơ thể mới thỏa mãn được. Hồi xưa tôi cũng có thử hút thuốc mấy lần nhưng mỗi lần hút lại bị nhức đầu, chóng mặt và khó chịu nên tôi bỏ ngay. Nhưng nếu tiếp tục hút bất chấp các triệu chứng đó thì sẽ không bị chóng mặt nữa. Thuốc lá rất hại cho cơ thể và khiến cho người ta bị đau đớn, nhưng hút liên tục thì việc đó trở nên bình thường.

Cuộc sống chúng ta như vậy. Chúng ta đang sống một cuộc sống không đứng đắn, nhưng vì chúng ta sống như vậy một thời gian lâu thì cuộc sống đó lại thoải mái hơn. Như con cua đi ngang thoải mái hơn đi thẳng, chúng ta sống cuộc sống không đứng đắn quá lâu nên sống không đứng đắn thoải mái hơn. Vì thế nên muốn có tấm lòng đứng đắn, ban đầu hơi lạ và ngại. Nhưng khi sống cuộc sống đứng đắn, ta mới phát hiện được ‘mình đã từng sống cuộc sống ngu dại quá. Sao lại dại dột đến thế nhỉ?’

Ban đầu khi Đức Chúa Trời tạo nên con người, trong thời gian A-đam và Ê-va sống chung với Chúa, họ tin Đức Chúa Trời dễ hơn hay không tin dễ hơn? Trước khi nghe những lời nói của con rắn, A-đam và Ê-va chưa lần nào nghi ngờ Đức Chúa Trời. Lúc đó, việc nghi ngờ Đức Chúa Trời là vô cùng khó với A-đam. Tin Chúa dễ hơn rất nhiều. Họ chỉ tin Chúa. Vì không hề có sự bất tin vào lúc đó nên họ không hề nghĩ đến. Như vậy, đang sống cuộc sống tin hoàn toàn mà đi theo cuộc sống bất tin là vô cùng khó. Thế nhưng đối với chúng ta, việc tin khó hơn. Tại sao? Vì cuộc sống chúng ta bắt đầu từ bất tin. Vì nó đã không đứng đắn.

 

Vậy, 1 USD mất ở đâu?

Ở sách Rô-ma đoạn 4 có câu chuyện rất hay.

“Vậy, chúng ta sẽ nói Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, theo xác thịt đã được ích gì? Thật thế nếu Áp-ra-ham đã được xưng công bình bởi việc làm, thì có cớ khoe mình; nhưng trước mặt Đức Chúa Trời không có như vậy.” (Rô-ma 4:1-2)

Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời xưng công bình bởi việc làm hay bởi đức tin? Bởi đức tin. Nhận được bởi đức tin có nghĩa là Áp-ra-ham không làm gì cả ngoài việc nhận lấy bằng đức tin của cho. Tức là Áp-ra-ham đã nhận lấy sự công bình của Chúa Jêsus cho bằng đức tin.

Đức Chúa Trời đã làm chúng ta nên công bình và gọi chúng ta là công bình. Ngài không nói rằng “Ngươi, trở nên công bình đi”. Nếu Ngài phán như vậy, Ngài phán rằng tự mình phải trở nên công bình và điều đó là vô cùng khó khăn. Nhưng Ngài không nói ta phải trở nên công bình, mà Ngài phán rằng “Ta đã làm ngươi trở nên công bình rồi. Ngươi là kẻ công bình!” Làm sao không tin được điều đó? Điều này không phải lời nói của kẻ nói dối hay kẻ lừa đảo, mà là lời nói của Đức Chúa Trời. Và Ngài không nói tự nhiên chúng ta được công bình không, mà Ngài đã làm cho chúng ta trở nên công bình do Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá và đổ huyết mà chết.

“Ngươi, ngươi đã thấy Chúa Jêsus Christ chết bị đóng đinh trên thập tự giá rồi phải không. Lúc đó Ta đã làm cho ngươi trở nên công bình. Ta đã làm cho ngươi được sạch. Ngươi là kẻ công bình.”

Câu chuyện này không hề khó. Đức tin là cái rất dễ. Nhưng chúng ta cảm thấy đức tin là một cái rất khó là do Sa-tan liên tục nhồi những suy nghĩ phức tạp vào trong chúng ta.

Để tôi kể một câu chuyện cho mọi người cảm thấy phức tạp.

Tại Mỹ, có 3 người đi vào khách sạn. 3 người ngủ qua đêm trong cùng 1 phòng với giá là 30 đô la, 3 người chia nhau mỗi người trả 10 đô la. Người trực tầng mang tiền đó đem đưa cho quản lý, người quản lý hỏi “những người đó đến từ đâu?” thì người trực tầng trả lời họ đến từ một bang khác, người quản lý nói sẽ giảm 5 đô la cho họ và bảo người trực tầng mang lại trả cho khách 5 đô la. Người trực tầng cầm 5 đô la mang đi cho khách nhưng trên đường đi, anh ta nghĩ ‘3 người mà trả lại 5 đô thì họ khó chia quá…’ và anh ta lấy 2 đô la, trả lại cho khách 3 đô la.

“Quản lý khách sạn đã giảm cho quý khách 3 đô la với lời chúc mừng đến với khách sạn chúng tôi.”

3 người khách cảm ơn người trực tầng đó và mỗi người chia nhau lấy 1 đô la.

Câu chuyện kết thúc ở đây, nhưng ta thử tính xem. 3 người khách vào khách sạn, mỗi người trả 10 đô la, và cuối cùng nhận lại được 1 đô la, có nghĩa là mỗi người trả 9 đô la. 3×9=27, cả 3 người này trả 27 đô la. Người trực tầng trộm lấy 2 đô la. Vậy, 1 USD mất ở đâu?

Tôi kể chuyện này nhiều lần và những người nghe có nhiều câu trả lời. Có người nói “làm rơi ở trong thang máy à…”, có người thì nói “chắc là tiền bằng đồng xu nên làm rơi ở đâu đó…”

Câu chuyện này chỉ là một sự lừa đảo. Trong số tiền 27 đô la, quản lý nhận 25 đô la, và người trực tầng lấy 2 đô la thì tổng thành 27 đô la. Trên thực tế, 3 người khách chỉ trả 27 đô la, nhưng khi tính, ta lại tính với 30 đô la. Như vậy ai cũng bị lừa. Đa số mọi người đều tự hỏi ‘1 đô la đâu mất rồi?’

Đức Chúa Trời gửi Đức Chúa Jêsus, con trai, xuống thế gian đóng đinh trên cây thập tự để rửa hết tội lỗi chúng ta trắng hơn tuyết. Sau đó Ngài phán “Ta đã rửa tội ngươi rất sạch. Ngươi là người công bình!” Như vậy, chúng ta chỉ cần tin “Con là người công bình sao? Vâng! Con là người công bình!” Quá dễ. Vì sao không tin được điều đó? Lý do gì chúng ta không tin khi Đức Chúa Trời gửi con trai của Ngài là Chúa Jêsus để rửa hết tội lỗi của chúng ta và gọi chúng ta là công bình? Vậy mà rất nhiều người không tin. Đó là vì Sa-tan tác dụng vào tấm lòng con người. Sa-tan đã chiếm lấy tấm lòng con người và lôi kéo theo hướng không đứng đắn. Chúng ta bị thuộc vào Sa-tan trong thời gian rất lâu và sống trong thế giới không đứng đắn.

 

Sự được xưng công bình khi không có luật pháp

“Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và điều đó kể là công bình cho người.” (Rô-ma 4:3)

Sứ đồ Phao-lô đề cập về Áp-ra-ham là bởi vì thời đó nhiều người tin rằng để trở nên công bình họ phải giữ luật pháp.

‘Chẳng nên có thần lạ khác ngoài ta. Chớ làm hình tượng. Chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi. Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi. Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ nói chứng dối. Ngươi chớ tham.’ Họ tin rằng phải giữ các luật này mới trở nên công bình được.

Nhưng khi Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời thì không có luật pháp. Luật pháp được Môi se nhận trên núi Si-nai, khi các con cháu Áp-ra-ham ra khỏi Ê-díp-tô. Áp-ra-ham đã nhận sự công bình 430 năm trước khi có luật pháp. Thời Gia-cốp, thời Giô-sép cũng không có luật pháp. Vậy, thời đó, họ sống cuộc sống tín ngưỡng thế nào nếu không có luật pháp? Nếu sự công bình chỉ nhận được khi giữ luật pháp thì thời Áp-ra-ham làm sao ai có thể làm gì để nhận sự công bình? Kinh Thánh ghi chép ‘Áp-ra-ham nhận sự công bình bởi đức tin’. Tức là, không có luật pháp, Áp-ra-ham đã trở thành công bình nên trở thành công bình không liên quan tới luật pháp.

Có 2 cách để trở nên công bình. Một là khi Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công bình, ta nhận “vâng, con công bình.” Và trở nên công bình. Hai là giữ hết tất cả các luật pháp để trở nên công bình, nhưng không một người nào trên trái đất đã làm được như vậy.

Việc làm của chúng ta không hề liên quan tới sự cứu rỗi chúng ta đã nhận. Sự cứu rỗi không phải nhận được vì chúng ta làm tốt, trung thành, thành thật, mà cũng không phải không nhận được vì chúng ta xấu, ác và dơ bẩn. Thế nhưng con người hay có long ‘mình không được rồi’ khi họ phạm tội trong khi tin Chúa. Sau khi nhận được sự cứu rỗi, họ sống rất vui vẻ rồi đến một hôm khi hai vợ chồng cãi nhau, Ma-quỷ nói “người nhận được sự cứu rỗi mà còn cãi với vợ/chồng à? Nghe bảo ai đó thì nhận được sự cứu rỗi xong 1 tháng không biết tức giận là gì, chứ thế này thì ngươi chưa nhận được sự cứu rồi.” Nghe xong thì tấm lòng bị lung lay. ‘Liệu mình đã nhận được sự cứu rỗi thật chưa…’ Như câu chuyện 30 đô la vừa rồi, Sa-tan lấy câu chuyện hết sức vô lý đề lừa chúng ta.

“3 người, mỗi người trả 10 đô la, và nhận lại được mỗi người 1 đô la có nghĩa là mỗi người chỉ trả 9 đô la phải không? 3×9=27, là 27 đô la phải không? Sau đó người trực tầng lấy 2 đô la. Vậy, 1 đô la mất ở đâu rồi?”

Nói như thế mọi người đều bị lúng túng. “Hay là rơi ở trong thang máy…” Loài người rất dễ bị lừa. Vì vậy, bất kỳ ai nghĩ mình là người thông minh thì người đó nên biết chính mình là người dễ bị lừa.

Chúa Jêsus đã làm xong sự cứu rỗi cho chúng ta rồi thì việc không tin mới khó chứ làm sao việc tin điều đó lại khó được? Tôi cũng đã từng đi tới Y-sơ-ra-ên. Có lên trên núi calvary, có đến chỗ Chúa Jêsus bị phán xét, có đi trên con đường Chúa vác thập tự giá đi, và chỗ Chúa bị ngã xuống… tôi đã nhìn thấy hết. Việc Chúa Jêsus bị đóng đinh và chết trên cây thập tự cũng được công nhận bởi lịch sử.

Có quyển sách được gọi là ‘Qumran’. Vài chục năm trước, gần Biển Chết có một người chăn chiên đi tìm con chiên bị lạc và gặp được một cái hang. Người chăn chiên sợ không dám vào trong hang, liền chụp lấy cục đá nhỏ quăng vào trong hang thì nghe thấy tiếng vỡ của một vật gì đó. Vào bên trong để xem thì phát hiện một quyển Kinh Thánh nằm ở trong bình gốm vừa bị vỡ do cục đá người đó ném. Đó là sách Đa-ni-ên được viết trên giấy bằng da thú cách đây hàng nghìn năm. Người ta gọi quyển sách này là Qumran, mà sách này giống hệt sách Đa-ni-ên trong Kinh Thánh ngày hôm nay. Trong sách Đa-ni-ên đó được ghi chép như sau.

“Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào….”(Đa-ni-ên 9:24)

Theo như lời tiên tri này Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên cây thập tự và rửa tội lỗi chúng ta đời đời. Trong sách Rô-ma, sứ đồ Phao-lô chép “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta” (Rô-ma 4:25)

Thế nhưng ở hội thánh Ki-Sung Hàn Quốc tuyên truyền rằng tôi là tà giáo “Vì Mục sư O.S.Park cho rằng mình là người công bình”. Nhưng tôi không buồn hoặc tiếc khi tôi bị gọi là tà giáo. Vì nếu tôi là tà giáo thì Chúa Jêsus cũng là tà giáo, sứ đồ Phao-lô cũng là tà giáo…, vì trong Kinh Thánh chép rằng ai cũng là người công bình.

“Con người là tội nhân chứ làm sao mà công bình được! Mục sư Park không đi bằng hai đôi chân trên đất sao? Nếu đi bằng hai chân có nghĩa là phạm tội rồi thì làm sao lại là người công bình được?”

Những câu họ nói ra không thể nói ngoài những suy nghĩ con người. Còn chúng ta thì nói “Tôi không biết. Tôi có phạm tội nhưng Đức Chúa Trời nói tôi là người công bình thì tôi là người công bình, thế thôi.” Nó rất dễ. Không thể không tin được điều này.

Nhưng Sa-tan vẫn lừa chúng ta. Với chuyện vô lý như câu chuyện 30 đô la, đến giây phút này Sa-tan vẫn làm chúng ta lúng túng và bối rối.

 

Cậu mà lên thiên đàng? Vậy thì tôi lên … là cái chắc!

“Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” (Rô-ma 4:4-5)

Chúng ta dễ hiểu nếu gọi người không có tội là công bình, nhưng Đức Chúa Trời xưng người có tội là công bình.

Ở đây có 2 người, một người là người ác đến tận gốc, chuyên chạy ngựa trên vườn ớt, đóng cọc trên quả bí, thấy trẻ con ngồi ỉa thì đẩy nó cho ngồi hẳn, hôn cô gái vác nước … những gì xấu thì anh ta làm hết. Còn một người kia là người quá hiền, hiền đến nỗi cầm tay anh ta để bẻ thì anh ta kêu “ê, đừng, coi chừng gãy bây giờ”, rồi đến lúc gãy tay thì lại kêu “thấy chưa, đã bảo gãy rồi.” Trong hai người này, gọi người hiền là người công bình thì ta hiểu được. “Đúng, người này công bình thật. Rất hiền. Không cần luật cũng sống tốt. Trừ cứt ra thì anh ta chẳng khác gì ông phật.” Nhưng khi gọi người ác kia là người công bình thì ai nấy cũng phản ứng “gì? Người đó mà công bình hả?”

Khi anh em Kim Young Taek, nay sống ở Dae-Jeon, chưa nhận được sự cứu, ở trong tù, lính canh tù trói tay anh em ra đằng sau trong 6 tháng. 6 tháng bị trói tay ở đằng sau như vậy mà ăn cơm, đi vệ sinh…Làm như vậy bình thường họ đều đầu hàng sau vài tuần, nhưng anh em này sau 6 tháng vẫn không chịu đầu hàng nên các lính canh tù chán ngấy và bó tay về anh em. Các tù nhân với án 10 năm, 20 năm, họ muốn sinh hoạt thoải mái trong tù thì phải thắng các lính canh tù và khi họ thắng, thế giới trong tù là của họ.

Sau đó, anh em nhận được sự cứu rỗi và thả về, trước đêm giáng sinh, anh em đang giảng tin lành ở ngoài và gặp được một trong những người từng canh tù của anh em.

“Chào anh!”

“Ơ, Young Taek à?”

“Anh ơi, anh hãy tin Chúa Jêsus đi. Tôi tin Chúa Jêsus và sẽ được lên thiên đàng.”

“Ha ha, cậu mà lên thiên đàng? Vậy thì tôi lên ….. là cái chắc!”

Tại sao người đó nói như vậy? Vì nhìn vào cái thiện của mình thấy mình thiện hơn anh em Kim, anh em Kim mà đi lên thiên đàng thì mình sẽ đi … . Nhưng anh em Kim nói về sự công bình của Chúa Jêsus sống trong 33 năm cho mình.

Chúa Jêsus đưa sự công bình cho anh em Kim Young Taek, và cũng đưa cho cả lính canh tù đó. Lúc này, người nói “Chúa Jêsus đã làm cho mình trở thành người công bình, nên mình là người công bình. Mình không còn tội.” là người tin, còn người nói “Chúa Jêsus đã chết vì mình nhưng làm sao mình dám nói mình là người công bình? Mình phải khiêm tốn mà tự xưng mình là tội nhân chứ.” Là người không tin.

Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.

Chúa không gọi những người hiền lành, không có tội là công bình mà Ngài gọi những người có tội, xấu và ác là người công bình. Thật sự với suy nghĩ của con người chúng ta không hiểu được khi Chúa gọi một người cực ác như (một nhân vật ác trong cổ tích) là “ngươi là người công bình. Ngươi nên thánh. Ngươi sạch.” Nhưng chúng ta nhận được lời nói đó của Đức Chúa Trời khi chúng ta tin Ngài.

Khi Đức Chúa Trời xưng ta là công bình, sự công bình đó là của chúng ta nếu chúng ta nhận sự công bình đó bằng tấm lòng tin Đức Chúa Trời. Không cần phải sống lương thiện để trở nên công bình. Khi nói đến công bình của chúng ta, nó không liên quan tới việc làm của chúng ta mà nói đến sự công bình Chúa Jêsus đã cho chúng ta.

 

Đức tin dễ thế này mà được củng cố

“Ấy vậy, vua Đa-vít cũng tỏ ra cái phước của người mà Đức Chúa Trời kể cho là công bình chẳng bởi việc làm, mà rằng:” (Rô-ma 4:6)

Người này chẳng làm việc gì mà được Đức Chúa Trởi kể cho là công bình. Lý do là gì? Là do Đức Chúa Trời đã làm cho người này được công bình.

Trên bức ảnh khuôn mặt Mona Lisa, nàng không có lông mày. Người ta nói toàn thể phụ nữ Hàn Quốc tập vẽ lông mày trên mặt mình mỗi buổi sáng để một ngày nào đó vẽ lông mày trên mặt Mona Lisa. Luyện tập bao nhiêu như vậy mà vẫn chưa một nhân tài nào xuất hiện mà rằng họ có thể vẽ được lông mày cho nàng.

Các họa sĩ nói rằng vẽ thì dễ nhưng rất khó để nhận được cảm hứng/truyền cảm. Khi họ không nhận được cảm hứng thì họ nằm ốm. Đến khi họ có được cảm hứng, họ thức vài đêm không ăn gì để tập trung vào việc vẽ. Họ đặt bút xuống ngay lập tức khi họ mất đi cảm hứng đó. Họ nói nếu vẽ theo mình muốn trong khi không có sự cảm hứng đó thì sẽ làm hỏng hết cả bức tranh. Đó là vì sao trên trái đất này có bao nhiêu họa sĩ, nhưng không một ai có thể vẽ lông mày cho bức tranh Mona Lisa. Vì không họa sĩ nào nhận được cảm hứng đó.

Tương tự như vậy, nếu con người tự tiện động chạm vào công việc về sự cứu rỗi đã được hoàn thành của Chúa Jêsus Christ, con Đức Chúa Trời, sẽ làm hỏng hết việc. Sự cứu rỗi chỉ được làm bởi Chúa và duy nhất 1 mình Ngài. Tay chúng ta chạm đến công việc Ngài đã làm sẽ làm hỏng hết mọi việc. Chúng ta sẽ gây vấn đề khi muốn thêm vào sự thiện của mình, nỗ lực của mình, sự cố gắng của mình. Chúng ta chỉ cần tin rằng Chúa đã làm xong việc một cách hoàn hảo, khi Ngài nói “ngươi công bình” thì chúng ta cần phải nhận lấy “Ngài nói là con công bình. A-men!”

Ấy vậy, vua Đa-vít cũng tỏ ra cái phước của người mà Đức Chúa Trời kể cho là công bình chẳng bởi việc làm, mà rằng:

Điều sách Rô-ma đoạn 4 nói đến là Áp-ra-ham sống ở trong thời đại không có luật pháp nên đã nhận được sự công bình không liên quan tới luật pháp. Có nghĩa là chúng ta không có việc gì phải làm để nhận lấy sự công bình. Nếu tay chúng ta, nỗ lực và cố gắng của chúng ta chạm đến công việc sự cứu rỗi đã hoàn thành của Chúa thì sự cứu rỗi đó là bị hỏng. Chúa đã làm hoàn thành 100 phần trăm. Chúa đã làm sự cứu rỗi của cả người nghi ngờ sự cứu rỗi. Ngay cả người nói “Tôi chưa nhận được sự cứu rỗi. Tôi là người có tội.” thì Chúa Jêsus vẫn hoàn thành sự cứu rỗi cho người đó. Chỉ là bản thân người đó cảm giác như mình là người có tội. Vì người đó không tin!

Tôi thấy tin dễ hơn không tin rất nhiều.

‘Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi của mình, chính vì vậy mà tội mình đã được rửa sạch hơn tuyết trắng mà làm sao không tin được điều đó?’

Tôi tin. Các anh chị em cũng hãy tin đi.

Ta nên cẩn thận vì Sa-tan liên tục lừa chúng ta như câu chuyện 30 đô la. Những lúc đó, chúng ta không cần biết nhiều.

“Gì thì gì chứ nếu Đức Chúa Trời phán mình là người công bình thì mình là người công bình, đó là đúng. Đức Chúa Trời nói trong Kinh Thánh rằng mình là người công bình, nên mình công bình.”

Tin như vậy mới là đức tin thật. Đó là sự cứu rỗi. Khi Sa-tan với góc nhìn khác, với một khái niệm khác mà lừa mình, làm cho mình cảm giác như trong lòng mình vẫn có tội, và sự cứu không hẳn cứu rỗi hoàn toàn thì hãy nói như sau.

“Mình có thể thiếu thốn, yếu đuối và không có đức tin nhưng một điều chắc chắn rõ ràng là Đức Chúa Trời đã rửa hết tội lỗi của mình!”

Có những lúc chúng ta có đức tin nhưng chúng ta không nói được rõ ràng với người khác. Đó là vì mình chưa rõ ràng. Bất kỳ ai đi chăng nữa, nếu đức tin dễ như thế này mà được củng cố thì sẽ nói được với sự can đảm, và như vậy, sẽ có những người nhận được sự cứu thông qua người đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Luật của Đức Thánh Linh của sự sống

 

Chúa ơi, Ngài cũng hành động lên con người như con sao!

Tôi hạnh phúc nhất là lúc rao giảng tin lành. Tôi hạnh phúc vô cùng khi nhìn thấy một người vui mừng quay trở về sau khi nghe tin lành và nhận được sự tha thứ tội lỗi.

Khi tôi là anh em đào tạo tôi không giỏi việc giảng tin lành. Nghĩ lại, tấm lòng của tôi quá xa với Kinh Thánh nên trong khi giảng tin lành tôi cũng có nhiều suy nghĩ linh tinh. Tôi tưởng tượng mình vui mừng vì người mình đang giảng tin lành cho họ nhận được sự cứu, và với một người khác thì tôi trình bày từ Sáng thế ký đến Khải huyền vì tôi nghĩ ‘mình muốn cho người này biết mình biết Kinh Thánh nhiều đến thế nào.’ Người phải nghe tôi nói tỏ vẻ rất chán câu chuyện của tôi.

Hồi xưa, một trưởng lão ở một hội thánh nào đó làm đại diện cầu nguyện cho buổi nhóm, thì trưởng lão đó cầu nguyện như sau,

“Lạy Đức Chúa Trời, Cha chúng con, A-đam nghe lời Ê-va đã nghịch cùng với ngôi lời của Ngài, xin Ngài đừng để cho chúng con giống A-đam. Ca-in dùng đá giết em trai A-bên của mình, xin Ngài đừng để cho chúng con giống Ca-in…”

Và trưởng lão bắt đầu với A-đam, Ca-in, Nô-ê, Áp-ra-ham… cho đến hết Khải huyền, và “A-men” rồi mở mắt để thấy không còn ai ngồi trong phòng nhóm. Chỉ còn lại mục sư ngồi ở phía sau, mục sư nói “mọi người về hết từ đoạn Áp-ra-ham rồi”.

Tôi cũng muốn thể hiện tôi biết Kinh Thánh nhiều. Lúc đó không một ai tôi giảng tin lành cho họ mà họ nhận sự cứu. Đến một hôm, tôi không thể quên ngày đó. Ngày mà một con người như tôi giảng tin lành mà cũng có người nhận được sự cứu, đó là một ngày vô cùng xúc động, cảm kích, vui mừng và hạnh phúc của tôi.

Sau khi hết khóa đào tạo, tôi thuê một phòng nhỏ trong 1 căn nhà ở Ap-gok-dong, huyện Bong-san, quận Hap-cheon, tỉnh Kyeong-nam, sống tại đó và giảng tin lành. Ở nhà đó có 1 phòng tôi ở, có sàn nhà, có phòng của bà chủ, và nhà phụ. Bà chủ khoảng đầu 40 tuổi, hút thuốc lá rất nhiều. Bà có bệnh, luôn đau ốm, nhưng thú vui duy nhất của bà là hút thuốc lá. Vì là ở quê nên bà không mua thuốc mà phơi khô lá cây thuốc đó, và vò nát nó rồi cuốn nó với giấy báo và đóng lại bằng nước miếng rồi châm lửa mà hút. Theo tôi thấy, bà chủ hút thuốc đến phát ngấy.

Ăn sáng xong, ở nhà chỉ có mỗi tôi và bà chủ ở nhà, tôi vào phòng tôi để đọc Kinh Thánh, còn bà chủ liên tục cuốn thuốc để hút. Một hôm, tôi đang đọc Kinh Thánh trong phòng, nghe thấy tiếng nói chuyện ở ngoài.

“Ừ, mày đến chơi à?”

“Ừ, mày khỏe không?”

Có vẻ như người bạn bà chủ đến thăm. Nghe họ nói chuyện tôi đoán chắc họ không thân với nhau lắm.

“Dạo này mày thế nào? Sao giờ mới tới? Mày đã ăn cơm chưa?”

“Ờ, có người chuyển đến ở phòng bé rồi à?”

Chắc vì thấy trước cửa phòng tôi có một cái nồi bằng nhôm treo ở ngoài, người bạn mới hỏi. Thời đó tôi ăn lúa mì rất nhiều. Đồ ăn được lâu nhất với giá rẻ nhất là lúa mì. Mua một bao lúa mì về thì ăn được hơn 1 tuần. Rửa lúa mì, cho vào trong nồi để đun sôi lên thì lúa mì đó nở ra, mà 1 lần đun sôi không nở hết nên ăn một chút, đến khi lại ăn, châm lửa cho đun thêm nữa thì nó nở hẳn ra và dễ ăn hơn. Không có đồ ăn mặn, chỉ ăn lúa mì nở với muối nên tôi cũng không có gì ngoài nồi bằng nhôm đó.

“Thầy ở một hội thánh đang thuê ở.”

“Thầy hả? Thầy đến bao giờ?”

“Được mấy tháng rồi.”

“Thế có ai đến hội thánh này không? Thầy đó có bảo thầy đến từ đâu không?”

“Bảo đến từ Dae-gu”

Tất nhiên tai tôi rất thính khi nghe người ta nói chuyện về tôi. Tôi cũng đoán người bạn đó hỏi về tôi cụ thể vì người đó cũng là một người đi hội thánh nên tôi cầm quyển Kinh Thánh và bước ra ngoài phòng.

“Xin chào bác?”

Người đó giật mình.

“Vâng, chào thầy.”

“Bác có đi hội thánh không ạ?”

“Không, tôi không đi.”

Bác đó có đi hội thánh, nhưng mình nghèo quá, nếu nói là mình đi hội thánh, bác sợ che mất sự vinh hiển của Chúa nên bác nói không đi.

Tôi ngồi với bác đó, nói về Chúa Jêsus đến trong lòng tôi như thế nào. Bác đó nhận sự cứu rỗi ngay tại chỗ hôm đó. Bác rất vui mừng khi nhận được sự cứu, làm cho tôi cũng mừng theo, tôi không thể tả nổi cái mừng đó bằng lời.

Họ của bác là Son. Xã Gwonbin đó là làng của nhà họ Son sinh sống. Chồng bác là người mù hai đôi mắt, bác nuôi 4 đứa con sống rất khổ. Bác kiếm sống bằng đi các nơi bán cá cơm, lá Kim, rong biển và các đồ khác, và thỉnh thoảng mang về lúa đại mạch. Lúc bác nhận sự cứu, tôi mới hơn hai mươi, còn bác thì hơn bốn mươi tuổi, chúng tôi yêu thương nhau đến nỗi người ta có thể hiểu lầm chúng tôi yêu nhau. 70 phần trăm nội dung cầu nguyện của tôi là về chị em đó. Sau khi chị em đi bán hàng về, buổi tối chị em đến nhà tôi để học Kinh Thánh. Sau khi học Kinh Thánh xong, chị em đi bộ về một mình trong bóng tối qua các con đường núi. Sáng hôm sau, chị em nấu cơm để nhà và nấu canh Dwen-jang (tương đỗ Hàn Quốc) trong ấm đun nước nhỏ và chạy đến nhà tôi. Đặt ấm canh xuống sàn và trước khi đi, có những lúc chị em kể ‘tối qua trên đường về tôi khổ không biết làm gì vì gặp con cáo’. Sau khi nhận được sự cứu rỗi, bác đó thay đổi rất nhiều.

Sau đó, tôi truyền giảng cho nhiều người về việc Chúa Jêsus giáng tới trong lòng tôi thế nào, khi tôi giảng ngôi lời, tôi thấy rất kì lạ vì Chúa ở cùng tôi và thay đổi tấm lòng của những người nghe. ‘Chúa ơi, Ngài cũng hành động lên một con người như con sao!’ Tôi thấy khó tin. ‘Làm sao người ta có thể nghe những gì từ con người như mình mà lại nhận được sự cứu?’ Tôi chỉ thấy rất kì lạ và kì diệu.

 

Trờ thành một với Chúa Jêsus như thế nào?

“Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ;” (Rô-ma 8:1)

Sách Rô-ma đoạn 8 bắt đầu bằng câu này. Kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ, làm thế nào chúng ta ở trong Chúa Jêsus được? Chúa Jêsus phán trong sách Giăng là các ngươi ở trong ta, và ta ở trong các ngươi; nói về mối quan hệ giữa Chúa Jêsus và chúng ta trở thành một, vậy, làm sao Chúa Jêsus ở trong chúng ta được? Dạo này có những nhà thờ/hội thánh tổ chức cầu nguyện tiếp nhận.

“Hỡi Chúa Jêsus, Ngài hãy vào trong lòng con. Ngài hãy rửa tội lỗi con đi và làm chủ đời con. Nhân danh Chúa Jêsus con cầu nguyện. A-men.”

Họ cầu nguyện như vậy rồi tin rằng Chúa Jêsus vào trong lòng mình rồi. Đáng tiếc là Chúa Jêsus không phải được tiếp nhận trong lòng bằng cách đó. Vậy thì phải làm thế nào?

Khi A-đam và Ê-va phạm tội, con rắn nói với Ê-va rằng “hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.” Nó nói ‘Ăn trái cây biết điều thiện và điều ác không bao giờ chết đâu. Có biết tại sao Đức Chúa Trời nói ăn trái cây đó là chết không? Vì nếu các ngươi hái và ăn trái cây đó, mắt các ngươi sẽ sáng ra giống Đức Chúa Trời nên Chúa không muốn cho các ngươi ăn, Chúa muốn tự mình làm Chúa nên mới nói thế đó.’ Lời nói đó hành động trong lòng người nữ và khiến người nữ hái trái cây để ăn. Nói dễ hiểu hơn, việc người nữ này làm chỉ là tiếp nhận 1 lời nói của con rắn. Trông như việc đó chẳng có gì to tát, nhưng việc tiếp nhận lời nói đó khiến người nữ trở nên cùng lòng với Sa-tan.

Giống như Ê-va tiếp nhận lời nói của con rắn và trở nên 1 cùng với Sa-tan và phải chịu sự rủa xả và đau đớn mà Sa-tan đã nhận, nếu chúng ta tiếp nhận ngôi lời của Chúa, tấm lòng chúng ta sẽ thành 1 và hưởng thụ được ơn phước của trời.

Có lần Chúa Jêsus phán với người đau bại.

“Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi.”

Với suy nghĩ và tấm lòng của mình, người bại không thể đứng dậy, vác giường mình mà đi. Tấm lòng của người bại này nghĩ ‘Bệnh của mình đã lâu năm, mình không thể đi được. Mình không cử động được.’ nên với tấm lòng của người này thì không thể đứng dậy mà đi được. Nhưng Chúa Jêsus phán.

“Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi.”

Hôm đó, người bại có sự băn khoăn trong tấm lòng. Liệu mình nên làm theo tấm lòng mình nghĩ, hay nên nghe theo tấm lòng Chúa Jêsus. Mình sẽ tin suy nghĩ của mình là không đứng dậy và đi được, hay mình sẽ nhận suy nghĩ của Chúa Jêsus là có thể đứng dậy vác giường mình và đi bằng đức tin. Người bại chỉ tiếp nhận ngôi lời Chúa Jêsus. Công việc người bị bại làm chỉ có thế.

Từ đó, sự kì diệu xảy ra. Ngôi lời của Chúa Jêsus ‘hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi’ không phải là lời nói mà là tấm lòng của Ngài. Chúa Jêsus muốn người bị bại đứng dậy và đi. Tấm lòng đó của Chúa và tấm lòng của người bị bệnh ‘Ngài phán đứng dậy, vác giường và đi thì mình sẽ đứng dậy, vác giường mình và đi thôi.’ đã trở nên một. Điện được truyền khi dây điện được kết nối, và tấm lòng trở nên một khi chung một suy nghĩ trong lòng. Khi tấm lòng trở nên một cùng Chúa Jêsus, từ lúc đó, năng lực của Chúa Jêsus được sống và hành động trong người đó.

Đầu năm 1980, nhiều người nhận được sự cứu thông qua nhóm truyền giảng tại làng phong. Sau đó, tôi thường xuyên tới làng phong để học Kinh Thánh với các mục sư trong làng, các mục sư bị phong cũng đến nhà tôi để học Kinh Thánh. Có một lần, vào mùa hè, các mục sư bệnh phong bảo tôi đi cùng với họ nên tôi đi cùng. Họ dẫn tôi đến nhà cầu nguyện ở trên con núi Mil-yang đang tổ chức nhóm truyền giảng, và hôm đó là ngày đầu tiên.

Nhóm truyền giảng đã được bắt đầu, mục sư thuyết trình lên bục giảng và phát biểu “Tôi nghĩ Đức Chúa Trời sẽ vui lòng nếu tối hôm nay mục sư O.S. Park lên giảng thay vì là tôi.” Và mời tôi lên giảng cho họ. Tôi lên bục giảng ngôi lời không hề có sự chuẩn bị. Gần khi kết thúc bài giảng, mục sư cao niên của hội thánh đó – một mục sư khá cao tuổi gọi là mục sư Oh – bước vào và rất ngạc nhiên. Nhìn thấy một người chưa từng gặp ở đâu đang giảng trên bục giảng của hội thánh mình mà không đeo cà-vạt. Vì là mùa hè nên trời nóng bức, và hơn nữa, tôi không ngờ sẽ phải đứng trên bục giảng để giảng ngôi lời nên tôi không đeo cà-vạt. Tuy nhiên, hội thánh đó thuộc giáo đoàn chủ nghĩa bảo thủ nên họ rất nhạy cảm về chủ đề này. Kết thúc bài giảng, tôi bước vào trong phòng thì mục sư cao niên Oh bước vào theo tôi.

“Tại sao anh giảng mà không đeo cà-vạt?”  

Tôi giải thích tình huống nhưng mục sư vẫn cứ hỏi gặng. Tôi không làm gì được hơn nên đã tránh ra chỗ khác.

Sáng hôm sau, tôi đeo cà-vạt đề phòng trường hợp họ mời tôi lên giảng tiếp. Mục sư thuyết trình thứ hai cũng lên và nói ‘sáng nay tôi cũng muốn mời mục sư OS Park lên và giảng cho chúng ta’. Trong suốt một tuần, tôi trở thành mục sư thuyết trình và giảng ngôi lời. Mục sư Oh đang nghe ngôi lời thì ông chạy xuống vội vàng. Dưới núi, mục sư có hội thánh của mình tại đó và mục sư đã gọi hết các tín đồ của mình. Mục sư nói rằng “Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang hành động tại nơi này”. Tại nhóm truyền giảng lần đó, rất nhiều mục sư và trưởng lão nhận được sự cứu.

Sự kiện đó xảy ra không phải do mục sư OS Park là người giảng. Bất kể ai trở thành một với Đấng Christ, những điều kì diệu xảy ra thông qua Chúa Jêsus cũng tương tự xảy ra thông qua người đó. Để Chúa Jêsus hành động qua chúng ta, Ngài không cần chúng ta phải giỏi, trung thành, và lương thiện. Chỉ cần chúng ta trở nên 1 cùng với Ngài.

 

Thoát khỏi thân thể chết để liên kết với thân thể mới

Thận của mục sư Choi Jeon Eun ở Tacoma, Mỹ, bị hỏng hết do huyết áp cao. Vai trò của thận là trong khi máu đi qua thận, thận sẽ lọc các chất hư trong máu để truyền qua bàng quang, và các chất hư đó sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Nhưng thận của mục sư Choi bị cứng lại và không thể lọc được máu. Khi người bình thường uống nước, nước sẽ vào trong máu, đi xuyên qua thận và thận sẽ lọc các chất hư để truyền qua bàng quang rồi được thải ra đường tiều, nhưng thận của mục sư không làm được việc nên khi mục sư uống nước, cơ thể mục su bị phồng lên.

Đối với những người với thận hỏng như vậy, họ đến bệnh viện để lọc nhân tạo các chất trong máu. Mỗi lần làm như thế rất mệt và khó chịu. Mục sư Choi cũng không muốn sống như vậy mãi nên đăng ký cấy ghép thận. Và không bao lâu sau, có người trong khu đó đã tử vong do tai nạn giao thông. Ở bên Mỹ khi cấp bằng lái xe ô-tô, họ cấp cùng với một tem dán nhỏ với câu ‘Hãy dán tem này trên bằng lái nếu quý vị muốn hiến nội tạng sau khi tử vong.’ Vì vậy, khi có trường hợp tai nạn giao thông và phát sinh người chết, cảnh sát giao thông kiểm tra bằng lái của nạn nhân. Ở khu vực mục sư Choi sống có nạn nhân tai nạn giao thông với tem hiến nội tạng nên bác sĩ cấy thận của người này, kiểm tra danh sách những người muốn được cấy ghép với các điều kiện, họ tìm được mục sư Choi là phù hợp nhất trong 150,000 người trong danh sách.

Bệnh viện gọi điện cho mục sư Choi.

“A-lô, số này có phải của nhà ông Choi Jeon Eun không?”

“Vâng, đúng.”

“Hiện giờ ông đang ở đâu?”

“Tôi đang ở L.A”

“Vậy thì không được rồi.”

“Cho tôi hỏi chuyện gì được không?”

“Chúng tôi gọi điện từ bệnh viện, có thận để cấy ghép và điều kiện của ông phù hợp nhất nhưng nếu ông đang ở L.A thì không được rồi.”

“Không, một tiếng bằng máy bay là tôi tới ngay.”

Lúc đó mục sư Choi đang ở San Jose, gần L.A, dự nhóm truyền giảng. Sau khi nhận được liên lạc đó, mục sư vội vàng ra sân bay để trở về Tacoma được cấy ghép thận. Các bác sĩ lấy thận ra khỏi người bị tai nạn, chuyển qua vào cơ thể mục sư Choi và khâu từng chỉ một với các mạch máu để liên kết chúng.

Thận đó là thận chết nếu nó nằm trong cơ thể nạn nhân tai nạn, nhưng nó đã được gỡ ra vào ghép vào trong cơ thể mục sư Choi nên đến bây giờ vẫn sống và làm việc. Tương tự như vậy, tấm lòng của chúng ta là một tấm lòng phải bị rủa xả, hủy diệt vì nó quá dơ bẩn, ác độc, nhưng tấm lòng đó khác đi khi được liên kết vào tấm lòng của Chúa Jêsus.

Khi cấy ghép thận, người ta phải khâu từng chỉ một với các mạch máu trong cơ thể, nhưng cấy ghép tấm lòng không thể làm được với kim chỉ, không thể khâu lại được. Vậy, tấm lòng được liên kết như thế nào? Khi hai tấm lòng giống nhau thì sẽ được ghép làm một. Vì thế nên khi Chúa Jêsus phán với người bại “hãy vác giường ngươi và đi”, tấm lòng ‘mình sẽ đứng dậy và đi theo lời phán của Chúa Jêsus’ và đứng dậy theo ngôi lời, lúc đó tấm lòng trở nên một. Với tấm lòng của người bại thì không thể nào đứng lên và đi. Nhưng Chúa Jêsus phán hãy đứng dậy, vác giường mà đi. Đó không phải là tấm lòng của mình mà là tấm lòng của Chúa Jêsus. Khi người bại nhận lấy ngôi lời đó, tấm lòng của người bại và Chúa Jêsus trở nên một và điều kì diệu đã xảy ra.

Khi Ê-va nói chuyện với con rắn, rắn nói “hai ngươi chẳng chết đâu; nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác.” Từ khi Ê-va nhận lời nói của rắn, Ê-va trở nên một cùng với con rắn và trở thành người thuộc về Sa-tan. Ngược lại, bây giờ chúng ta nhận ngôi lời của Đức Chúa Trời vào trong lòng thì chúng ta trở nên một cùng với Đức Chúa Trời.

“Vả, đối với kẻ nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể như là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình.” (Rô-ma 4:4-5)

Chúng ta nghĩ mình là người có tội vì chắc chắn mình đã phạm tội. Nhưng Đức Chúa Trời thì xưng chúng ta rằng “ngươi, ngươi là người công bình”. Đó là vì Chúa Jêsus đã rửa tội lỗi của chúng ta. Tôi không thể nói tôi là người công bình với tấm lòng của tôi, nhưng khi nhận lấy tấm lòng của Đức Chúa Trời mà phán với tôi rằng tôi công bình thì tôi cũng có thể nói tôi là người công bình. Vì đó là tấm lòng của Đức Chúa Trời.

Điều mà tôi cảm nhận khi đọc Kinh Thánh, nếu tôi không bẻ tấm lòng của tôi, tôi sẽ không thể nào hiệp một lòng với lòng của Chúa Jêsus được. Rõ ràng mình vừa đổ nước vào trong bình, giờ Chúa lại sai hãy mang rượu đến cho người coi tiệc, thật là vô lý làm sao.

“Làm sao cái này mà là rượu? Đây là nước. Chúng tôi không được múc nước cho họ. Mang cái này đi là chúng tôi sẽ bị chủ đánh cho. Thứ mà chúng tôi cần bây giờ là rượu nho! Chúa đùa với ai vậy?”

Đây là tấm lòng thật của các đầy tớ.

“Bây giờ hãy múc đi, đem cho kẻ coi tiệc.”

Còn đây là tấm lòng của Ngài.

Điều quan trọng cần biết là các đầy tớ sống bằng tấm lòng của mình hay tấm lòng của Chúa Jêsus. Sống bằng lòng mình, họ không thể múc nước đem cho kẻ coi tiệc, nhưng sống bằng tấm lòng của Chúa Jêsus, họ có thể múc và đem cho kẻ coi tiệc rất dễ. Sống bằng lòng mình thì khi người bại nghe “đứng dậy và đi”, người này chỉ có thể nói “Tôi không thể! Làm sao mà tôi đi được. Tôi không đi được!”, nhưng nếu sống bằng lòng của Chúa Jêsus, người này sẽ làm được dễ dàng.

Nguyên lý này giống nhau. Nhìn bằng lòng của mình, mình là con người phạm tội hằng ngày thì sao có thể là người công bình? Người có tội mới đúng. Đó là lòng của mình. Ngày nay, có rất nhiều người đi hội thánh nhưng không nhận tấm lòng Chúa Jêsus, họ sống bằng lòng của mình và suy nghĩ của mình. Vì mình phạm tội nên việc mình nghĩ mình là tội nhân là chuyện đương nhiên. Với lòng của mình, mình chỉ có thể là tội nhân đến hết đời. Nhưng ngôi lời của Chúa Jêsus xưng chúng ta là công bình.

“Ta lấy huyết của ta đổ trên thập tự giá để rửa hết tất cả tội lỗi của ngươi rồi. Ngươi công bình! Ngươi không còn tội nữa!”

Đây là tấm lòng Chúa Jêsus. Chúa muốn truyền những gì trong lòng Ngài qua cho chúng ta mà chúng ta không nhận lấy điều đó thì đó không phải là tin Chúa Jêsus.

 

Cơ đốc nhân từ chối Đức Chúa Trời

Không bao lâu trước, chúng tôi đi tổ chức nhóm truyền giảng ở Châu Phi và có sự việc là cả đoàn đi cùng bị mất hộ chiếu. Chúng tôi sử dụng hội thánh làm chỗ ở và nhóm tại một địa điểm khác, trong giờ nhóm, có người vào trong hội thánh lấy trộm hết tất cả hộ chiếu cùng với đồ đạc. Sáng hôm sau, tôi nghe thấy tiếng ồn ào ở ngoài nên tôi ra để xem có chuyện gì, người ta bắt lấy một thanh niên trước đây từng đến hội thánh và hàng xóm đang đánh thanh niên đó kêu là cướp đồ. Ở bên Châu Phi, khi bắt được một người ăn cướp, họ đánh đập đến khi người này chết cũng không ai nói gì. Có những trường hợp người ta chôn sống những người đó.

Tôi cản những người đang đánh thanh niên này và hỏi “cháu lấy đồ hả?” thì trả lời là không. Tôi quay lại hỏi giáo sĩ nơi đó chuyện gì xảy ra nếu chúng ta để cho họ đánh tiếp, thì giáo sĩ nói rằng có thể họ sẽ đánh chết cậu bé. Báo cảnh sát thì họ cũng sẽ đánh cho đến chết. Cuối cùng tôi đưa thanh niên này vào hội thánh. Tôi đang đi giảng tin lành, kể cả có ăn cắp thì tôi nghĩ cũng phải tha mạng cho thanh niên này.

“Maxwell, cháu hãy nói thật là cháu đã ăn trộm đồ đi. Tôi hứa, tôi sẽ bảo vệ cháu.”

“Đức Chúa Trời biết hết mọi thứ. Cháu không làm chuyện đó.”

Thanh niên đó biết rằng tôi sẽ không đánh. Nhưng không biết rằng tôi đang định ban sự tha thứ. Đến khi ra về, thanh niên không chịu nhận lấy lời nói của tôi. Trong những đồ mình ăn cắp được, thanh niên mang theo một số vật và vô tình làm rơi giữa đường, và ngoài ra cũng có nhiều bằng chứng rõ ràng nhưng vẫn từ chối rằng không phải mình. Một lát sau, thanh niên này nói mình sẽ đi tìm các hộ chiếu đã bị mất nên tôi cho đi cùng với 4 anh em người Châu Phi nhưng cuối cùng thanh niên đã đánh lạc hướng cả 4 người rồi chạy mất. Tôi thấy thà như vậy nhẹ nhõm hơn là bị người ta đánh đến chết. Thanh niên đó chỉ biết tin trí tuệ của mình chứ không thể tin tấm lòng của tôi.

Sau khi Ê-va hái ăn trái cây biết điều thiện và điều ác, loài người sống với trí tuệ của từng cá nhân mình. Không có trí tuệ đó thì có thể chấp nhận ngôi lời của Chúa mà sống, nhưng vì ai cũng có những kế hoạch mình làm với trí tuệ của mình nên không nhận lấy ngôi lời của Chúa.

Điều đáng sợ là con người vẫn khăng khăng định ninh rằng mình là người có tội trong khi Đức Chúa Trời xưng là công bình. Chúa Jêsus nói “Ta đã rửa tội ngươi hết rồi! Tấm lòng ngươi trắng hơn tuyết! Sạch rồi! Ngươi công bình!” nhưng con người không chịu nhận lấy ngôi lời đó. Chúa Jêsus tha thiết nói cho chúng ta biết Ngài đã lấy hết tội lỗi chúng ta đi bằng huyết Ngài đổ trên cây thập tự, nhưng vì không nhận được lời nói đó vào trong lòng nên cứ cho rằng “tôi là tội nhân” theo lòng mình. Họ không trở nên một với Chúa. Mà trong khi đó họ siêng năng đi hội thánh, cố gắng giữ 10 điều răn, giữ các ngày Chủ Nhật, dâng hiến 1/10, và mỗi khi phạm tội họ cầu nguyện hối cải. Vì người này không chung một lòng với Chúa Jêsus, do đó người này không nhận được bất cứ gì từ Chúa Jêsus.

 

Chúa Jêsus là Chúa Jêsus, tôi là tôi?

“Cho nên hiện nay chằng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ;” (Rô-ma 8:1)

Ở trong Đức Chúa Jêsus, tức là chúng ta nhận lấy tấm lòng của Chúa và ở trong Ngài. Chúng ta nhận tấm lòng của Chúa Jêsus thì chúng ta trở nên một lòng với Chúa.

Khi tôi giảng tin lành, người ta hỏi tôi câu này.

“Mục sư à, tôi đã nhận được sự cứu bởi huyết Chúa Jêsus. Nhưng sau đó phạm tội thì là thế nào ạ?”

Tấm lòng bất an đó phát sinh do quan niệm ‘Chúa Jêsus là Chúa Jêsus, tôi là tôi’. Nếu mình là một với Chúa Jêsus, Chúa Jêsus và mình như nhau, thì Chúa Jêsus nên thánh thì mình cũng nên thánh, Chúa Jêsus công bình thì mình cũng công bình. Nếu chúng ta ở trong Chúa, một lòng với Chúa mà nói là mình có tội không khác gì nói Chúa Jêsus có tội. Ví dụ, cả người tôi sạch nhưng tay tôi bẩn thì đó là tôi bẩn.

Khi chúng ta có lòng ‘Chúa Jêsus đã tha tội lỗi cho mình rồi. Tội của mình được rửa trắng hơn tuyết’, đó không phải là lòng của chúng ta mà là tấm lòng của Chúa Jêsus. Vì chúng ta luôn phạm tội nên tấm lòng của chúng ta là chúng ta nói ta là tội nhân. Tấm lòng đó của chúng ta đã bị bỏ và tấm lòng của Chúa Jêsus đã vào trong chúng ta. Vì vậy, khi nói chẳng có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ không có nghĩa là chúng ta không phạm tội và làm những việc tốt. Từ lúc chúng ta tin rằng tội lỗi của chúng ta đã được rửa sạch, chúng ta và Đức Chúa Jêsus Christ trở nên một. Đó là vì sao ở Rô-ma đoạn 8 chép:

“Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời:” (câu 33)

“Ai sẽ lên án họ ư?” (câu 34)

“Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ?” (câu 35)

Kinh Thánh hỏi. Ai sẽ kiện? Ai sẽ lên án họ? Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Chúng ta đã trở nên một bởi đức tin về ngôi lời ‘huyết của Chúa Jêsus đã đổ trên thập tự giá đã tha tội cho ta’ của Đức Chúa Trời. Giờ nay, Chúa Jêsus và chúng ta là một nên không ai có thể phân rẽ chúng ta thành hai. Ai sẽ kiện? Ai sẽ lên án họ? Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Không ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ ở trong Đức Chúa Trời.

Khi tôi đi truyền giảng, tôi hay chia các quyển sách trong Kinh Thánh thành những phần nhỏ và kẹp vào trong quyển vở của tôi. Nếu tôi giảng về sách Rô-ma, tôi sẽ mang kèm theo các sách từ Công vụ các sứ đồ đến Cô-rinh-tô II. Vì bộ phận Kinh Thánh này được kẹp trong vở của tôi nên nếu tôi mang vở đó đi Gwang-Ju thì Kinh Thánh đó cũng đi Gwang-Ju. Tôi cho quyển vở vào trong cặp thì Kinh Thánh này cũng vào trong cặp, tôi làm rơi quyển vở ở sông Hàn thì Kinh Thánh này cũng sẽ bị rơi trong sông Hàn. Tôi đóng đinh quyển vở thì thế nào? Kinh Thánh này cũng bị đóng đinh theo. Bộ phận Kinh Thánh này có thể được rời khỏi quyển vở, nhưng chúng ta vào trong Chúa không thể bị rời. Chúa đã dùng Đức Thánh Linh đóng dấu để không ai lấy ra được.

Bây giờ Đức Chúa Jêsus Christ và chúng ta là một và chúng ta và Chúa Jêsus là một bộ phận của nhau, nên nếu định tội tôi có nghĩa là định tội Chúa Jêsus. Vì thế nên đối với những người ở trong Chúa Jêsus không có sự định tội trong mọi trường hợp. Nhưng chúng ta quên đi sự thật là một với Chúa Jêsus, và lấy quan niệm Chúa Jêsus là Chúa Jêsus, mình là mình thì khi mình phạm tội, mình cho rằng đó là do mình phải chịu trách nhiệm. Nhưng trên thực tế, mặc dù mình là người phạm tội nhưng vì mình là một với Chúa Jêsus nên việc đó là vấn đề của Chúa Jêsus và Chúa Jêsus phải giải quyết nó. Chính vì thế nên đối với những kẻ ở trong Đấng Christ không hề có sự đoán phạt nào.

 

Luật pháp của Thánh Linh sự sống

“Vì luật pháp của Thánh Linh sự sống đã nhờ Đức Chúa Jêsus Christ buông tha tôi khỏi luật pháp của sự tội và sự chết.” (Rô-ma 8:2)

Ở đây nói đến ‘luật pháp của Thánh Linh sự sống’ và ‘luật pháp của sự tội và sự chết’. Luật pháp của Thánh Linh sự sống nói về tấm lòng trở nên một với Chúa Jêsus.

Tôi thường kể chuyện này. Đây là chuyện không bao lâu trước đây, khi tôi ở bên Mỹ, tôi được mời đến một đài truyền hình ở L.A để trò chuyện và cũng có kể, là câu trả lời cho câu hỏi ‘Tín ngưỡng thật là gì’ của phóng viên.

“Nếu người mẹ sinh con ra và Đức Chúa Trời cho luật ‘hãy yêu con mình’ mà không cho tấm lòng để yêu thì người con đó có thể lớn lên hạnh phúc không? Không thể nào. Đức Chúa Trời không cho luật phải yêu con mình với người mẹ, Ngài chỉ cho tấm lòng để yêu.”

Thế giới tín ngưỡng cũng vậy. Có những người sống cuộc sống tín ngưỡng theo 10 điều răn, theo luật pháp, và có những người sống cuộc sống tin ngưỡng theo tấm lòng. Luật pháp cho chúng ta các luật chớ giết người, chớ phạm tội tà dâm, chớ trộm cướp, chớ làm chứng dối, còn luật pháp của Thánh Linh thì Thánh Linh vào trong lòng chúng ta và cho chúng ta tấm lòng không muốn giết người. Tấm lòng không muốn giết người và tấm lòng muốn giết người nhưng cố gắng không giết người để giữ luật pháp là hai lòng hoàn toàn khác nhau. Nếu trong lòng chúng ta có luật của tấm lòng không muốn giết người, không muốn phạm tội tà dâm, không muốn trộm cướp, không muốn nói dối thì có thể làm Đức Chúa Trời đẹp lòng, nhưng nếu trong tấm lòng chúng ta không có luật của tấm lòng đó mà chỉ có chớ giết người, chớ phạm tội tà dâm, chớ trộm cướp thì chúng ta chỉ có thể phạm tội.

Luật pháp của Thánh Linh sự sống là khi luật pháp khi tấm lòng Chúa Jêsus trào ra sau khi tấm lòng Chúa Jêsus vào trong tấm lòng chúng ta. Trong tấm lòng Chúa Jêsus không có sự ghen ghét, không có sự dối trá, không có sự tham vọng nên những người với tấm lòng Chúa Jêsus sống trong sáng và minh bạch. Chỉ đối với những người không có tấm lòng đó của Chúa Jêsus phải sống bị lôi kéo bởi luật pháp. Những người không có pháp luật của Thánh Linh sự sống trong lòng họ, nói cách khác là những người không sống bằng tấm lòng của Chúa, không nhận lấy tấm lòng của Ngài mà sống theo tấm lòng của mình thì tấm lòng họ ác và dơ bẩn nên họ cần luật pháp. Nhưng đối với những người sống với tấm lòng của Chúa Jêsus, những người ở dưới luật pháp của Thánh Linh sự sống thì bảo họ đừng trộm cướp, họ cũng không trộm cướp mà bảo họ hãy trộm cướp thì họ cũng không trộm cướp. Bởi vì trong tấm lòng Chúa Jêsus không có tấm lòng như vậy. Vì thế nên đối với những người nhận được sự tha thứ tội lỗi và nhận tấm lòng của Chúa Jêsus vào trong lòng họ, họ không cần cố gắng để không phạm tội thì tấm lòng họ cũng dần dần xa cách tội lỗi.

 

Hãy sống với tấm lòng của Chúa Jêsus

Điều quan trọng là chúng ta có 2 tấm lòng. Một là tấm lòng sống theo suy nghĩ của mình từ sự bất tin mà A-đam và Ê-va nhận từ con rắn, kết quả của nó là sự hủy diệt. Hai là tấm lòng Chúa Jêsus.

Trong 66 quyển sách trong Kinh Thánh thể hiện rất chi tiết về tấm lòng Chúa Jêsus.

“Hãy đứng dậy, vác giường ngươi và đi.”

Ngôi lời này không hợp với tấm lòng của mình nhưng hợp với tấm lòng của Chúa Jêsus.

“Ta đã xóa sự phạm tội ngươi như mây đậm, và tội lỗi ngươi như đám mây. Hãy trở lại cùng ta, vì ta đã chuộc ngươi.” (Ê-sai 44:22)

Tôi trông như một tội nhân và có rất nhiều tội, nhưng khi Đức Chúa Trời phán không có tội thì ta sẽ sống theo tấm lòng nào? Sống theo tấm lòng Đức Chúa Trời thì chúng ta cùng một lòng với Ngài. Như vậy, lòng của Đức Chúa Trời có tác động trong chúng ta và có luật pháp của Thánh Linh sự sống nên chúng ta không cần cố gắng để không phạm tội thì cũng rất kì diệu thay, chúng ta cảm thấy ghét tội.

“Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy!” (Rô-ma 8:33)

Ở đây thể hiện rõ tấm lòng Đức Chúa Trời.

“Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy!”

Đức Chúa Trời xưng chúng ta là công bình. Vì tội chúng ta đã được rửa sạch hết bởi huyết Chúa Jêsus. Trong lòng mình, mình là một tội nhân rất bẩn, nhưng Đức Chúa Trời nhìn chúng ta là công bình. Chúng ta sẽ theo tấm lòng nào?

Người bại thấy mình không thể đứng để đi được nhưng Chúa Jêsus thì lại phán rằng hãy đứng dậy, vác giường mình mà đi; mười người bị bệnh phong thấy mình chỉ là người bị bệnh phong dơ bẩn, nhưng Chúa Jêsus thì lại phán hãy cho các thầy tế lễ xem thân thể mình vì họ đã khỏi bệnh. Mỗi khi nhận tấm lòng đó của Chúa Jêsus, chúng ta nhìn thấy được hành động kì lạ của Đức Chúa Trời.

“Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có,” (Phi-líp 2:5)

Bây giờ đừng dại dột và ngu dại sống theo suy nghĩ của mình mà hãy sống theo tấm lòng Chúa Jêsus ở trong Kinh Thánh và sống với tấm lòng của Ngài. Chúa Jêsus và chúng ta là một khi chúng ta sống với tấm lòng của Ngài, và không ai có thể phân rẽ chúng ta khỏi Chúa Jêsus.

Comments are closed.